30 năm sự kiện Thiên An Môn: Trung Quốc vẫn nỗ lực xóa bỏ ký ức

05 Tháng Sáu 20199:33 CH(Xem: 9500)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ NĂM 06 JUNE 2019


30 năm sự kiện Thiên An Môn: Trung Quốc vẫn nỗ lực xóa bỏ ký ức


John Sudworth BBC News, Beijing 04/6/2019


image009

Chuyện gì đã xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước?


Không có một chương trình tưởng nhớ chính thức nào về sự kiện năm 1989 ở Bắc Kinh. Nhưng tuyên bố đó, mặc dù chính xác, nhưng quá trung dung.


Thực tế, những gì xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn được đánh dấu mỗi năm bởi một hành động lớn, mang tính quốc gia có thể được gọi là "sự quên lãng".


Vài tuần trước ngày 4 tháng Sáu, cỗ máy kiểm duyệt lớn nhất thế giới rơi vào tình trạng quá tải khi một mạng lưới thuật toán tự động khổng lồ cùng hàng chục ngàn người 'kiểm duyệt' phải tìm mọi cách xóa sạch mọi tài liệu tham khảo trên internet.


Những người được cho là quá khiêu khích trong nỗ lực trốn tránh các biện pháp kiểm soát có thể bị bỏ tù với những bản án lên đến ba năm rưỡi.


Và đó là bản án dành cho một nhóm gần đây đã tìm cách kỷ niệm ngày này bằng cách dùng cụm từ "Tiananmen Massacre" làm nhãn hiệu cho sản phẩm.


Chỉ việc đăng lại những hình ảnh trên Twitter, mạng xã hội bị cấm thậm chí không thể truy cập được đối với hầu hết người dùng internet Trung Quốc, cũng có thể khiến anh bị giam giữ.


Vài tháng trước, tôi đã tự mắt chứng kiến ​​mức độ chính quyền sẽ thực hiện để đảm bảo rằng công dân Trung Quốc không có bất kỳ cuộc thảo luận công khai hoặc hành động tưởng niệm nào.


Vào ngày Tết Thanh minh, thời điểm mọi người đến thăm mộ người thân của họ, BBC đã sắp xếp để gặp một người phụ nữ có con trai bị bắn vào đầu ở phía Bắc Quảng trường Thiên An Môn, ngay sau khi những đội quân đầu tiên tiến vào trong thành phố.


image010

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling) giơ tấm hình của con trai bà cho phóng viên vào 2014


Như mọi năm, bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling), 81 tuổi, đang lên kế hoạch đưa hoa đến nghĩa trang nhỏ, yên bình, nơi tro cốt của Vương Nam (Wang Nan), 19 tuổi, được chôn cất, gần Di Hòa Viên, Bắc Kinh.


Nhưng chúng tôi thấy nghĩa trang đã bị quây kín bởi các nhân viên bảo vệ theo dõi bia mộ của Wang Nan.


Chúng tôi đã bị tra hỏi bởi các cảnh sát mặc sắc phục và thậm chí còn kiểm tra hộ chiếu và thẻ báo chí, và lấy thông tin của chúng tôi.


Và sau đó cảnh sát hộ tống bà Trương đến ngôi mộ con trai và được hộ tống khỏi nghĩa trang để tránh xa các nhà báo.


image011

Image caption Khu mộ của gia đình của bà Trương nơi chôn cất chồng và con trai bà


Kho dữ liệu của BBC lưu trữ hàng loạt sự kiện, trong đó cái chết của Vương Nam đóng một phần rất nhỏ.


Các đoạn phim với mỗi khung hình là một minh chứng cho sự dũng cảm của những người quay nó, cho thấy những người lính tiến tới với vũ khí giữ ngang tầm bóng đổ trên những chiếc xe tăng.


Những thước phim quay lại khoảnh khắc những người biểu tình hoảng sợ leo lên những xe đạp hoặc bỏ chạy trong lúc đem theo những thi thể đầy máu, đầy vết đạn vào bệnh viện.


Nhưng với tôi, khoảng khắc này đặc biệt ấn tượng.


'Họ cầu xin anh ta đừng bắn'


Trong ánh sáng ban ngày, tiếng súng nổ lẻ tẻ vẫn có thể được nghe thấy trên khắp thành phố và một du khách người Anh rõ ràng đang bị sốc. Margaret Holt đã vô tình bị cuốn vào một trong những khoảnh khắc quyết định của thế kỷ trước.


"Người lính này, anh ta bắn một cách bừa bãi vào đám đông và ba cô gái trẻ đã quỳ xuống trước mặt anh ta và cầu xin anh ta ngừng bắn," cô nói lặng lẽ, chắp hai tay theo kiểu cầu nguyện.


"Và anh ta đã giết họ."


"Một ông già giơ tay lên vì muốn qua đường, và anh ta cũng bắn ông ấy."


Holt lúc đó khoảng cuối 50 hoặc đầu 60 và đang học vẽ trong một tòa nhà chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn vài trăm thước, bà Holt chỉ ra ngoài cửa sổ khi bà mô tả những gì đã xảy ra với người lính.


"Băng đạn trên súng của anh ta hết nên khi anh ta cố thêm đạn thì đám đông lao vào và treo cổ anh ta trên một cái cây."


Toàn bộ lời mô tả diễn ra trong vòng 24 giây.


Nhưng chính sự ngắn gọn của nó đã nhấn mạnh sự tàn bạo của lực lượng được sử dụng để xóa bỏ một cuộc biểu tình ôn hòa, và sự phẫn nộ của đám đông bên kia đầu đạn.


Nó cũng cho thấy tại sao, ngay cả ngày nay, chính quyền Trung Quốc vẫn cố gắng hết sức để chôn vùi tất cả các cuộc thảo luận về những gì đã diễn ra.


Làn gió đổi thay


Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Bắc Kinh và hàng chục thành phố khác của Trung Quốc vào mùa Xuân và mùa Hè năm 1989 đã được châm ngòi - như thường lệ - bởi một sự kiện hoàn toàn bình thường: cái chết vào tháng Tư của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản trước đây, Hồ Diệu Bang, một nhà lãnh đạo ủng hộ tự do kinh tế và tự do chính trị.


Sự đau buồn, thương tiếc kéo dài, chủ yếu từ các sinh viên, đã nhanh chóng biến thành các cuộc biểu tình trên đường phố quy mô lớn với lời kêu gọi danh tiếng của ông được khôi phục và để di sản của ông được vinh danh với những cải cách trên diện rộng: một nền báo chí tự do, tự do hội họp và chấm dứt tình trạng quan chức tham nhũng.


image012

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chia rẽ về cách đối phó với các cuộc biểu tình


Tại Bắc Kinh, khoảng một triệu người đổ về Quảng trường Thiên An Môn, chiếm giữ không gian công cộng rộng lớn tại trung tâm chính trị của thủ đô với cờ, biểu ngữ và lều.


Trong lúc đó, những làn gió đổi thay đã thổi qua từ Đông Âu, thêm vào đó là chuyến thăm của nhà lãnh đạo Liên Xô Michael Gorbachev đến Bắc Kinh vào giữa tháng Năm để tham gia hội nghị thượng đỉnh Xô-Trung lần đầu tiên trong 30 năm.


Đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, cũng như với những người biểu tình, đất nước lớn nhất Đông Á dường như ở bờ vực của một thời khắc lịch sử, và nội bộ Đảng Cộng sản đã chia rẽ về giải pháp đối phó.


Và cuối cùng, phe cứng rắn đã giành chiến thắng.


Đêm khuya ngày 3 tháng 6 và đến sáng ngày hôm sau, một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn đã được phát động trên quảng trường, với hàng loạt chiếc xe tăng và binh lính tiến vào với đạn thật.


Tại các giao lộ dọc theo tuyến đường đến Thiên An Môn, những người từ chối di chuyển đã bị bắn một loạt đạn.


Một số người như lời kể của vị khác du lịch trên đã chiến đấu lại bằng tay không, và một số xe bọc thép được cho là đã bị bốc cháy bởi những quả bom cocktail Molotov người biểu tình tự chế.


image013

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một chiếc xe bọc thép bóc cháy vào 4/6/1989 gần Quảng trường Thiên An Môn


Ngày nay, sự kiểm duyệt và những bí mật khiến người ta chưa thể xác định chính xác bao nhiêu người đã chết trong đêm đó. Không có một con số chính thức đầy đủ về những người đã chết và bị thương nào được công khai.


Theo những phóng viên nước ngoài có mặt ở đó, đến thăm các bệnh viện trong thành phố và hầu hết đều ước chừng số người thiệt mạng là từ hàng trăm đến 2000-3000 người.


Ít nhất một nguồn tin ngoại giao, được đưa ra trong thời điểm vụ việc đang sôi sục, đề nghị một con số lớn hơn.


Điều không thể tranh cãi là đó là khoảnh khắc lực lượng quốc phòng quốc gia lại đóng vai một đội quân xâm lược, tấn công chính người dân của họ trong chính thủ đô của họ.


Đó là một bước ngoặt tiếp tục định hình Trung Quốc ngày hôm nay.


'Người chặn xe tăng'


Có lẽ không có gì có thể minh họa cho sự hiệu quả của 30 năm kiểm duyệt của Trung Quốc hơn hình ảnh 'Người đàn ông chặn xe tăng', hay còn gọi là là 'Tank Man'.


Vào ngày 5 tháng 6, một ngày sau khi giải phóng mặt bằng quảng trường, một hàng xe tăng đã được trông thấy rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn dọc theo Đại lộ Trường An, nơi hầu hết các vụ giết người đã diễn ra.


Video ghi lại cảnh một người biểu tình đơn độc đặt mình trước chiếc xe tăng bọc chì và sau đó cứ đi qua đi lại chặn đầu chiếc xe mỗi khi nó cố gắng lách khỏi anh ta.


image014

Bản quyền hình ảnh BBC Newsnight BBC Newsnight


Người đàn ông, mặc áo sơ mi trắng và quần đen và cầm hai chiếc túi, trèo lên chiếc xe tăng và cố gắng khuyên can với phi hành đoàn qua nắp xe.


Đối với thế giới bên ngoài, hình ảnh mang đầy tính biểu tượng này là một đối chiếu giữa sự đàn áp độc đoán với một tinh thần bất chấp không thể chối cãi.


Nó biểu trưng cho tất cả những gì đã xảy ra trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn.


Cũng cần phải chỉ ra rằng người chỉ huy xe tăng, không hề hay biết hàng chục ống kính quốc tế đang chĩa vào anh ta, có vẻ đã nhượng bộ.


'Người đàn ông chặn xe tăng' đã không bị bắn hay bị cán qua nhưng số phận của anh ta vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.


Ở Trung Quốc, hình ảnh kinh điển này đã bị xóa sạch khỏi ý thức của công chúng.


Tội ác bất nhân


Ngày nay, Quảng trường Thiên An Môn hầu như không đổi thay so với những hình ảnh video năm 1989.


Bức chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn được treo ở vị trí trang trọng nhất, với vẻ mặt nguyên sơ, hơi mỉm cười.


Nụ cười đó đã từng bị ba người biểu tình ném đầy trứng và sơn trước khi họ bị bỏ tù 20 năm.


Nhưng bên ngoài quảng trường đó, Trung Quốc đã thay đổi chóng mặt trong ba thập kỷ qua.


Khi nó ngày càng trở nên giàu có và mạnh mẽ hơn, sự thành công đó dường như là sự phản bác của Bắc Kinh đối với những trang báo quốc tế - bao gồm cả bài viết này, vốn cứ mãi khẳng định rằng một chương đen tối, bị chôn vùi trong quá khứ đó vẫn còn quan trọng.


Bao Đồng là một cựu quan chức cao cấp, người ngồi bên lề những bàn thảo luận cấp cao về những biến động chính trị năm 1989.


Ông bây giờ là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã thụ án 7 năm, tất cả đều bị biệt giam, do ủng hộ những người biểu tình Thiên An Môn.


image015

Image caption Bao Đồng nói rằng Trung Quốc nên cho phép mọi người thảo luận về những gì đã xảy ra vào năm 1989


"Điều làm tôi lo lắng", ông nói, "là trong 30 năm qua, tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đứng bên cạnh tội ác vô nhân đạo ngày 4 tháng Sáu."


"Họ coi đó là một bài học quý giá, như một trò ảo thuật đằng sau sự trỗi dậy của quốc gia. Họ coi đó là lợi ích."


"CPC nên cho phép mọi người thảo luận - nạn nhân, nhân chứng, người nước ngoài, nhà báo đã ở đó. Họ nên cho phép mọi người nói những gì họ biết và tìm ra sự thật."


Ông chắc chắn rằng nếu những yêu cầu của người biểu tình đã được lắng nghe từ những năm trước, thì tương lai của Trung Quốc sẽ không chỉ là một sự thịnh vượng, mà còn là một sự cân bằng và công bằng hơn.


"Tôi thấy một Trung Quốc không có Vạn Lý Tường Lửa, không có tầng lớp đặc quyền. Thật không may, sẽ có ít tỷ phú hơn nhưng ít nhất là những người lao động nhập cư nghèo có thể được sống tự do mà không phải bị đuổi ra khỏi các thành phố lớn. Và một Trung Quốc không cần phải đánh cắp công nghệ nước ngoài."


Quyền lực bằng mọi giá


Điều trớ trêu trong các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là bất chấp niềm tin hy vọng của nhiều người rằng sự thay đổi thực sự đã đến, thì thay vào đó họ có thể đã đẩy cơ hội cải cách chính trị ở Trung Quốc lùi lại một thế hệ, thậm chí hơn.


Một số ít sinh viên đã công khai kêu gọi cách mạng, họ rất có thể sẽ là những nhà lãnh đạo tồi và bị chia rẽ bởi bởi chủ nghĩa bè phái, mâu thuẫn và khuynh hướng độc đoán của chính họ (như các tài liệu cũ cho thấy).


Nhưng những người cứng rắn trong nội bộ Đảng Cộng sản đã cho rằng, ngay cả những yêu cầu hạn chế nhất về một nhà nước pháp quyền và những quyền tự do dân chủ sẽ chấm dứt sự độc quyền quyền lực của họ.


Nếu các cuộc biểu tình này không bao giờ xảy ra, nếu các nhà cải cách cao cấp không bị thanh trừng hay bỏ tù, liệu Trung Quốc có theo con đường của các quốc gia châu Á khác, như Đài Loan và Hàn Quốc, dần dần từ bỏ chế độ độc đoán?


Ở Trung Quốc, một sự tưởng nhớ là không thể: Một thế hệ cũ không được phép nhớ, một thế hệ mới thậm chí không được phép biết.


Thay vào đó, quyết định đã được đưa ra khi đó là một quyết định vẫn còn giữ cho đến hôm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giữ quyền lực bằng mọi giá, và không một phong trào nào được phép đe dọa điều này.


Ba mươi năm trôi qua, nỗ lực "xóa ký ức" vẫn tiếp diễn mạnh mẽ hơn bao giờ hết./
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17818)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16310)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17685)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19552)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17280)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15851)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17984)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17084)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18595)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23248)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20708)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20134)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18953)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18725)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17038)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26297)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17484)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22700)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21545)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.