Vua Bảo Đại có bao nhiêu vợ, con?

27 Tháng Hai 20187:25 CH(Xem: 10479)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ  - THỨ  TƯ 28  FEB  2018


Vua Bảo Đại có bao nhiêu vợ, con?


26/02/2018


Ngoài mấy bà vợ mà nhiều người biết rõ tên tuổi và có con cái với Bảo Đại, ông còn những nhân tình là các mệnh phụ người Việt lưu lạc ở xứ người.


Mới đây, cuốn sách Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã gây chú ý với độc giả khi cung cấp nhiều thông tin, sử liệu mới mẻ và thú vị về nhân vật đặc biệt này.

Vừa qua, cuốn sách thứ hai của cùng tác giả mang tên Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng cũng đã ra mắt. Cuốn sách không chỉ tập hợp khối lượng tư liệu đáng kể về vị vua cuối cùng của Việt Nam mà giống như sự quan chiếu thêm về Nam Phương hoàng hậu qua vua Bảo Đại và ngược lại.

Được sự đồng ý của Sài Gòn Books, Zing.vn trích đăng một phần nội dung sách. 


image056

Nam Phương hoàng hậu và các con chụp ảnh bên bức chân dung Bảo Đại. Trong số các bà vợ, tình nhân của ông, bà được coi là hiền hậu nhất, xứng là bậc mẫu nghi thiên hạ.


Bảo Đại là ông vua thứ 13 triều Nguyễn nên cuộc đời của ông luôn luôn có con số 13 đi kèm với ngày thứ Sáu. Vĩnh Thụy tức Bảo Đại sinh năm 1913. Ông được vua cha Khải Định phong sách lập Đông cung Hoàng Thái tử vào ngày thứ Sáu 28/4/1922. Khi lên ngôi vua cũng là ngày thứ Sáu 8/1/1926, đúng năm ông tròn 13 tuổi.


Bảo Đại về nước năm 1932, sau đó làm vua chính thức được 13 năm thì “giã từ ngôi vua” vào ngày 30/8/1945 để trở về làm “công dân Vĩnh Thụy”. Năm năm sau, vào ngày thứ Sáu 1/7/1949, Bảo Đại trở lại “ngai vàng” với chức danh mới là Quốc trưởng. Nhưng rồi Bảo Đại cũng chỉ ở ngôi Quốc trưởng được sáu năm thì bị Thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để phế truất vào ngày 23/10/1955. Nhưng nếu tính ra từ ngày thứ Sáu 25/6/1954, khi Bảo Đại trao quyền cho Ngô Đình Diệm lãnh đạo miền Nam từ dân sự đến quân sự thì coi như Bảo Đại hết quyền Quốc trưởng rồi.


Bảo Đại lấy Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan là người vợ thứ nhất, có cưới hỏi và hôn thú,  được Hoàng tộc chấp nhận là vợ chính thức và được phong là Nam Phương Hoàng hậu. Nam Phương có năm người con với Bảo Đại theo thứ tự: Hoàng tử Bảo Long, Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên, Công chúa Phương Dung và Hoàng tử Bảo Thắng.


Năm 1945, Bảo Đại ra Hà Nội làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước. Thời gian này, Vĩnh Thụy (Bảo Đại) sống chung với Bùi Mộng Điệp và sinh được ba người con: Hoàng nữ Phương Thảo, Hoàng nam Bảo Hoàng, Hoàng nam Bảo Sơn. Sau năm 1949, Bảo Đại trở lại chức Quốc trưởng thì bà Mộng Điệp được coi là Thứ phi.


image057

Thứ phi Mộng Điệp có ba người con với Vua Bảo Đại.


Năm 1946, Vĩnh Thụy lại “già nhân ngãi non vợ chồng” với một vũ nữ nổi danh về sắc ở Hà Nội là cô Lý Lệ Hà và chỉ ở với nhau trong thời gian ngắn rồi hai người chia tay. Lý Lệ Hà không có người con nào với Vĩnh Thụy.


Năm 1946, Vĩnh Thụy quyết định ở lại Hồng Kông (Trung Quốc) và cặp kè với một cô gái Trung Hoa lai phương Tây tên là Jenny Woong, tức Hoàng Tiểu Lan, có một con gái được đặt tên là Phương An.


Năm 1949, khi Bảo Đại trở về Việt Nam với chức Quốc trưởng, ông sống với một cô gái Huế tên là Lê Thị Phi Ánh và đã có hai con với bà Phi Ánh: trai đặt tên là Bảo Ân và gái đặt tên là Phương Minh.


Năm 1954, Bảo Đại lưu vong ở đất Pháp vì bị Ngô Đình Diệm tiếm ngôi Quốc trưởng. Thời gian này Bảo Đại buồn chán vì cảnh mất ngôi vua hai lần. Để tìm thú vui quên hoàn cảnh đất nước, ông sống với một cô gái Âu tên là Vicky và có một người con với Vicky đặt tên là Phương Từ. Đây là một cô gái lai có hai dòng máu Việt - Pháp nên có nét đẹp nửa Âu - Á.


Được ít lâu, Bảo Đại cũng chia tay Vicky và ông ở với một cô gái tên là Clément ở Cigalle. Thời gian này, cựu hoàng Bảo Đại bị “viêm màng túi” nên phải sống nhờ vào Clément, vốn làm nghề vũ nữ và buôn lậu. Cô vũ nữ Clément vì say mê danh vị cựu hoàng nên đã đem Bảo Đại về ở chung phòng như vợ chồng. Rồi một đêm, cảnh sát Tây tới khám phòng Clément vì họ được tin cô buôn đồ lậu trốn thuế. Họ đã bắt Clément và tiện thể bắt luôn Bảo Đại vì nghi là đồng lõa. Sau đó gia đình Bảo Đại phải tới làm giấy tờ bảo lãnh ông về. Có lẽ đây là cuộc tình mất tư cách và buồn thảm nhất của đời cựu hoàng.


image058

Cựu hoàng Bảo Đại và bà Monique Baudot.


Tính đến cuối đời, Bảo Đại có tất cả tám bà vợ. Bà Nam Phương là người vợ có nhân đức, hiền thục và đạo đức nhất, xứng đáng là bậc mẫu nghi. Còn bảy bà sau, gồm Mộng Điệp, Phi Ánh, Lý Lệ Hà, Jenny Woong, Vicky, Clément và Monique Baudot chỉ được coi là vợ lẽ, nhưng chỉ duy nhất Monique Baudot là có hôn thú. Riêng bà Monique Baudot, bà không nhận mình là “thứ phi” mà xưng là Princesse (Công chúa), cũng có khi tự tôn xưng là Impératrice (Hoàng hậu) trong những lúc đi dự đại tiệc chốn danh gia.


Nghe nói, ngoài mấy bà vợ mà nhiều người biết rõ tên tuổi và có con cái với Bảo Đại, ông còn mấy nhân tình là các mệnh phụ người Việt lưu lạc ở xứ người. Nếu đếm ra có khoảng 13 người tất cả và cựu hoàng còn có một người con do bà Từ Cung nuôi, nhưng không rõ là con bà nào do Bảo Đại không tiết lộ./


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Last update 16:13 | 15/07/2016


Rare photos of King Bao Dai


VietNamNet Bridge – Here are rare photos of Bao Dai (1913 – 1977), born Nguyen Phuc Vinh Thuy who was the 13th and final Emperor of the last ruling family of Vietnam, the Nguyen dynasty.


image059

Bao Dai was the only child of Emperor Khai Dinh.


image060

On June 1922, he was adopted by Embassy spouses Jean François Eugène Charles.


image061

In this photo, Bao Dai was taken in an evening gown in 1932.


image062

He liked aristocratic sports including gold, tennis, sailing and horse race.


image063

King Bao Dai and President Ho Chi Minh.


image064image065image066

At Gia Lam Airport , Hanoi in 1954


image067

Bao Dai and his daughter Phuong Mai at Monza racetrack, Italy in 1955.


image068

Bao Dai with his wife Monique Baudot, 1972

01 Tháng Ba 2015(Xem: 10751)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11141)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11846)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12416)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11055)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20175)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16089)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10451)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10639)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11796)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14743)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10711)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12517)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11253)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11835)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12338)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10003)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie