Vua Bảo Đại có bao nhiêu vợ, con?

27 Tháng Hai 20187:25 CH(Xem: 10524)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ  - THỨ  TƯ 28  FEB  2018


Vua Bảo Đại có bao nhiêu vợ, con?


26/02/2018


Ngoài mấy bà vợ mà nhiều người biết rõ tên tuổi và có con cái với Bảo Đại, ông còn những nhân tình là các mệnh phụ người Việt lưu lạc ở xứ người.


Mới đây, cuốn sách Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã gây chú ý với độc giả khi cung cấp nhiều thông tin, sử liệu mới mẻ và thú vị về nhân vật đặc biệt này.

Vừa qua, cuốn sách thứ hai của cùng tác giả mang tên Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng cũng đã ra mắt. Cuốn sách không chỉ tập hợp khối lượng tư liệu đáng kể về vị vua cuối cùng của Việt Nam mà giống như sự quan chiếu thêm về Nam Phương hoàng hậu qua vua Bảo Đại và ngược lại.

Được sự đồng ý của Sài Gòn Books, Zing.vn trích đăng một phần nội dung sách. 


image056

Nam Phương hoàng hậu và các con chụp ảnh bên bức chân dung Bảo Đại. Trong số các bà vợ, tình nhân của ông, bà được coi là hiền hậu nhất, xứng là bậc mẫu nghi thiên hạ.


Bảo Đại là ông vua thứ 13 triều Nguyễn nên cuộc đời của ông luôn luôn có con số 13 đi kèm với ngày thứ Sáu. Vĩnh Thụy tức Bảo Đại sinh năm 1913. Ông được vua cha Khải Định phong sách lập Đông cung Hoàng Thái tử vào ngày thứ Sáu 28/4/1922. Khi lên ngôi vua cũng là ngày thứ Sáu 8/1/1926, đúng năm ông tròn 13 tuổi.


Bảo Đại về nước năm 1932, sau đó làm vua chính thức được 13 năm thì “giã từ ngôi vua” vào ngày 30/8/1945 để trở về làm “công dân Vĩnh Thụy”. Năm năm sau, vào ngày thứ Sáu 1/7/1949, Bảo Đại trở lại “ngai vàng” với chức danh mới là Quốc trưởng. Nhưng rồi Bảo Đại cũng chỉ ở ngôi Quốc trưởng được sáu năm thì bị Thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để phế truất vào ngày 23/10/1955. Nhưng nếu tính ra từ ngày thứ Sáu 25/6/1954, khi Bảo Đại trao quyền cho Ngô Đình Diệm lãnh đạo miền Nam từ dân sự đến quân sự thì coi như Bảo Đại hết quyền Quốc trưởng rồi.


Bảo Đại lấy Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan là người vợ thứ nhất, có cưới hỏi và hôn thú,  được Hoàng tộc chấp nhận là vợ chính thức và được phong là Nam Phương Hoàng hậu. Nam Phương có năm người con với Bảo Đại theo thứ tự: Hoàng tử Bảo Long, Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên, Công chúa Phương Dung và Hoàng tử Bảo Thắng.


Năm 1945, Bảo Đại ra Hà Nội làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước. Thời gian này, Vĩnh Thụy (Bảo Đại) sống chung với Bùi Mộng Điệp và sinh được ba người con: Hoàng nữ Phương Thảo, Hoàng nam Bảo Hoàng, Hoàng nam Bảo Sơn. Sau năm 1949, Bảo Đại trở lại chức Quốc trưởng thì bà Mộng Điệp được coi là Thứ phi.


image057

Thứ phi Mộng Điệp có ba người con với Vua Bảo Đại.


Năm 1946, Vĩnh Thụy lại “già nhân ngãi non vợ chồng” với một vũ nữ nổi danh về sắc ở Hà Nội là cô Lý Lệ Hà và chỉ ở với nhau trong thời gian ngắn rồi hai người chia tay. Lý Lệ Hà không có người con nào với Vĩnh Thụy.


Năm 1946, Vĩnh Thụy quyết định ở lại Hồng Kông (Trung Quốc) và cặp kè với một cô gái Trung Hoa lai phương Tây tên là Jenny Woong, tức Hoàng Tiểu Lan, có một con gái được đặt tên là Phương An.


Năm 1949, khi Bảo Đại trở về Việt Nam với chức Quốc trưởng, ông sống với một cô gái Huế tên là Lê Thị Phi Ánh và đã có hai con với bà Phi Ánh: trai đặt tên là Bảo Ân và gái đặt tên là Phương Minh.


Năm 1954, Bảo Đại lưu vong ở đất Pháp vì bị Ngô Đình Diệm tiếm ngôi Quốc trưởng. Thời gian này Bảo Đại buồn chán vì cảnh mất ngôi vua hai lần. Để tìm thú vui quên hoàn cảnh đất nước, ông sống với một cô gái Âu tên là Vicky và có một người con với Vicky đặt tên là Phương Từ. Đây là một cô gái lai có hai dòng máu Việt - Pháp nên có nét đẹp nửa Âu - Á.


Được ít lâu, Bảo Đại cũng chia tay Vicky và ông ở với một cô gái tên là Clément ở Cigalle. Thời gian này, cựu hoàng Bảo Đại bị “viêm màng túi” nên phải sống nhờ vào Clément, vốn làm nghề vũ nữ và buôn lậu. Cô vũ nữ Clément vì say mê danh vị cựu hoàng nên đã đem Bảo Đại về ở chung phòng như vợ chồng. Rồi một đêm, cảnh sát Tây tới khám phòng Clément vì họ được tin cô buôn đồ lậu trốn thuế. Họ đã bắt Clément và tiện thể bắt luôn Bảo Đại vì nghi là đồng lõa. Sau đó gia đình Bảo Đại phải tới làm giấy tờ bảo lãnh ông về. Có lẽ đây là cuộc tình mất tư cách và buồn thảm nhất của đời cựu hoàng.


image058

Cựu hoàng Bảo Đại và bà Monique Baudot.


Tính đến cuối đời, Bảo Đại có tất cả tám bà vợ. Bà Nam Phương là người vợ có nhân đức, hiền thục và đạo đức nhất, xứng đáng là bậc mẫu nghi. Còn bảy bà sau, gồm Mộng Điệp, Phi Ánh, Lý Lệ Hà, Jenny Woong, Vicky, Clément và Monique Baudot chỉ được coi là vợ lẽ, nhưng chỉ duy nhất Monique Baudot là có hôn thú. Riêng bà Monique Baudot, bà không nhận mình là “thứ phi” mà xưng là Princesse (Công chúa), cũng có khi tự tôn xưng là Impératrice (Hoàng hậu) trong những lúc đi dự đại tiệc chốn danh gia.


Nghe nói, ngoài mấy bà vợ mà nhiều người biết rõ tên tuổi và có con cái với Bảo Đại, ông còn mấy nhân tình là các mệnh phụ người Việt lưu lạc ở xứ người. Nếu đếm ra có khoảng 13 người tất cả và cựu hoàng còn có một người con do bà Từ Cung nuôi, nhưng không rõ là con bà nào do Bảo Đại không tiết lộ./


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Last update 16:13 | 15/07/2016


Rare photos of King Bao Dai


VietNamNet Bridge – Here are rare photos of Bao Dai (1913 – 1977), born Nguyen Phuc Vinh Thuy who was the 13th and final Emperor of the last ruling family of Vietnam, the Nguyen dynasty.


image059

Bao Dai was the only child of Emperor Khai Dinh.


image060

On June 1922, he was adopted by Embassy spouses Jean François Eugène Charles.


image061

In this photo, Bao Dai was taken in an evening gown in 1932.


image062

He liked aristocratic sports including gold, tennis, sailing and horse race.


image063

King Bao Dai and President Ho Chi Minh.


image064image065image066

At Gia Lam Airport , Hanoi in 1954


image067

Bao Dai and his daughter Phuong Mai at Monza racetrack, Italy in 1955.


image068

Bao Dai with his wife Monique Baudot, 1972

23 Tháng Hai 2014(Xem: 10040)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15106)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14078)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12058)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12743)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11764)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10775)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13556)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10609)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12215)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 11012)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13653)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15191)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14709)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12638)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16113)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12374)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.