TQ xây phi - hải cảng, hỏa điểm "phòng thủ quân sự" trên quần đảo Hoàng Sa

19 Tháng Tư 20158:22 CH(Xem: 17938)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 20 APRIL 2015
TQ xây phi - hải cảng, hỏa điểm "phòng thủ quân sự" trên quần đảo Hoàng Sa

Lời tòa soạn: Mục BIỂN ĐÔNG FORUM mở ra trên báo Văn Hóa nhằm kính mời sự đóng góp giá trị của quý thân hữu. Trong bối cảnh nguy nan hiện nay của quê hương, vùng biển trời sinh tồn của Biển Đông gắn liền với vận mệnh Việt Nam đang bước vào đầu thế kỷ 21 với những biến chuyển vô lường. Thiết nghĩ, sự đóng góp tư duy của người Việt hải ngoại không phải là không hữu ích. Báo Văn Hóa trân trọng ghi nhận những công trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp về Biển Đông của quý thân hữu loan tải trên báo cho rộng đường tri thức.

Đinh Trung  

(VH tổng hợp)

Bài 1

I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng
blank
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.

Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, chữ Hán: 黄沙 hay 黄沙渚[1], có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. (Theo Wikipedia và Google Map) (VH: Khoảng cách trên hải đồ vẫn là ước tính, chưa chính xác về tọa độ điểm đầu - cuối).
blankblankblank
Trung Quốc ráo riết xây dựng phi - hải cảng ở Hoàng Sa
blank
Theo tạp chí The Diplomat hôm nay 14/05/2015, Trung Quốc còn xây dựng những công trình quân sự kiên cố cả ở Hoàng Sa chứ không chỉ tại Trường Sa.

Tờ báo viết, cách bờ biển Việt Nam 400 km, tại quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đã nhanh chóng cho xây dựng các công trình quân sự kiên cố để áp đảo.

Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.

Trong 5 tháng vừa qua, phi đạo dài 2.400 m đã được thay thế hoàn toàn bằng một đường băng mới bằng bê-tông dài 2.920 m. Bên cạnh đó là xây đường chạy mới dành cho phi cơ, mở rộng khu vực đỗ máy bay, và cạnh đó là những tòa nhà đang được xây dựng. Công việc bồi đắp cũng đang được tiến hành tại đây.
blank
 Ảnh trên: Quần đảo Hoàng Sa ước tính rộng khoảng từ 15 - 20 ngàn km2 được chia làm hai gọi là "Hoàng Sa Tây) , "Hoàng Sa Đông" tính từ 112 kinh độ Bắc (chạy dài xuống Nam gặp phải đảo Trường Sa Lớn). Đảo Woody Island (Phú Lâm) thuộc nhóm "Hoàng Sa Đông", đảo Ducan Island  (Duy Mộng) thuộc nhóm "Hoàng Sa Tây". Trận hải chiến 119/1/1974 diễn ra ở vũng Hoàng Sa Tây cách căn cứ hải quân Phú Lâm khoảng 80 km. Google map - chú thích của Văn Hóa.

Cách đảo Phú Lâm 80 km về phía đông nam, trên đảo Quang Hòa thuộc cụm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc xâm chiếm sau trận hải chiến năm 1974 với hải quân Việt Nam Cộng Hòa; TQ đặt lại tên là Sâm Hàng và Quảng Kim – ảnh vệ tinh cho thấy việc bồi đắp của Bắc Kinh đã làm tăng đến 50% diện tích hòn đảo kể từ tháng 4/2014.

Trên đảo Quang Hòa có một đơn vị quân đội đồn trú, bốn vòm radar, một nhà máy sản xuất bê-tông, và một cảng biển vừa được mở rộng nhờ nạo vét và phá hủy san hô. Một con đê biển kiên cố đang được xây dựng xung quanh các công trình bồi đắp đất. Các tòa nhà mới cũng thấy xuất hiện gần đảo Duy Mộng – bị Trung Quốc xâm chiếm năm 1974 và gọi là đảo Tấn Khanh./

(theo The Diplomat)

Hình ảnh hoạt động trái phép của Hải giám Trung Quốc ở Hoàng Sa 10/3/13

(GDVN) - Trong ngày 10/3, Hải giám Trung Quốc đã kéo qua 10 đảo và rặng san hô trong quần đảo Hoàng Sa, trong đó dùng xuồng cao su đổ bộ lên Đảo Cây và Đảo Bắc trong cụm An Vĩnh để kiểm tra cái gọi là "bia chủ quyền lãnh hải" mà Trung Quốc đã dựng trái phép.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/3 đăng tải chùm ảnh hoạt động (trái phép) của lực lượng Hải giám và ngư dân Trung Quốc ngoài quần đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam (bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974 - PV).
blank
Sáng 10/3, phóng viên Tân Hoa Xã đi theo 3 tàu Hải giám đã cùng cưỡi xuồng cao su tiến vào Đảo Cây thuộc nhóm An Vĩnh, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam thị sát trái phép.
blank
Trong ngày 10/3, Hải giám Trung Quốc đã kéo qua 10 đảo và rặng san hô trong quần đảo Hoàng Sa, trong đó dùng xuồng cao su đổ bộ lên Đảo Cây và Đảo Bắc trong cụm An Vĩnh để kiểm tra cái gọi là "bia chủ quyền lãnh hải" mà Trung Quốc đã dựng trái phép.
blank
Cái gọi là "bia chủ quyền lãnh hải" mà Trung Quốc cắm trái phép trên Đảo Cây, An Vĩnh, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam.
blank
Hải giám Trung Quốc nắm tình hình tại nhà 1 ngư dân Trung Quốc đưa ra sinh sống trái phép trên Đảo Cây.
blank
Tàu Hải giám 83 chuẩn bị rời cầu cảng Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa để lượn một vòng quanh 10 điểm đảo, rặng san hô tuần tra trái phép lúc 9 giờ sáng 10/3.
blank
Trương Vệ Kiện, chỉ huy biên đội Hải giám ra tuần tra trái phép Hoàng Sa cho biết, khoảng 1 giờ chiều 10/3, 3 tàu Hải giám đã đến khu vực Đảo Cây và Đảo Bắc tiến hành đo đạc, quan trắc. Trực thăng B-7103 cất cánh tuần tra trái phép trên không phận Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam.
blank
Cận cảnh chiếc máy bay trực thăng Hải giám B-7103 trên tàu Hải giám 83.
blankblankblank
Theo Báo Giáo dục Việt Nam - 11/03/2013
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14363)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13835)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13412)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14587)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14203)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15782)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14807)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14700)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15494)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19741)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14436)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.