Giàn khoan Hải Ngưu của Tầu moi dầu thăm dò dưới đáy biển Đông 3.109mét

23 Tháng Sáu 201511:23 CH(Xem: 18132)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 24 JUNE 2015
blank
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Đáy biển bạc đảo Đá Nam.
blank
Vùng biển nước sâu khu vực quần đảo Trường Sa sâu từ 1000 đến 5000 mét (màu xanh đậm trên hải đồ) là nơi tiềm tàng trữ lượng dầu khí "vô tận" của thế kỷ 21. Từ khi nhân loại chế được giàn khoan cho đến nay, vẫn chưa có nước nào khám phá vùng biển Đông và khai thác tài nguyên khoáng sản còn đang "ngủ" yên dưới lòng đất.

Ngày 22/6/2015, báo Tầu đưa tin giàn khoan Hải Ngưu đã thăm dò khoan sâu 3.109 mét dưới đáy biển Đông thành công. Đây là một tin vui và cũng là tin buồn cho các tay chơi "Sòng bạc Quốc tế biển Đông"; tay chơi TQ tỏ ra thắng thế nhiều bàn chính trị, quân sự nay là kinh tế.

Khu vực nước sâu ở Trường Sa cũng từng là nơi vẫy vùng và trú ẩn lý tưởng của tầu ngầm Nhật Bản trong Thế chiến I, II. ảnh VĂN HÓA map

Trung Quốc thử nghiệm thành công khoan thăm dò 60m ở đáy Biển Đông

(GDVN) - Hoạt động thử nghiệm này được tiến hành ở độ sâu 3.109 m, dùng để thăm dò tài nguyên khoáng sản ở đáy biển, đây được cho là cột mốc mới về kỹ thuật.
blank
Máy khoan thăm dò biển sâu Hải Ngưu của Trung Quốc

Tờ "Nhật báo Nhân Dân" Trung Quốc ngày 22 tháng 6 đưa tin, "Máy khoan thăm dò đa năng 60m đáy biển" do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển vừa thử nghiệm thành công ở đáy biển 3.109 m trên Biển Đông và được nghiệm thu thuận lợi bởi nhóm chuyên gia của Chương trình 863 quốc gia.

Mặc dù nói là thử nghiệm thành công ở Biển Đông, nhưng bài báo không nói rõ vị trí thử nghiệm nằm ở tọa độ nào - PV.

Bài báo cho hay, hoạt động thử nghiệm trên biển lần này đã đổi mới độ sâu khoan dò của máy khoan biển sâu, đánh dấu công nghệ máy khoan thăm dò biển sâu của Trung Quốc từ đây đứng hàng đầu thế giới.

Trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo máy khoan dò biển sâu, sở hữu trang bị khoan biển sâu trên 50 m là đã sở hữu năng lực khoan thăm dò biển sâu tiên tiến quốc tế, có thể thăm dò được tài nguyên khoáng sản đáy biển có độ sâu lớn hơn.
blank
Máy khoan thăm dò biển sâu Hải Ngưu của Trung Quốc

"Phát triển công nghệ và nghiên cứu ứng dụng hệ thống máy khoan thăm dò đa năng 60 m đáy biển" thuộc chương trình chủ đề lĩnh vực công nghệ biển của Chương trình 863 Trung Quốc.

Đại học Khoa học kỹ thuật Hồ Nam chủ trì thực hiện, trường này đã độc lập tự nghiên cứu chế tạo ra máy khoan thăm dò đa năng 60 m ở đáy biển, đặt tên là "Hải Ngưu".

So với máy khoan dò cùng loại của nước ngoài, Hải Ngưu có nhiều ưu thế. "Thân gầy" gần 4 tấn, trọng lượng chỉ 8,3 tấn, lắp đặt, điều khiển tiện lợi hơn; Hải Ngưu cũng đã thực hiện điều khiển tự động hóa trực quan, có thể hoạt động ở đáy biển vài nghìn mét, được điều khiển từ xa.
Ngoài ra, đội ngũ vận dụng sáng tạo công nghệ di chuyển nhiều vị trí, đã tiết kiệm không gian thiết kế, đã nâng cao hiệu suất vận hành. Lấy tiến vào 60 m làm ví dụ, trước đây cần 4 - 5 này làm việc, nhưng hiện nay rút ngắn xuống còn hơn 20 tiếng đồng hồ, hiệu suất làm việc tăng mạnh./

Việt Dũng (nguồn Nhật báo Nhân Dân) 22/06/15
26 Tháng Chín 2017(Xem: 11009)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12337)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10805)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12353)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11063)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11098)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?