Một buổi ra mắt sách “hào hứng”

25 Tháng Tư 20247:45 SA(Xem: 214)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA - THỨ BẨY 27 APRIL 2024


Một buổi ra mắt sách “hào hứng”

image039

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

26/4/2024 Phần 1 (bổ túc)


*


Hôm Chủ Nhật 21 tháng Tư, 2024, Quận cam nam Cali có một buổi ra mắt sách của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc mang tên “9 khuôn mặt. 9 phong khí”. Tác phẩm viết về “phong khí” của các văn nghệ sĩ miền nam Việt Nam Cộng Hòa mà tác giả chọn lọc trong vô số “khuôn mặt” văn nghệ sĩ miền nam xuất hiện ở vào giai đoạn 1954-1975.


Có thể nói thêm về giai đoạn 1954-1975 ở miền nam Việt Nam (sau Hiệp định Geneve chia đôi đất nước) được chia làm hai thời kỳ rõ rệt: Nền Đệ nhất Cộng hòa thời cố TT Ngô Đình Diệm và nền Đệ nhị Cộng hòa thời cố Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và cố TT Nguyễn Văn Thiệu.


So sánh, đối chiếu tổng quan hai nền văn chương văn học văn nghệ ở hai thời kỳ này có nhiều sự khác biệt về nội dung sáng tác và tầm vóc tư tưởng.


Cũng không thể không nhắc, nhớ đến ngọn lửa chiến tranh khốc liệt diễn ra 10 năm từ 1965-1975 đổ xuống đầu đồng bào vô tội trên toàn miền nam.


VNCH thời đó khoảng 17 triệu dân, trừ 1 triệu lính, còn lại 16 triệu nạn nhân chiến cuộc. Riêng thủ đô tự do dân chủ Sài Gòn của “ta” – cái “nôi” của nền văn chương văn học văn hóa văn nghệ, “cái ổ của bọn trốn quân dịch, cái ổ của bọn núp bóng chiến trường” lẫn lộn bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” – thoải mái sáng tác trong bầu không khí bốc mùi whisky, gái đẹp và … thuốc phiện hằng đêm, mà bọn bọn Việt Cộng nằm vùng có lần phong thánh cho “những tên biệt kích cầm bút”, trong lúc những quân đoàn thiện chiến đối diện với chiến trường được chỉ huy bởi hàng ngũ sĩ quan học vấn từ Tú Tài cho đến Đại Học.


Cuối cùng “ta” đều cay đắng nhìn các bàn tay lông lá mang đến cho Việt Nam nền “Hòa bình đi tù và chạy”.


Ở đây, chúng tôi không đề cập đến di sản cái “nôi” văn học miền nam Việt Nam kéo ra hải ngoại đang lâm vào cảnh ‘loạn ngữ’ hay “khủng hoảng tiếng Việt” mà chữ nghĩa của phe tuyên giáo trong nước đang “xâm thực” như biển mặn vào dòng sông tỵ nạn. Đó là một lãnh vực khác, xin nhường cho các nhà giáo dục ngôn ngữ học.


(thêm: trích đoạn trong bài viết “Những tên biệt kích cầm bút”/Chương II của Hoàng Hải Thủy: “Cộng sản thù ghét nhất những người sống dưới chế độ chúng mà dám viết những bài tả cuộc sống khốn khổ, khốn nạn của mình và của nhân dân gửi ra nước ngoài. Với cộng sản "cứ viết gửi ra nước ngoài" là có tội rồi, bất kể bài viết có nội dung ra sao); nhưng, “Có thể nói tờ tuần báo Công An Thành Hồ là tờ báo bới móc, phơi bầy những cái xấu của xã hội XHCN một cách ác ôn nhất.”


https://isach.info/story.php?story=nhung_ten_biet_kich_cam_but__hoang_hai_thuy&chapter=0011


Lại trích một đoạn báo Nhân Dân phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thu Hằng như sau: “Song song với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, công tác tiếng Việt được quan tâm sâu sắc. Đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2022, có thể coi là đột phá trong công tác này, tạo động lực quan trọng thúc đẩy các hoạt động giảng dạy, học tập và đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu thiết thực của cộng đồng”.


https://nhandan.vn/ket-qua-2-nam-trien-khai-thuc-hien-ket-luan-so-12-kltw-ve-cong-tac-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-post787864.html#787864|recommendation-1171|0


Tóm tắt buổi ra mắt sách:


- Chủ đề: ra mắt sách sách “9 khuôn mặt. 9 phong khí” của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc.


- Sách: Khổ 6x9 inches, bìa màu, bên trong giấy vàng nhu, dày 437 trang, nxb Văn Học Press 2024.


- Địa điểm: nhà sách Tự lực Bookstore 14318 Brookhurst St, Garden Grove, CA 92843. Giá bán 32 USD.


- Thời gian: Chủ nhật 21 tháng 4 năm 2024. Từ 2 giờ trưa đến 4 giờ cùng ngày.


- Khách tham dự: khoảng 30 người trong giới văn chương (còn thiếu khá nhiều người khác mà tôi biết) và hai cơ quan báo chí.


- Các diễn giả: Nhà văn Trịnh Y Thư, nhà văn nhà báo Phan Tấn Hải, nhà thơ nhà văn nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng (điều hợp Đinh Quang Anh Thái giới thiệu là Vương Hữu Bột, Đỗ Quý Toàn), nhà văn Đặng Thơ Thơ, nhà giáo dục Quyên Di, nhà giáo dục Trần Chấn Trí.


- Báo chí: Nhà báo Đinh Quang Anh Thái và ông Mai Tuấn đang phụ trách một chương trình có văn phòng ở nhà sách Tự Lực, điều hợp chương trình ra mắt sách dưới dạng live stream; ngoài ra, có hai cơ quan báo chí là Việt Báo (Trịnh Y Thư, Phan Tấn Hải) và Văn Hóa Online (Lý Kiến Trúc), vài khuôn mặt trong làng báo như cô Hồ Như, nhà báo lão thành Trúc Chi …


- Phần thảo luận: được cử tọa chú ý trong phát biểu của nhà báo lão thành Trúc Chi, nhà văn nữ Hồ Như, nhà nghiên cứu sử Trần Huy Bích, nhà báo Ngô Nhân Dụng, v, v… 


image040Nhà văn, Nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc. Ảnh trích từ video của VHO


image042Nhà báo Đinh Quang Anh Thái


image044Ký giả Mai Tuấn


image046Nhà văn, nhà thơ, Gutarist Trịnh Y Thư


image048Nhà văn nhà báo Phan Tấn Hải


image050Nhà giáo dục Quyên Di


image052Nhà thơ, Nhà văn, Nhà bình luận Ngô Nhân Dụng


image054Nhà giáo dục Trần Chấn Trí


image056Nhà nghiên cứu, giáo dục, sử liệu Trần Huy Bích


image058Nhà báo Trúc Chi


image060Nhà báo Ngô Nhân Dụng và nhà báo Hồ Như. Trích từ video


image062Một góc cử tọa. Trích từ video


**


Hiểu theo nghĩa cạn, rộng và có thể sâu – Văn chương nằm trong Văn học. Văn học nằm trong Văn Hóa. Văn hóa tiến hóa theo chu trình Văn minh của loài người.


Văn chương khả thể đánh dấu từng giai đoạn, những yếu tính của lịch sử lịch sử. Văn chương thể hiện cuộc sống, những suy tư về xã hội. Một cách rõ ràng, Văn chương là một mặt của đời sống – là sản phẩm của giới trí thức diễn đạt những suy tư về xã hội, về nhân loại, về thế giới, về giới cai trị cầm quyền.


Nó hay, nó dở, hay nó sẽ bị liệt vào ‘đẳng cấp’ nào thì phần lớn tùy vào … nhà phê bình văn học lượng giá và công luận đại đa số dân chúng. Cũng có thể, sử gia hay nhà phê bình viết ngược lại suy nghĩ của đại khối quần chúng. Tôi đưa ra một ví dụ về âm nhạc ở miền nam, nhiều giới văn nghệ sĩ cho rằng mình thuộc đẳng cấp cao, có trình độ tri thức văn học sang cả, ưa chuộng, ca tụng nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, v.v… (tất nhiên không thể phủ nhận giá trị âm nhạc của các nhạc sĩ này), hay đám nhạc bí bốp bờ lu la chê nhạc bolero là nhạc “sến”, trong lúc nhạc sến chinh phục hàng chục triệu con tim, nhạc quí tộc, nhạc bí bốp độ bao nhiêu người?


Vì vậy, nhà phê bình văn chương văn học gánh trên vai cái đòn gánh rất nặng, nếu – bỏ qua yếu tố Văn hóa Chính trị.


Thắng hay bại của giới cầm quyền đôi lúc quyết định số mệnh Văn chương. Tuy nhiên, có loại văn chương không rơi vào, không nằm vào tay ‘kẻ thắng’ hay ‘người bại’, cũng không chết một khi chính quyền cai trị chết, hoặc, vẫn còn thở mạnh mẽ dưới bàn tay sắt máu của độc tài. Phải chăng, đó là thời đại của nền văn chương không thắng không bại không chết đã chết hay không bao giờ chết!


***


Đáng chú ý vào bối cảnh của thời Đệ nhị Cộng Hòa từ năm 1965 - 1975, các sư đoàn chủ lực danh tiếng nhất của Hoa Kỳ đổ bộ vào miền nam thống lãnh toàn bộ cuộc chiến đánh nhau trực tiếp với các sư đoàn bộ đội chính quy của Cs Bắc Việt. Nhưng cho đến năm 1970 thì Hoa Kỳ bắt đầu “bàn giao” chiến trường Vietnam War lại cho Quân lực VNCH mà báo chí Mỹ gọi là Việt Nam Hóa Chiến Tranh.


Sở dĩ tôi nhấn mạnh đến bối cảnh này vì đặc điểm của nền văn chương văn học trong thời điểm 1965-1975, bên cạnh cuộc chiến Vietnam War và Việt Nam Hóa Chiến Tranh – trào lưu văn chương văn hóa văn nghệ (âm nhạc) du nhập từ phương tây đã ảnh hưởng rất lớn trong nếp sống xã hội miền nam. Gần như mọi thứ được tự do bùng nổ dưới lớp áo chủ nghĩa cá nhân.  – Những ngòi bút văn chương bùng nổ quyền tự do “lập bút”. Muốn viết gì thì viết. Muốn tư tưởng gì thì tư tưởng. Quyền viết, quyền nói vào thời kỳ này kể như ở đỉnh điểm.


Chính quyền VNCH (Sài Gòn) gần như buông thả cho quyền sáng tác, quyền lập hội, quyền ra báo, quyền chửi, quyền cái gọi là ‘đối lập’. Rất ít sự kiểm soát hay ‘chế tài’ theo quy luật của một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh chống lại ‘nội thù’ miền Bắc.


Ví dụ: từ năm 1965, “Nội các Chiến tranh” của ông Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ chú trọng đến chiến cuộc và dân nghèo, ít chú ý tới văn chương, nhưng rất lạ ở chỗ bản chất của chính trị gia Nguyễn Cao Kỳ ưa mê văn nghệ, mê ca hát, mê nhất là ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây” (nhạc Phạm Đình Chương thơ Quang Dũng); đến ông Thiệu, khi có một nhà báo hỏi ông thích âm nhạc của ai thì ông nói ông thích Trịnh Công Sơn (sic). 


Nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc “chọn lọc” để viết trong cuốn sách “9 khuôn mặt. 9 phong khí” gồm 9 tác giả lừng danh là: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng và Tô Thùy Yên. Trong số 9 tác giả đó có những người cầm bút từ trước 1954 ở miền Bắc.


Có chăng, Bùi Vĩnh Phúc đã “chấm” 9 khuôn mặt. 9 phong khí cho cuốn sách của ông vì họ ngự trị ở lâu đài quí tộc văn chương văn học miền nam.


Buổi ra mắt hào hứng


Tôi gọi “hào hứng” vì nó khác với các buổi ra mắt tác phẩm “Văn chương” thỉnh thoảng trình làng ở thủ đô tỵ nạn Little Sai Gon, nơi tập trung tinh hoa của tập thể cộng đồng xã hội Việt-Mỹ, trong đó giới văn chương văn học văn hóa khá được nể trọng.


Tuy nhiên, theo tôi, điểm xuyết các phần phát biểu, ngay cả phát biểu của tác giả không thấy đề cập đến nền văn chương không thắng không bại không chết đã chết hay không bao giờ chết! sau khi American’s Vietnam War và Việt Nam Hóa Chiến Tranh chấm dứt, dẫn đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 miền Bắc thống lĩnh miền Nam, dẫn đến chuyện hàng triệu “Bầy chim bỏ xứ” (Phạm Duy).


Ở xứ lưu vong, mỗi khi sách của tỵ nạn mới ra lò, các diễn giả được mời phát biểu về tác phẩm và tác giả thường cố đóng vai “áo thụng vái nhau” để – đỡ bị xếp vào hàng ngũ kẻ ‘thù’. Cái gì chứ cái thù văn chương nó dai nó thâm lắm. Ở đây, không thể không loại trừ loại người “bụng dạ tiểu nhân thù vặt”.


Dù sao, buổi ra mắt sách “9 khuôn mặt. 9 phong khí” của nhà văn nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, trên bục diễn đàn và dưới khán giả vừa “khen vừa phê” tác giả tới nơi tới chốn. Hào hứng.


Xem tiếp phần 2, phát biểu trực tiếp của tác giả và khách đến dự. Video.


Lý Kiến Trúc

Quận Cam, 26/4/2024

Liên lạc Email: lykientrucvh@gmail.com