Hành thích hồ Dâm Đàm: Tìm hiểu vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh

06 Tháng Sáu 20196:03 CH(Xem: 10098)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 07 JUNE 2019

image002
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh tại đền thờ thôn Bảo Tháp, làng Đông Cứu, Thuận Thành, Bắc Ninh


Hành thích hồ Dâm Đàm: Tìm hiểu vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh
BBC 06/6/2019

image003
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Quốc tử giám

Vụ án dẫn tới hạ bệ viên quan quyền uy bậc nhất triều Lý Lê Văn Thịnh là một trong những bí ẩn tranh cãi trong lịch sử Việt Nam.

Giai đoạn thế kỷ 11 là thời thịnh trị của nhà Lý, với chiến tích đánh Tống dưới thời minh quân Lý Thánh Tông (1023-1072), tiếp theo là giai đoạn phồn thịnh của Lý Nhân Tông (1066-1128).

Các nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam xuất hiện giai đoạn này như Nhiếp chính Ỷ Lan (1044-1117), Thái sư Lý Đạo Thành (?-1081), Thái úy Lý Thường Kiệt (1019-1105) và Thái sư Lê Văn Thịnh (1050-?).

Tiếp theo Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư, tức tể tướng, quyền uy nhất nước trong khoảng 10 năm cuối thế kỷ 11.

Nhưng cuối năm 1095, ông bị bãi chức, an trí, đi vào lịch sử như tội nhân của âm mưu hành thích vua trong vụ án "hóa hổ" nơi hồ Dâm Đàm.

Sinh năm 1050 trong một gia đình thường dân tỉnh Bắc Ninh, Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi đầu tiên trong lịch sử Văn Miếu năm 1075.

Ông được bổ nhiệm chức Thị Lang Bộ Binh, làm thầy giáo dạy học của vua Lý Nhân Tông.

Sau khi tướng Lý Thường Kiệt đánh phá ba châu Khâm, Ung, Liêm, nhà Tống uất giận, cử quân nam chính vào năm 1076.

Lúc này, Lê Văn Thịnh được phong chức Thị lang Bộ binh phụ trách công việc quân sự.

Năm 1084, ông có công to khi lên biên giới thương lượng ranh giới với nhà Tống.

Từ 1085, khi trở thành Thái sư, đến 1096 khi bị lật đổ, Lê Văn Thịnh là viên quan nổi trội và quyền uy nhất của triều Lý.

Nhưng năm 1096, Toàn Thư chép ông Thịnh "mưu làm phản", được vua tha tội chết nhưng đưa an trí ở Thao Giang, Phú Thọ ngày nay.

Chuyện truyền kỳ kể khi vua Lý Nhân Tông ra hồ Dâm Đàm xem đánh cá, chợt mây mù nổi lên, rồi một con hổ xuất hiện trong thuyền.

Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh định mưu giết vua.

Nhưng một số sử gia sau này bày tỏ nghi ngờ về câu chuyện.

Bị oan?

Sách Bên lề chính sử của Đinh Công Vĩ đặt giả định về mâu thuẫn giữa phe Phật giáo của nhà vua cùng Thái hậu Ỷ Lan và phe Nho giáo do Lê Văn Thịnh dẫn dắt.

"Vua Nhân tông và Thái hậu Ỷ Lan là những người cực kỳ sùng chuộng Phật giáo…Với một nhà nho chấp chính nắm quyền Thái sư (tức Tể tướng) như Lê Văn Thịnh, hẳn riêng ông không thể tán thành sự thao túng của Phật giáo, nhất là khó chấp nhận việc đưa người của Phật giáo vào triều đình; chia sẻ quyền lực với mình."

"Do đó, đã xảy ra mâu thuẫn giữa phái Nho giáo bắt đầu vươn lên nắm quyền, đứng đầu là Lê Văn Thịnh, và phái Phật giáo vốn là một thế lực cũ, từ lâu đã rất mạnh ở triều đình. Như vậy, cái chết của Lê Văn Thịnh là tất yếu."

Còn trong A history of the Vietnamese, Keith Taylor nói sự nổi trội của Lê Văn Thịnh trong triều làm giảm ảnh hưởng của các thành viên hoàng tộc Lý.

"Khi chưa có thêm thông tin, phỏng đoán khả dĩ nhất là các thành viên cao cấp của hoàng tộc đã hành động để củng cố lợi ích trước một kẻ thường dân mới lên," Keith Taylor viết.

Hay mưu phản?

Tuy vậy, Tạ Chí Đại Trường, trong Sử Việt đọc vài quyển, có vẻ không xem Lê Văn Thịnh có nguồn gốc dân tầm thường. Thay vào đó, Tạ Chí Đại Trường xem Lê Văn Thịnh thực sự đến từ một dòng họ Lê đầy thế lực nơi địa phương.

Như Tạ Chí Đại Trường dẫn giải: "Chúng tôi đã nói đến chuyện 12 sứ quân mà không phải chỉ có 12 nguời. Đinh không với tới vùng của Lê Lương. Vùng này có vẻ sa sút khi Lê Hoàn đánh Ái Châu nhưng truớc đó còn có một quan sát sứ Lê nuôi ông ta, làm điểm tựa cho ông làm Thập đạo Tuớng quân.

"Mãi tới đời Lý, họ Lê đó còn đủ thế lực đưa Lê Văn Thịnh vào cung Lý theo một cuộc thi tam truờng (1075) giả dạng (chỉ lấy có một nguời!) đến khi ông mắc tội âm mưu giết vua mà không bị tru di tam/cửu tộc, lại chỉ bị đi đày thôi."

Theo cách nhìn của Tạ Chí Đại Trường, Lê Văn Thịnh đại diện cho một tông tộc họ Lê đầy quyền lực. Đến mức Tạ Chí Đại Trường cho rằng danh hiệu Trạng nguyên đầu tiên của Lê Văn Thịnh có thể chỉ là "một cách hợp thức hóa quyền chức đại biểu của một tông tộc có uy thế".

Nhìn theo hướng này, khi bị ghép tội năm 1096, nhà vua không dám giết Lê Văn Thịnh là vì sợ biến loạn từ phía đại gia họ Lê nơi địa phương kia.

Tạ Chí Đại Trường có vẻ nghiêng về giả thiết Lê Văn Thịnh quả thực là "phản thần" có âm mưu giết vua.

Một vấn đề của triều Lý lúc này là Lý Nhân Tông suốt đời không có con.

Trong dân gian có lời đồn đây là quả báo do Thái hậu Ỷ Lan vào năm 1073 thảm sát Thượng Dương Hoàng hậu và tỳ nữ để đoạt quyền nhiếp chính.

Liệu trong giai đoạn nhạy cảm chuyện kế vị này, Lê Văn Thịnh có trở thành đối tượng bị nghi ngờ?

Cho đến tận năm 1116, vợ một tông thất nhà Lý, Sùng hiền hầu, mang thai. Lý Nhân Tông lúc này tuổi đã cao, nhận đứa con này làm con nuôi, lập làm thái tử năm 1117.

Trong Bài sử khác cho Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường chỉ ra một chi tiết, Lưu Khánh Đàm, cũng thuộc dòng họ Lê Lương, được đưa lên làm Thái phó rồi Thái úy sau khi Lê Văn Thịnh mất chức.

Lưu Khánh Đàm sau này cũng là người được Lý Nhân Tông trao di chiếu trước khi qua đời.

Phải chăng đây là chi tiết cho thấy dòng họ Lê khi đó mạnh đến mức nào, để sau khi Lê Văn Thịnh thất sủng, một người cùng dòng tộc này được lên thay?

Theo tích xưa, khi đã hơi tàn sức kiệt, Lê Văn Thịnh tìm về quê. Khi đến xã Đình Tổ (thuộc Thuận Thành, Bác Ninh) ông trút hơi thở cuối cùng.

Ông được dân làng Đình Tổ chôn cất, tôn ông làm Thành Hoàng Làng./
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17813)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16301)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17682)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19534)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17275)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15849)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17978)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17071)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18591)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23239)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20684)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20117)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18936)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18721)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17030)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26292)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17482)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22686)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21519)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.