Trung Quốc-ASEAN xem xét Bộ quy tắc CUES trên biển

03 Tháng Ba 20167:08 CH(Xem: 12019)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 04 MAR  2016

Trung Quốc-ASEAN xem xét Bộ quy tắc CUES trên biển

image041
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam, tháng 5/2014. Trung Quốc và Đông Nam Á nhất trí xem xét đề nghị của Singapore về một Bộ quy tắc ứng xử trong các vụ đụng độ không báo trước trên biển (CUES).

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ ‘quân sự hóa’ Biển Đông và đe dọa sẽ có ‘những hậu quả cụ thể’ nếu Bắc Kinh không hạ giảm các hoạt động

Trung Quốc và Đông Nam Á nhất trí xem xét đề nghị của Singapore về một Bộ quy tắc ứng xử trong các vụ đụng độ không báo trước trên biển (CUES).

Ngoại trưởng Singapore, Vivian Balakrishnan, hôm 1/3 cho hay Bộ quy tắc này có bao gồm các tàu tuần duyên giúp ngăn ngừa các va chạm trên Biển Đông.

Ông Balakrishnan nói vấn đề chủ chốt bây giờ là khẩn trương đưa ra một bộ quy tắc để biến Biển Đông an toàn hơn và gầy dựng lòng tin giữa các bên trong lúc Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang gia tốc các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý.

Ngoại trưởng Singapore cho hay đề nghị về Bộ quy tắc CUES là một phần nỗ lực của Singapore trong vai trò quốc gia điều phối các quan hệ Trung-ASEAN trong nhiệm kỳ 3 năm khởi sự từ tháng 8 năm ngoái.

Vẫn theo lời ông Balakrishnan, Bộ quy tắc CUES Singapore đề nghị dựa trên Bộ quy tắc ký kết hồi năm 2014 giữa hơn 20 nước thành viên Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương.

Đây là hội nghị hai năm một lần thảo luận về các vấn đề hải quân, có sự tham dự của Trung Quốc và 8 nước ASEAN bao gồm Việt Nam.

Sau cuộc họp hồi đầu tuần với người đồng nhiệm phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Singapore cho hay ông Vương Nghị cam kết sẽ tăng tốc các cuộc đàm phán với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông vốn đang bị Bắc Kinh gây trì trệ.

Ông Balakrishnan dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay đại diện thương thuyết của Bắc Kinh và ASEAN sẽ họp với nhau trong tháng này.

VOA 02.03.2016 Theo Straits Times, The Diplomat.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

USS Lassen và Lan Châu 170 chuyện vãn với nhau ở Subi

"NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 09 NOV 2015

 image039

Chỉ huy tàu Mỹ kể chuyện tuần tra gần đảo nhân tạo

Thứ bảy, 07/11/2015

- “Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi tàu Mỹ…

Ngay khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ vượt qua giới hạn 12 hải lý quanh một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông vào tuần trước, một chiến hạm Trung Quốc bám theo từ trước đó bắt đầu lên tiếng.

“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11.

Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải.

Tàu Trung Quốc “vẫn nhắc đi nhắc lại câu hỏi ban đầu”, chỉ huy Francis cho hay.

Theo hãng tin Reuters, câu chuyện này được ông Francis kể lại trên tàu Theodore Roosevelt khi hàng không mẫu hạm này di chuyển cách 150-200 hải lý kể từ cực Nam của quần đảo Trường Sa ngày 5/11.

Trước đó, vào đêm 4/11, tàu Lassen đã gia nhập vào nhóm của tàu Roosevelt, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter tới tàu Roosevelt vào ngày 5/11.

Nhấn mạnh về tần suất các chiến hạm Trung Quốc gặp tàu Trung Quốc ở các vùng biển châu Á, chỉ huy Francis nói tàu Lassen đã gặp tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc khoảng 50 lần kể từ tháng 5 khi tuần tra trên biển Đông và biển Hoa Đông – công việc mà ông Francis miêu tả là hoạt động thường kỳ.

Mỗi ngày tàu Trung Quốc tuần tra, chúng tôi đều gặp phía Trung Quốc”, ông Francis nói.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có hàng chục tàu hải quân và bảo vệ bờ biển triển khai trên biển Đông ở bất kỳ thời điểm nào. Các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ với tàu Trung Quốc có thể sẽ tăng lên sau khi giới chức Mỹ nói hải quân nước này dự định tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên biển Đông mỗi quý hai lần.

Ông Francis cho biết, con tàu khu trục Trung Quốc đã bám theo tàu Lassen suốt 10 ngày trước và sau khi chiến hạm Mỹ tiến sát đảo nhân tạo. Cũng theo vị chỉ huy Mỹ, tàu Lassen đã vào khu vực cách nơi Trung Quốc khai hoang gần nhất khoảng 6-7 hải lý.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ và Trung Quốc đều căng thẳng.

“Cách đây vài tuần, chúng tôi đã nói chuyện với một trong những con tàu bám theo chúng tôi, một tàu Trung Quốc… Chúng tôi cầm bộ đàm lên và nói:

“Này, các anh đang làm gì vào ngày thứ Bảy này thế? Ồ, chúng tôi có bánh pizza và cánh gà. Các anh đang ăn gì? Mà chúng tôi còn đang lên kế hoạch cho Halloween nữa”, ông Francis nói.

Theo vị chỉ huy Mỹ, mục đích của việc nói như vậy là “để cho họ thấy rằng chúng tôi là những thủy thủ bình thường, cũng giống như họ, cũng có gia đình”.

Các thủy thủ bên phía tàu Trung Quốc, đáp lại bằng tiếng Anh, kể họ từ đầu tới, về gia đình họ và những nơi họ đã ghé thăm – ông Francis cho biết.

Cuối cùng, chiến hạm Trung Quốc bám theo tàu Lassen trong chuyến tuần tra gần đảo nhân tạo cũng rẽ theo một hướng khác.

“Họ lúc nào cũng tỏ ra thân mật… thậm chí cả trước và sau chuyến tuần tra gần Trường Sa”, ông Francis nói.

“Khi rời đi, họ nói: ‘Này, chúng tôi sẽ không đi theo các anh nữa. Chúc các anh có một hành trình thú vị. Hẹn gặp lại’”, vị chỉ huy Mỹ kể.

Về phần mình, Francis và 300 thủy thủ trên tàu Lassen không hề cảm thấy bối rối khi đọc những bài báo viết về cuộc tuần tra gần đảo nhân tạo – một trong những cuộc tuần tra được mong chờ nhất của Hải quân Mỹ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Francis nói, mẹ ông đã đọc tin và gọi điện hỏi xem ông đang ở đâu.

“Một ngày nữa trôi qua trên biển Đông. Mọi việc vẫn diễn ra rất chuyên nghiệp”, Francis nói.

(Theo VnEconomy)

Tư lệnh hải quân Mỹ, Trung Quốc họp bàn biển Đông

image042

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson.

Quan chức hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ chuẩn bị họp trực tuyến về tình hình căng thẳng ở biển Đông, sau khi một chiến hạm của Mỹ thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

Cuộc họp giữa đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, sẽ kéo dài một tiếng hôm nay qua đường truyền video trực tiếp.

Tin cho hay, cả hai viên tướng này cùng gợi ý tổ chức cuộc họp để bàn về những hoạt động gần đây ở biển Đông cũng như mối quan hệ giữa hải quân hai nước.

Đây sẽ là cuộc họp trực tiếp qua đường truyền video thứ ba giữa giới lãnh đạo hải quân Mỹ-Trung.

Bắc Kinh đã lên án việc Washington điều một khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường tiến vào phạm vi 12 hải lý gần một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa hôm 27/10.

Chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới tuyên bố đã theo dõi, cảnh cáo chiến hạm USS Lassen đồng thời triệu tập đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh tới để phản đối.

'Diễn tập đối đầu'

Trong một diễn biến khác, tờ China Daily của Trung Quốc đưa tin, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, sẽ tới thăm Bắc Kinh vào tuần tới.

Tờ báo này dẫn một nguồn tin giấu tên, và không cho biết thông tin chi tiết.

Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ đã từ chối bình luận về thông tin này.

Ông Harris là người mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc xây đảo tại Trường Sa nhằm tạo “vạn lý trường thành bằng cát” ở biển Đông.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc hôm nay đưa tin rằng “một đội tàu chiến trang bị tên lửa dẫn đường” dưới sự chỉ huy của Hạm đội Nam hải đã thực hiện một “cuộc diễn tập đối đầu thực tế” với việc bắn súng phòng không và bắn vào bờ vào ban đêm.

Một trang tin do nhà nước quản lý cho đăng tải các bức ảnh về cuộc diễn tập, và nói rằng cuộc tập trận diễn ra ở biển Đông. Một bức ảnh cho thấy 3 chiến hạm theo đuôi nhau.

Liên quan tới việc Mỹ phái chiến hạm tới tuần tra ở Trường Sa, Việt Nam hôm nay đã lên tiếng “kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Trong khi đó, chính quyền Philippines đã lên tiếng hoan nghênh việc làm của Hoa Kỳ ngay sau khi xuất hiện các thông tin về chuyến hải hành làm Bắc Kinh tức giận.

VOA 29.10.2015  Nguồn Reuters, The Guardian, CCTV

27 Tháng Tám 2015(Xem: 13860)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13431)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14612)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14222)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15797)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14817)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14723)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15514)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19765)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14464)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18067)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.