Canh bạc quốc tế biển Đông trước và sau Shangri-La: "Kéo pháo";"Tầm nhìn"; và ... "Shark-28"

04 Tháng Sáu 201511:14 CH(Xem: 13987)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 05 JUNE 2015
blank
Truyền thông Nga bình luận gì về Biển Đông và quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ?

Hồng Thủy 04/06/15

(GDVN) - Theo Biznes Portal, trong số tất cả các quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm quyền và lợi ích dường như chỉ có Việt Nam mới đủ sức đương đầu chống lại ...
blank
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Reuters

Xung quanh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter vừa qua, giới truyền thông Nga tỏ ra đặc biệt quan tâm theo dõi. Tờ Biznes Portal ngày 3/6 bình luận, tình hình ở Đông Nam Á đang tiếp tục nóng lên. Lý do leo thang các nguy cơ xung đột là bởi sự thay đổi hoàn toàn trong chính sách theo đuổi yêu sách lãnh thổ (vô lý, bất hợp pháp) của  Trung Quốc, bao gồm cả việc bành trướng mở rộng lãnh thổ.

Đáng chú ý nhất là hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) mà  Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông đã dẫn đến việc gia tăng nguy cơ xung đột quân sự giữa Bắc Kinh với các nước khác. Căng thẳng đang tập trung vào khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei đều đưa ra yêu sách đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo này.
Ý đồ bành trướng sức mạnh của Trung Quốc xuống Biển Đông đã được xác nhận bằng cách đổ vài chục chiếc tàu chiến và vũ khí các loại xuống vùng biển này. Năm nay, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn chưa từng có trên 7 rặng san hô và bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa (Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988, 1995 đến nay - PV).

Những hành vi này của Bắc Kinh đều bắt nguồn từ sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. 10 năm dưới thời cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với khu vực và Biển Đông tương đối ổn định.

Nhưng đã có một cú thay đổi đột ngột, một cú sốc thực sự trong chính sách đối ngoại của ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh. Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã lập tức (leo thang) trên Biển Đông bằng việc in bản đồ mới khằng định cái gọi là chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông năm 2013.

Các nước trong khu vực và Hoa Kỳ đặc biệt quan ngại, thực tế yêu sách (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh không chỉ là thành lập chủ quyền (bất hợp pháp) mà Trung Nam Hải còn mưu đồ kiểm soát hoàn toàn tuyến hàng hải huyết mạch trọng yếu qua Biển Đông.

Theo các chuyên gia, động thái này nếu diễn ra không chỉ "đóng cửa" mọi hoạt động của tất cả các quốc gia ASEAN, mà còn làm tê liệt các hoạt động giao thương quốc tế của Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ trong khu vực.
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trao di vật của một chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Ảnh: Reuters/Thanhnien.com.vn

Sự thay đổi chính trị đó của Bắc Kinh kèm theo các hoạt động quân sự giễu võ giương oai, lên gân cơ bắp ở Biển Đông. Ngày 26/5 vừa qua Bắc Kinh công bố chiến lược quân sự mới, trong đó hải quân Trung Quốc được xác định chuyển từ phòng thủ gần bờ sang "phòng thủ chủ động các vùng biển gần" kết hợp tuần tra an ninh tầm xa. Rõ ràng các nước láng giềng của Trung Quốc không thể bỏ qua bởi quyền lợi của họ đã, đang và sẽ bị xâm phạm.

Tuy nhiên theo Biznes Portal, trong số tất cả các quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm quyền và lợi ích dường như chỉ có Việt Nam mới đủ sức đương đầu chống lại các hoạt động bành trướng, phần còn lại phải dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài, đó là lý do các tàu chiến Mỹ thăm Philippines.

Washington từ lâu đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi các nước trong khu vực, mà còn cả lợi ích của Mỹ ở Biển Đông.

Tờ Mona Vista ngày 3/6 bình luận, để tránh Trung Quốc biến Biển Đông thành Crimea thứ 2, Mỹ đang tạo ra "liên minh quân sự" ở Biển Đông, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam vốn từng là đối thủ của nhau trong cuộc chiến 40 năm trước. Mona Vista nói rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter vừa có chuyến thăm Việt Nam để thảo luận về tình hình Biển Đông và nguy cơ xung đột trên quần đảo Trường Sa.

Kiểm soát quần đảo này sẽ cho phép kiểm soát toàn bộ Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu của khu vực. Để mở rộng sự hiện diện quân sự của mình, Trung Quốc đang tiến hành bồi lấp, xây dựng các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) tại các "đảo nhỏ" (thực tế là 7 bãi đá ngầm và rặng san hô, không phải là đảo - PV) mà quân đội nước này đồn trú (bất hợp pháp sau khi xâm lược từ 1988, 1995 đến nay).

Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đang tăng cường hợp tác với Philippines và Đài Loan để ngăn chặn hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc cũng như âm mưu biến Biển Đông thành "Crimea thứ 2", Mona Vista bình luận.

Tờ Flot ngày 3/6 lưu ý, lần đầu tiên Hoa Kỳ quyết định hỗ trợ Việt Nam 18 triệu USD để mua sắm tàu tuần tra Shark 28 do Mỹ chế tạo cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để giúp nâng cao năng lực tuần tra, phòng thủ trên Biển Đông. Flot cho biết, Shark 28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ./
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15442)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13112)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11715)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12704)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14275)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13656)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12913)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17170)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14681)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17925)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14990)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16112)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.