Chuyên gia Collin Koh: “Gỉa định Ba Đầu là một tiền đồn…”

29 Tháng Ba 20218:01 SA(Xem: 7245)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ HAI 29 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Chuyên gia Collin Koh: “Gỉa định Ba Đầu là một tiền đồn…”


 'Phép thử' của Bắc Kinh tại đá Ba Đầu


PLO 28/3/2021


image016Hình ảnh vệ tinh chụp các tàu Trung Quốc tại khu vực Đá Ba Đầu hôm 23-3. Ảnh: MAXAR TECHNOLOGIES


(PLO)- Ông Collin Koh nghi ngờ các tàu của Trung Quốc hiện diện trái phép tại đá Ba Đầu của Việt Nam không chỉ là "tàu đánh cá", và cho rằng động thái này là “một phép thử đối với Manila”.


Tin liên quan


Căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục gia tăng liên quan vụ hơn 200 tàu Trung Quốc bị phát hiện neo đậu trái phép tại khu vực đá Ba Đầu (nằm ở phía đông bắc của cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Động thái làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực để kiểm soát vùng biển tranh chấp này ở Biển Đông.


Tờ South China Morning Post ngày 27-3 dẫn lời ông Collin Koh - chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS) - nghi ngờ các tàu của Trung Quốc không chỉ là "tàu đánh cá" và cho rằng động thái trưeen khai này là “một phép thử đối với Manila”.


“Hiện tại, khả năng huy động sức mạnh lực lượng dân quân biển của Trung Quốc vẫn là một ẩn số, đặc biệt là khả năng đánh cá và chiến đấu của lực lượng này. Các ngư dân Trung Quốc được kỳ vọng, ngay cả khi tiến hành công việc đánh bắt thủy sản thông thường, sẽ thực hiện nghĩa vụ yêu nước của họ như những người lính biển” - ông Koh nhận định.


“Có khả năng các tàu này được triển khai nhằm kiểm tra quyết tâm và hành động của Philippines, và nói chung của cả người Mỹ. Liệu người Philippines có hành động không, và sẽ dẫn đến hậu quả gì?” - ông Koh cho biết.


Theo South China Morning Post, Trung Quốc những năm gần đây bị cáo buộc quân sự hóa khu vực và đặt ra mối đe dọa đối với các bên có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, khi xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, cũng như triển khai các tàu đánh cá, lực lượng hải cảnh và tàu quân sự tại khu vực.


“Có một tiền đồn giả định trên đá Ba Đầu sẽ mang lại lợi thế về mặt tăng cường năng lực kiểm soát” - ông Koh bày tỏ lo ngại. Ông lưu ý khoảng cách đáng kể giữa đá Chữ Thập và đá Vành Khăn (cả hai đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), nơi Bắc Kinh đã chiếm đóng và xây dựng trái phép các “tiền đồn quân sự”.


Chuyên gia này lý giải rằng: “Một tiền đồn bổ sung giữa hai thực thể trên - khoảng giữa chừng - có thể hữu ích. Nếu nó được đặt ở vị trí gần đá Vành Khăn hơn và gần bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) vốn giàu nguồn năng lượng, thì động cơ dựa trên nguồn tài nguyên sẽ rõ ràng hơn".


Trước đó, Lực lượng đặc nhiệm quốc gia Biển Tây Philippines (Biển Tây Philippines là cách Philippines gọi Biển Đông) ngày 20-3 cho biết đã phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc, được cho là do lực lượng dân quân biển nước này điều khiển, đã neo đậu thành hàng tại đá Ba Đầu từ ngày 7-3.


Philippines đã cảnh báo về việc triển khai thêm tàu hải quân để đối phó động thái “quân sự hóa khu vực” của các tàu Trung Quốc, bị Manila nghi ngờ là do lực lượng dân quân biển điều khiển.


Bắc Kinh khẳng định các tàu này chỉ là “tàu cá” đang “tránh gió vì biển động” tại khu vực.


Đến nay, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật, Úc, Canada đã đưa ra phản ứng trước sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu.


Sau khi phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc xuất hiện ở đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 25-3 khẳng định Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc vi phạm này.


Yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ vào năm 2016.


Trong tuyên bố, Tòa cho biết cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có quyền lịch sử" tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay luôn phủ nhận và không tuân thủ theo phán quyết. HÒA ĐẶNG
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13829)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13403)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14575)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14189)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15773)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14797)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14696)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15482)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19729)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14432)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18033)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.