Chuyên gia Collin Koh: “Gỉa định Ba Đầu là một tiền đồn…”

29 Tháng Ba 20218:01 SA(Xem: 7312)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ HAI 29 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Chuyên gia Collin Koh: “Gỉa định Ba Đầu là một tiền đồn…”


 'Phép thử' của Bắc Kinh tại đá Ba Đầu


PLO 28/3/2021


image016Hình ảnh vệ tinh chụp các tàu Trung Quốc tại khu vực Đá Ba Đầu hôm 23-3. Ảnh: MAXAR TECHNOLOGIES


(PLO)- Ông Collin Koh nghi ngờ các tàu của Trung Quốc hiện diện trái phép tại đá Ba Đầu của Việt Nam không chỉ là "tàu đánh cá", và cho rằng động thái này là “một phép thử đối với Manila”.


Tin liên quan


Căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục gia tăng liên quan vụ hơn 200 tàu Trung Quốc bị phát hiện neo đậu trái phép tại khu vực đá Ba Đầu (nằm ở phía đông bắc của cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Động thái làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực để kiểm soát vùng biển tranh chấp này ở Biển Đông.


Tờ South China Morning Post ngày 27-3 dẫn lời ông Collin Koh - chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS) - nghi ngờ các tàu của Trung Quốc không chỉ là "tàu đánh cá" và cho rằng động thái trưeen khai này là “một phép thử đối với Manila”.


“Hiện tại, khả năng huy động sức mạnh lực lượng dân quân biển của Trung Quốc vẫn là một ẩn số, đặc biệt là khả năng đánh cá và chiến đấu của lực lượng này. Các ngư dân Trung Quốc được kỳ vọng, ngay cả khi tiến hành công việc đánh bắt thủy sản thông thường, sẽ thực hiện nghĩa vụ yêu nước của họ như những người lính biển” - ông Koh nhận định.


“Có khả năng các tàu này được triển khai nhằm kiểm tra quyết tâm và hành động của Philippines, và nói chung của cả người Mỹ. Liệu người Philippines có hành động không, và sẽ dẫn đến hậu quả gì?” - ông Koh cho biết.


Theo South China Morning Post, Trung Quốc những năm gần đây bị cáo buộc quân sự hóa khu vực và đặt ra mối đe dọa đối với các bên có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, khi xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, cũng như triển khai các tàu đánh cá, lực lượng hải cảnh và tàu quân sự tại khu vực.


“Có một tiền đồn giả định trên đá Ba Đầu sẽ mang lại lợi thế về mặt tăng cường năng lực kiểm soát” - ông Koh bày tỏ lo ngại. Ông lưu ý khoảng cách đáng kể giữa đá Chữ Thập và đá Vành Khăn (cả hai đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), nơi Bắc Kinh đã chiếm đóng và xây dựng trái phép các “tiền đồn quân sự”.


Chuyên gia này lý giải rằng: “Một tiền đồn bổ sung giữa hai thực thể trên - khoảng giữa chừng - có thể hữu ích. Nếu nó được đặt ở vị trí gần đá Vành Khăn hơn và gần bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) vốn giàu nguồn năng lượng, thì động cơ dựa trên nguồn tài nguyên sẽ rõ ràng hơn".


Trước đó, Lực lượng đặc nhiệm quốc gia Biển Tây Philippines (Biển Tây Philippines là cách Philippines gọi Biển Đông) ngày 20-3 cho biết đã phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc, được cho là do lực lượng dân quân biển nước này điều khiển, đã neo đậu thành hàng tại đá Ba Đầu từ ngày 7-3.


Philippines đã cảnh báo về việc triển khai thêm tàu hải quân để đối phó động thái “quân sự hóa khu vực” của các tàu Trung Quốc, bị Manila nghi ngờ là do lực lượng dân quân biển điều khiển.


Bắc Kinh khẳng định các tàu này chỉ là “tàu cá” đang “tránh gió vì biển động” tại khu vực.


Đến nay, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật, Úc, Canada đã đưa ra phản ứng trước sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu.


Sau khi phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc xuất hiện ở đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 25-3 khẳng định Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc vi phạm này.


Yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ vào năm 2016.


Trong tuyên bố, Tòa cho biết cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có quyền lịch sử" tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay luôn phủ nhận và không tuân thủ theo phán quyết. HÒA ĐẶNG
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12217)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14552)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13352)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13064)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15807)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12397)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn