TQ phản đối chiến hạm Mỹ vào sát quần đảo Hoàng Sa

12 Tháng Mười 20178:19 CH(Xem: 9964)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  SÁU 13  OCT  2017


TQ phản đối tàu Mỹ vào sát quần đảo Hoàng Sa


image013Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Khu trục hạm USS Chafee từng cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hồi 4/2012


Trung Quốc hôm thứ Tư nói họ đã chính thức phản đối Hoa Kỳ sau khi một tàu chiến Mỹ tới gần quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông.


Tàu khu trục Chafee hôm thứ Ba đi vào vùng nước gần với Quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.


Bắc Kinh đã ngay lập tức cử các tàu hải quân và chiến đấu cơ tới cảnh báo, yêu cầu tàu Mỹ phải rút đi, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường lệ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


"Hành động của chiếc tàu Mỹ đã vi phạm pháp luật Trung Quốc và luật pháp quốc tế, làm tổn hại tới chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc," bà Hoa nói.


"Trung Quốc cương quyết phản đối điều đó," bà Hoa dùng những từ ngữ ngoại giao chính thức để nói về việc này.


Nếu như tin này được Hoa Kỳ xác nhận thì đây sẽ là hoạt động "tự do đi lại" thứ tư (FONOP) của hải quân Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, từ tháng Giêng cho tới nay.


Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói mọi hoạt động đều được tiến hành phù hợp với luật quốc tế và "thể hiện rằng Hoa Kỳ sẽ bay phía trên, đi lại trên biển, và triển khai ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép", nhưng từ chối xác nhận.


"Chúng tôi đang tiếp tục các hoạt động FONOPS thường lệ, chúng tôi đã thường xuyên làm vậy và sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai," Trung tá Chris Logan nói trong một tuyên bố.


image014

Image caption Hồi tháng 8/2017, một tàu khu trục Mỹ áp sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Vành khăn


Tuy nhiên, Reuters tường thuật là có ba quan chức quân sự Hoa Kỳ nói với họ về sự kiện xảy ra hôm thứ Ba.


Khác với sự kiện hồi tháng 8, khi khu trục hạm USS John S McCain tiến vào phạm vi cách Mischief Reef (Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn) 12 hải l‎í, nơi Trung Quốc đã bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông, lần này, các quan chức nói với Reuters rằng tàu Chafee không vào gần Hoàng Sa tới mức đó.


Biển Đông là khu vực mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền từng phần, chồng lấn với Trung Quốc.


Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc xây dựng, bồi đắp nhân tạo tại các bãi ngầm ở vùng biển có tranh chấp, và quân sự hóa các điểm này.


Việc tiến hành hoạt động tự do đi lại là nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, dẫu cho chính quyền ông Trump vẫn đang muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân và thử tên lửa của Bắc Hàn.


Tháng 11, ông Trump sẽ có chuyến công du châu Á đầu tiên trong cương vị tổng thống. Theo lịch trình, ông sẽ tới Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc, và có thể ghé qua Việt Nam dự Hội nghị APEC./ (BBC 11/10/ 2017)
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10995)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12317)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10777)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12324)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11038)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11070)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?