Con đường ‘Thần đạo’ dẫn vào Thánh địa Mỹ Sơn; Cảnh giác ‘du lịch văn hóa du lịch sinh thái’ sẽ phá hoại di tích vô giá

08 Tháng Tư 20247:18 SA(Xem: 168)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA- THỨ HAI 08 APRIL 2024


Con đường ‘Thần đạo’ dẫn vào Thánh địa Mỹ Sơn; Cảnh giác ‘du lịch văn hóa du lịch sinh thái’ sẽ phá hoại di tích vô giá


* Chưa nghiên cứu sâu về một di tích văn hóa cổ vô giá của dân tộc đã tính tới việc kiếm tiền du lịch văn hóa du lịch sinh thái xanh với đỏ. (VHO)


* Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm bên bờ Nam sông Thu Bồn, về phía Tây huyện Duy Xuyên. Đây là trung tâm Hindu giáo quan trọng nhất của vương quốc cổ Champa/liên minh các tiểu quốc Champa. Nơi này có lịch sử xây dựng từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII.


 TTO - Phát hiện lối vào bí mật ở Thánh địa Mỹ Sơn


THÁI BÁ DŨNG

08/04/2024 16:31 GMT+7


https://tuoitre.vn/sung-sot-phat-hien-loi-vao-bi-mat-o-thanh-dia-my-son-20240408160841271.htm


Sau thời gian dài khai quật, một con đường thần đạo dành cho các tín ngưỡng thiêng dẫn vào tháp K trong quần thể Khu đền tháp Mỹ Sơn được phát hiện.


image006Trung tâm Khu đền tháp Mỹ Sơn (Thánh địa Mỹ Sơn) - Ảnh: B.D.


Thông tin này gây bất ngờ cho giới nghiên cứu khoa học và được đánh giá là sẽ đóng góp rất quan trọng vào nghiên cứu, tham quan tại Mỹ Sơn.


Chiều 8/4/2024, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo và công bố thông tin bước đầu kết quả thăm dò, khai quật phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía đông tháp K.


Hình hài con đường thần đạo lộ ra ở Mỹ Sơn


Theo Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, trong thời gian qua các nhà khảo cổ đã lật tung khoảng 220m2 đất để làm rõ việc có hay không trong quá khứ từng tồn tại một tuyến đường dẫn từ tháp K vào trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn.


Về di tích, các hố khai quật xuất lộ cấu trúc một đoạn kiến trúc đường dẫn phía đông tháp K.


Cấu trúc cắt ngang con đường rộng phủ bì 9m, gồm lòng đường và hai bức tường xếp gạch bo hai bên.


Con đường dẫn từ phía đông tháp K hướng vào các khu tháp E - F ở sâu bên trong thung lũng Mỹ Sơn.


Tường bao được xây dựng bằng cách xây, xếp gạch thành hàng đôi ở hai bên, giữa nhồi thêm gạch vỡ. Tường có móng dưới to, sau đó xây thu dần lên mặt trên với chiều rộng mặt trên khoảng 0,46m.


Căn cứ vào lượng gạch bị đổ trong các hố thăm dò, khai quật, có thể nhận định bức tường này không xây cao, mà chỉ như một bức tường phân chia giới hạn không gian phía trong và phía ngoài con đường trong cùng một không gian thiêng của di tích.


image007Một phần con đường thần đạo được phát lộ sau quá trình khai quật - Ảnh: B.D.


Những di vật trên tiếp tục củng cố nhận định kiến trúc đường dẫn có niên đại thế kỷ XII, tương đương với niên đại tháp K.


"Kết quả thăm dò, khai quật đợt này khẳng định có một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn ở thế kỷ XII, mà lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ - lịch sử trong nước và quốc tế được biết đến.


Con đường này kéo dài trên một khoảng không gian trên 500m, khởi đầu từ tháp K hướng đến khu vực sân trước khu tháp F.


Hiện tại đã có thể xác định chắc chắn cấu trúc của con đường từ tháp K đến khu suối Cạn về phía đông - cách tháp K khoảng 150m" - Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhận định.


image008Dấu tích của con đường thần đạo - Ảnh: B.D.


Con đường dành cho các nghi thức thiêng liêng ở Mỹ Sơn


Dựa trên những dấu tích tìm thấy, các nhà nghiên cứu xác định con đường thần đạo dẫn vào tháp K mới được tìm ra có nhiều chức năng.


Con đường này đóng vai trò là lối đi ‘Thần đạo’ - đường đi của các vị thần Ấn Độ giáo. Con đường Hoàng gia - con đường dành cho các vị vua chúa và tăng lữ Champa đi vào Thánh địa Mỹ Sơn cúng tế các vị thần của họ.


image009Dấu tích con đường thần đạo phát hiện ở dưới tán rừng nguyên sinh - Ảnh: B.D.


Với kết quả nghiên cứu cập nhật trong đợt công tác này, các nhà khoa học kết luận rằng đây là con đường thiêng - con đường dẫn thần linh, vua chúa và tăng lữ Bà La Môn giáo đi vào không gian thiêng Thánh địa Mỹ Sơn.


Dấu tích của con đường thiêng hay con đường hành lễ liên quan đến các nghi lễ Ấn Độ giáo đã được các nhà khảo cổ phát hiện ở một số địa điểm có tính chất tương tự khu đền tháp Mỹ Sơn.


Giá trị ra sao đối với Mỹ Sơn?


Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, Viện Khảo cổ học (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - chủ trì khai quật con đường thần đạo Mỹ Sơn, nói rằng việc lần đầu tiên thế giới tìm ra con đường thần đạo ở Mỹ Sơn sẽ bổ sung những câu chuyện văn hóa để di tích sống động, gần gũi hơn với du khách. (???)


Đặc biệt các sự kiện tái hiện về các lễ nghi phục vụ tham quan Mỹ Sơn từ đây sẽ được nâng tầm, chuyện kể sẽ linh thiêng và hấp dẫn hơn. (???)


image010Lối vào chính trên con đường thần đạo - Ảnh: B.D.


"Chúng tôi rất mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ được cập nhật để phục vụ nghiên cứu, du lịch. (???) Trên cơ sở này các nhà văn hóa sẽ thiết kế lại tour tuyến, sản phẩm, câu chuyện. Du khách đến với Mỹ Sơn sẽ nghe được thêm các huyền tích" (???) - ông Quý nói.


Tiến sĩ Quý cũng nhận định rằng việc lần đầu tiên tìm ra con đường thiêng ở Mỹ Sơn đã cho công chúng biết lâu nay việc thiết kế đường đi, lối lại phục vụ tham quan Mỹ Sơn "đang đi ngược".


Hiện du khách mới đến Mỹ Sơn với sự hiếu kỳ, thăm kiếm di tích của một nền văn hóa đã đổ vỡ.


Do vậy, con đường thiêng vừa phát lộ sẽ cho công chúng thấy rõ hình hài một di sản nguyên vẹn từ cổng vào hành lễ cho đến thánh địa, tôn giáo của vương quốc đã rất rực rỡ trong lịch sử. (THÁI BÁ DŨNG  


* Các dấu hỏi của VHO)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh


V.HÙNG
và 1 tác giả khác


V.HÙNG


T.D.V


Năm 2023 là năm mà Di sản văn hóa thế giới - Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã gặt hái được những thành công đáng kể khi lượng du khách đến tham quan tăng mạnh.


image011Ông Phan Hộ (bên trái ảnh) ký kết hợp tác để thu hút khách đến Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn - Ảnh: M.S


Để đạt được những kết quả tích cực này, Ban quản lý (BQL) Di sản đã có nhiều giải pháp để bảo tồn và khai thác, phát huy hiệu quả để thu hút du khách. Ông Phan Hộ - giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - đã có các chia sẻ.


* Ông có thể cho biết một số giải pháp để bảo tồn và khai thác hiệu quả Khu đền tháp Mỹ Sơn?


- Những năm qua, công tác bảo tồn Khu đền tháp Mỹ Sơn luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế. Khu đền tháp hiện là một quần thể kiến trúc đặc biệt, khiến nó thật sự hấp dẫn, thu hút du khách.


Trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy Khu di sản, nhiệm vụ bảo tồn là trọng tâm, đặt lên hàng đầu. Chính việc bảo tồn tốt di sản góp phần rất lớn thu hút du khách đến Mỹ Sơn.


Mặt khác, BQL đã tập trung các giải pháp để phát triển các dịch vụ du lịch. Ngoài việc đánh giá, khảo sát, dự báo để thực hiện các chiến lược quảng bá xúc tiến phù hợp đến các thị trường trong và ngoài nước, BQL đã sử dụng các hình thức quảng bá truyền thống kết hợp với công nghệ chuyển đổi số.


image012Khu đền tháp Mỹ Sơn với kiến trúc đặc biệt luôn được bảo tồn, gìn giữ cẩn thận - Ảnh: M.S


BQL chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới như "Đêm Mỹ Sơn huyền thoại" (???); nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu múa dân gian Chăm; tổ chức các dịch vụ như thuyết minh tự động đa ngôn ngữ; tham quan thực tế ảo 360; du lịch sinh thái rừng cảnh quan khu di sản, trải nghiệm dệt thổ cẩm Chăm, thuê trang phục dân gian… để phục vụ du khách. (???)


Ngoài ra đã tổ chức hệ thống giao thông nội bộ hoàn thiện, xe điện, các gian hàng địa phương... để du khách có điều kiện trải nghiệm văn hóa bản địa cùng thưởng thức các sản phẩm.


Nhờ đó, lượng du khách đến với Di sản Mỹ Sơn dần tăng đáng kể, tạo điều kiện để BQL tích lũy nguồn lực tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng, phát triển các loại hình du lịch mới phù hợp với không gian bên ngoài vùng di sản.


Bên cạnh đó, BQL sẽ hướng đến việc huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp để đóng góp phát triển một số dịch vụ tại Mỹ Sơn.


* Vấn đề giữa bảo tồn và khai thác, phát huy di sản Mỹ Sơn phải hài hòa, BQL đã có biện pháp nào để bảo tồn, gìn giữ di sản bền vững, thưa ông?


- Đây là vấn đề không dễ dàng đối với bất kỳ khu di sản nào chứ không riêng Mỹ Sơn. Kế hoạch quản lý di sản được tập trung vào 5 nhóm giải pháp như triển khai bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích; phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch (???), cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích, …


Quyết định 2223 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Khu bảo tồn cảnh quan Di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, diện tích 1.158ha với hệ sinh thái động thực vật phong phú.


Cùng với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái (???), thời gian tới phát triển các loại hình du lịch giải trí, du lịch làng nghề với những đặc trưng riêng. Đưa Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh để du lịch khu di sản có giá trị lâu dài, bền vững.


Cộng đồng vùng di sản là nhân tố tích cực để bảo tồn và phát huy Mỹ Sơn bền vững, ổn định lâu dài. Các chính sách mang lại lợi ích cộng đồng đều được BQL quan tâm, như hằng năm từ nguồn thu tại khu di sản đều thực hiện việc trích lại để đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo, phúc lợi người dân.


image013Khu đền tháp di sản Mỹ Sơn làm phong phú hơn trải nghiệm cho du khách - Ảnh: M.S


Các chương trình dự án quốc tế, trùng tu tại khu di sản như dự án hợp tác Ý, dự án Ấn Độ trùng tu nhiều năm tại Mỹ Sơn đều huy động lượng lớn công nhân địa phương vào trùng tu, vừa góp phần tạo nguồn lực lành nghề và góp phần nâng cao đời sống người dân vùng phụ cận di sản.


* Thưa ông, để khai thác, phát huy di sản Mỹ Sơn hiệu quả hơn nữa cần đầu tư lĩnh vực nào cũng như cần những chính sách hỗ trợ nào từ các cấp?


- Trong những năm qua, từ lĩnh vực bảo tồn đến phát huy giá trị, Mỹ Sơn luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ngành từ huyện Duy Xuyên, sở ban ngành tỉnh Quảng Nam.


Tuy nhiên, việc đầu tư hạ tầng Khu di sản thực sự chưa xứng tầm, mà nhu cầu của Mỹ Sơn rất lớn, điều này rất cần các cấp ngành, tỉnh Quảng Nam quan tâm, có cơ chế chính sách để lại nguồn thu từ vé tham quan (???) để BQL đầu tư lại cho di sản và trao quyền tự chủ nhiều hơn.


image014Di sản văn hóa Thế giới Mỹ Sơn với kiến trúc độc đáo luôn thu hút đông đảo du khách - Ảnh: M.S


Năm 2023, du lịch Mỹ Sơn có sự phục hồi trở lại, với 360 ngàn lượt khách, đạt 326% so năm trước, trong đó khách quốc tế đạt trên 315 ngàn lượt. Việc chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ tại Mỹ Sơn tăng hơn so với các năm trước, góp phần phát triển các loại hình du lịch tại khu đền tháp.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Hoàng thái tử Nhật Bản tham quan Mỹ Sơn


image015Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và phu nhân là Công nương Kiko từ Tokyo đến sân bay Đà Nẵng chiều 23/9/2023 để đi tìm hiểu về di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam.

- Ảnh: PHƯƠNG THANH

image016

TẤN LỰC


24/09/2023 14:46 GMT+7


Tham quan khu đền tháp Mỹ Sơn, Hoàng thái tử Nhật Bản và Công nương bày tỏ quan tâm tới cụm di sản, quan sát chăm chú và dành nhiều câu hỏi cho hướng dẫn viên.


image017Hoàng thái tử Akishino và Công nương Kiko nghe thuyết minh về khu đền tháp Mỹ Sơn tại tỉnh Quảng Nam ngày 24/9/2023 - Ảnh: HOÀNG THỌ


Ngày 24/9/2023, Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương Kiko đã tham quan khu đền tháp Mỹ Sơn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.


Tại đây, họ được ông Lê Trí Thanh, chủ tịch UBND tỉnh, và đại diện các sở ngành tỉnh này đón tiếp.


Trò chuyện với Hoàng thái tử và Công nương trong lúc tham quan khu đền tháp, ông Thanh giới thiệu hoạt động trùng tu, nâng cấp và bảo vệ di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.


image018Hoàng thái tử và Công nương thăm khu đền tháp - Ảnh: HOÀNG THỌ


Hoàng thái tử Nhật Bản đã tỉ mỉ quan sát cấu trúc các đền tháp và dành nhiều câu hỏi cho hướng dẫn viên. Sau đó đoàn đã xem các tiết mục nghệ thuật do các nghệ sĩ Ban quản lý di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn trình diễn.


Hoàng thái tử cho hay đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về cụm di tích này và bày tỏ sự thú vị khi ghé thăm.


Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ xây dựng Bảo tàng Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn tại khu đền tháp này để trưng bày các hiện vật đã được khai quật ở Mỹ Sơn.


image019Hoàng thái tử Akishino quan sát kỹ lưỡng các cấu trúc của khu đền tháp - Ảnh: HOÀNG THỌ


Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm bên bờ Nam sông Thu Bồn, về phía Tây huyện Duy Xuyên. Đây là trung tâm Hindu giáo quan trọng nhất của vương quốc cổ Champa/liên minh các tiểu quốc Champa. Nơi này có lịch sử xây dựng từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII.


Theo thống kê, tại đây có hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng thành những nhóm khác nhau, được các học giả Pháp đặt tên các nhóm A, B-C-D, E-F, G, H, K, L, M, N.


Với giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


65 danh hiệu UNESCO, làm sao cân bằng giữa bảo tồn và phát huy giá trị?


THANH HIỀN
và 1 tác giả khác


THANH HIỀN


DUY LINH

18/12/2023 22:20 GMT+7

https://tuoitre.vn/65-danh-hieu-unesco-lam-sao-can-bang-giua-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-20231218193943802.htm


Các danh hiệu UNESCO danh giá mang đặc trưng quốc gia nhưng cũng được xem là tài sản của nhân loại. Danh hiệu này đều được các nước coi là nguồn lực, tiềm lực thu hút du lịch, phục vụ mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững.


image020Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online - Ảnh: THANH HIỀN


Trong phiên thảo luận tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 tổ chức sáng 18-12 tại Hà Nội, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã đặt vấn đề: Làm sao để cân bằng giữa phát triển, giữa bảo tồn và phát huy các giá trị, danh hiệu, biến di sản thành tài sản, tiềm lực thành nguồn lực, thực sự phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội?


Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Lê Thị Hồng Vân bên lề hội nghị.


Gắn kết mạng lưới di sản


Theo bà Lê Thị Hồng Vân, Việt Nam đến nay có 65 danh hiệu UNESCO, từ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển, thành phố sáng tạo, thành phố học tập,...


Hiện nay, ngay cả trong một địa phương có thể có rất nhiều di sản. Việc gắn kết các danh hiệu UNESCO chính là điểm thu hút đầu tư, làm nên thương hiệu địa phương. Đồng thời, kế hoạch phát huy, bảo tồn giá trị của danh hiệu cần gắn liền với phát triển bền vững.


Bà Vân điểm tên một số địa phương đang thực hiện tốt, đó là Thừa Thiên Huế - thành phố một điểm đến, bảy di sản và Hà Nội - vừa là thành phố vì hòa bình, vừa là thành phố sáng tạo, vừa có di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.


Phương hướng bảo tồn, phát triển này cũng được UNESCO đánh giá cao. Hiện nay, Ninh Bình cũng đề xuất tầm nhìn đô thị di sản thiên nhiên kỷ, hay Hội An là đô thị du lịch quốc gia.


"Đây là tầm nhìn các địa phương trong quá trình phát triển đưa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương", bà Vân nhận định.


Để tạo nên sức mạnh tổng hợp cũng cần gắn kết các di sản trong nước với nhau. Việt Nam hiện đã có Câu lạc bộ các Di sản thế giới.


Bà Vân đặt tiếp vấn đề là các di sản cần gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, đồng thời câu lạc bộ di sản của Việt Nam cũng kết nối với các di sản thế giới của khu vực và trên toàn cầu.


"Hồi tháng 8, Anh đã công bố bản đồ mạng lưới 58 danh hiệu UNESCO, gợi ý đó là những điểm đến nên trải nghiệm trong mùa hè. Khi đến thì nên đi các điểm này, theo chặng này.


Đó là thứ chúng ta có thể học hỏi và Ủy ban quốc gia UNESCO nên phát huy vai trò trong việc kết nối chung này", bà Vân chia sẻ.


Bên cạnh đó, một trong những xu hướng hiện nay là tận dụng những lợi thế của công nghệ số trong việc quảng bá, phát huy những giá trị danh hiệu. Bà Vân đề cập đến việc sử dụng các mạng xã hội như Instagram, Twitter, Facbebook và cả các KOL.


"Khi Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay sang thăm Việt Nam, bà đã đăng 7 tweet về Việt Nam và nhận được hàng trăm, hàng nghìn lượt like, retweet Tôi nghĩ rằng đấy là một cách có thể giới thiệu nhanh nhất về Việt Nam", Đại sứ Lê Thị Hồng Vân phân tích.


UNESCO mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm


Tháng 11-2023, Việt Nam đã lần thứ hai trúng cử vào Ủy ban Di sản thế giới - một trong những ủy ban quyền lực nhất trong UNESCO, nơi có thể quyết định các hồ sơ di sản thế giới và ngân sách cho việc bảo tồn di sản ở các quốc gia.


image021Đoàn Việt Nam tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 Công ước Di sản thế giới, kỳ họp có kết quả bỏ phiếu ngày 22-11-2023 cho thấy Việt Nam lần thứ hai trúng cử Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 - Ảnh: Bộ Ngoại giao


Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO Lazare Eloundou Assomo trong các chuyến thăm Việt Nam đã khẳng định Việt Nam là điển hình của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, giữa phát triển kinh tế và phát huy giá trị văn hóa.


Đại sứ Lê Thị Hồng Vân khẳng định Việt Nam có thể đóng góp vào việc chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho các quốc gia, những nước đang phát triển, các nước châu Phi, các nước đảo nhỏ.


Việt Nam cũng sẽ có rất nhiều cơ hội, có điều kiện tham gia dẫn dắt, định hình các đường lối, chính sách của UNESCO về vấn đề văn hóa, di sản.

image022

Hội An mừng gia nhập thành phố sáng tạo UNESCO: Trình diễn xích lô, xe đạp quanh phố cổ


Sau khi UNESCO công bố Hội An gia nhập mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu, sáng 1-11, đoàn xe xích lô và xe đạp đã nối dài chở người dân, văn nghệ sĩ cùng lãnh đạo Hội An rảo quanh phố cổ. (01/11/2023 12:30 GMT+7)