Đào Như: Từ xa nhìn về Tổ quốc - 3

19 Tháng Mười 201812:12 SA(Xem: 10065)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 18 OCT 2018


TỪ XA NHÌN VỀ TỔ QUỐC -3


VIỆT NAM VÀ NHẤT THỂ HÓA      


image009


Đào Như


Lịch sử của Nhất Thể Hóa-


Sau biến cố lich sử năm 1991, Boris Yeltsin được toàn dân Nga bầu lên làm Tổng Thống nước Nga mới. Boris Yeltsin đã từng đặt Đảng Cộng Sản Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật và cấm đảng này hoạt đông trên đất Nga. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thuộc Liên Xô cũ, cũng vùng đứng lên, từ bỏ mô hình Xô Viết, tự thành lập những nước Cộng Hòa mới và tuyên bố độc lập với Motcowa. Sau sự kiện này, trên thế giới còn lại rất ít quốc gia theo mô hinh Xô Viết- chế độ cộng sản xã hội chủ nghĩa- trong đó có Viêt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba….Những quốc gia này cũng phải thay đổi phần nào mô hình lãnh đạo, cũng phải nhất thể hóa nhiều chức năng lãnh đạo đảng và Nhà nước. Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng (báo TiaSáng) việc nhất thể hóa ở các quốc gia này tùy thuộc vào sự đòi hỏi của tinh hình khu vực và được thực hiện ở những mực độ khác nhau-  http://tiasang.com.vn/dien-dan/Nhat-the-hoa-Tinh-chat-cap-thiet-cua-van-de-10607.


- Ở Trung Quốc, người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà Nước chỉ là một.


- Ở Lào, người đứng đầu Đảng, và người đứng đầu Nhà nước cũng chỉ là một.


- Ở Cuba, mực độ Nhất Thể Hóa còn cao hơn: người đứng đầu Đảng, người đứng đầu Nhà nước, và người đứng đầu Chính phủ chỉ là một người.


- Việt Nam là nước duy nhất của phe XHCN người đứng đầu Đảng, và người đứng đầu Nhà nước là hai nhà lãnh đạo khác nhau.


Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng: ”Thật ra, ở VN, nhất thể hóa-NTH-giữa người đứng đầu Đảng và người đứng đầu nhà nước cũng đã từng được thực hiện  dưới thời của Chủ Tich Hồ Chí Minh. Tuy nhiên kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất năm 1969 đến nay, việc này đã không còn tiếp tục thực hiện. Công bằng mà nói, những cố gắng để NTH ở VN vẫn được triển khai ở cấp thấp hơn. Cụ thể người đứng đầu Đảng kiêm nhiệm chức Chủ tich Hội đồng Nhân dân, hoặc kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương. Trong các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ, việc NTH được triển khai triệt để hơn. Ở những nơi này về cơ bản, người đứng đầu Đảng thường đồng thời cũng là người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp…”.


    Nhưng đến đây có sự khá phức tạp về sự khác biệt về nội hàm giữa hai cụm từ ‘kiêm nhiệm’ và “Nhất thể hóa”-NTH. Khi Đảng kiêm nhiệm chức danh Nhà nước, thì quá trình làm việc ở hai nơi khác nhau, bên Đảng và bên Nhà Nước, và có sự chênh lệch vì sức mạnh của lãnh đạo Đảng ở bên Nhà Nước rất thấp (yếu). Còn NTH là sự hóa thân của lãnh đạo Đảng vào lãnh đạo các chức danh Nhà nước thì quá trinh làm việc chỉ diễn ra một nơi và sức mạnh của lãnh đạo Đảng là toàn diện.


http://tiasang.com.vn/dien-dan/Nhat-the-hoa-Phan-tich-de-chon-lua-mo-hinh-10639


 Nhất Thể hóa tự nó cũng diễn ra ở nhiều quốc gia đa nguyên (Đa đảng) Quân chủ, cũng như các quốc gia Tự Do, Dân chủ, theo chế độ Tam lập phân quyền, dưới nhiều mô hình khác nhau:


- Mô hình Thủ Tướng Chế- người đứng đầu Đảng (thắng cử) sẽ làm Thủ tướng như ở Nhật,ở Anh


- Mô hinh Tổng thống chế- Người đứng đầu Đảng (tháng cử) sẽ làm Tổng thồng như ở Mỹ, Indonesia


- Mô hình Tông thống lưỡng tính-gồm có cả Tông thống và Thủ tướng. Quyền hành pháp được phân chia cho 2 yếu nhân nói trên theo tỷ lệ khác nhau tùy vào mỗi nước. Cụ thể như nước Nga có Tổng thống Vladimir Putin và cũng có Thủ Tướng Medvedev.


Nhưng điều căn bản ở các quôc gia này đều theo chế độ Tam quyền phân lập-Hành-pháp-Lâp pháp và Tư pháp. Và họ có lưỡng viện Quốc Hội đa đảng do dân bầu (còn gọi là Nghị Viên như ở Anh, Duma như ở Nga, Congress như ở Mỹ…) Họ kiểm soát thanh tra chặt chẽ các vi lãnh đạo của họ. Tổng thống hay Thủ tưởng chỉ có quyền đề xuất, nhưng quyết định tối hậu vẫn là lưỡng viện Quốc Hội. Do đó ở những quốc gia này tránh được sự chuyên quyền của nhà lãnh đạo.      


 TBT Nguyễn Phú Trọng và khát vọng Nhất Thể Hóa-


 Mặc dầu TBT Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố trong buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội hồi tháng 5-2015: “Bí thư kiêm Chủ tịch nước thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Khiến các cử tri hiểu lầm là ông TBT không có gì mặn mà với sự kiêm nhiệm hai chức năng TBT và Chủ tịch nước. Hơn thế nữa Ông Nguyên Phú Trọng tuổi đã ngoài 70, đáng lẽ ông phải nghỉ hưu ngay sau đai hội Đảng XII năm 2016. Cụm từ nhất thể hóa tại VN bị quên lãng không ai đá động đến từ lâu. Bỗng nhiên, hôm 21-9-2018 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần, có nhiều ý kiến dự đoán về khả năng tbt Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm luôn chức Chủ Tịch của ông Trần Đại Quang chết đúng vào thời điểm gấp rút xây dựng hồ sơ và sự kiện chuẩn bị cho Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương-8 vào ngày 2 đến ngày 6 tháng 10 năm 2018.


Hôm 3/10, vào ngày thứ 2 của  Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương của ĐCSVN, không ai ngac nhiên khi thấy TBT Nguyễn Phú Trọng đã được 100% đại biểu thống nhất chọn làm ứng cửu viên chức Chủ tịch nước vào tháng 10 sắp tới. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra tai Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương của ĐCSVN. Lập tức những đồn đoán được dấy lên về khả năng nhất thể hóa-NTH-trong tương lai và ảnh hưởng của nó khi mà ”TBT kiêm chủ tich nước thi to quá, ai kiểm soát ông?..”.


 Đến đây chúng ta cũng nên chú ý đến 3 điều kinh ngạc của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng tại VN:


- Thứ nhất-ông Chủ Tich nước Trần Đại Quang chết ngay trước thềm HNBCHTƯ-8 


- Thứ 2- ông Trọng nhảy vào kiêm nhiệm Chủ Tich nước của ông Trần Đại Quang vừa mới chết một cách quá lộ liễu.


- Thứ 3- ông Trọng là ứng cử viên duy nhất  được giới thiệu ra Quốc Hội…


Theo nguyên tắc, nhà báo Phạm Chí Dũng cho hay, nhân sự được giới thiệu vào chức năng quan trọng này đi theo 3 phương án:


1- Tổng Bí Thư giới thiệu


2- Bộ Chính Trị đề xuất lên BCHTƯ


3- BCHTƯ đề xuất ứng cử viên ra Quốc Hội


Trong trường hợp này, ông Trọng là TBT nên chỉ còn 2 phương án 2 và 3. Tuy nhiên trong trương hợp bất thường này ông Trọng là ứng cử viên độc nhất. Chúng ta không ngac nhiên trước công tác Chuyên Chinh Vô Sản-tự biên tự diễn của chế độ cộng sản.  


    Có người bao dung cho rằng việc kiêm nhiệm Chủ tich nước của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ Quốc hội chấp thuận. Do đó chính Quôc Hội có trách nhiệm kiểm soát quyền lực của ông tbt Đảng kiêm nhiệm Chủ tịch nước. Điều này xem ra có lý nếu Quôc Hội của VN hiện tại là Quốc Hội đa đảng, dân bầu. Nhưng rất tiếc Quốc Hội VN hôm nay hơn 92% số thành viên là toàn đảng viên ĐCSVN. Đã là đảng viên ĐCSVN thì họ phải tin tưởng đặc biệt vào trí tuệ của Ban Chấp Hành Trung Ương. Nói nôm na là họ lệ thuôc và sẵn sàng qui phục mệnh lệnh của BCHTƯ. Họ phải hiểu họ sẽ làm gì khi 100% ủy viên BCHTƯ đề nghị TBT Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiêm chức năng Chủ Tich nước! Khi ông Trọng ‘cơ cấu’ với  BCHTƯ về việc ông sẽ kiêm nhiệm Chủ tich nước, dĩ nhiên các thành viên của BCHTƯ phải biết quyền uy của Nguyễn Phú Trong, môt TBT lâu đời của ĐCSVN. Tất cả đó chỉ là quá trình tạo nên chế độ độc tôn trong xã hội xã hội chủ nghĩa cộng sản.


Cũng biết bẽ bàng trước tham vọng quá đáng của minh, ông Nguyễn Phú Trong tuyên bố về việc ông kiêm nhiệm Chủ tịch nước của ông: “đây không phải là nhất thể hóa mà chỉ là giải pháp “tình huống”…


http://vietnamthoibao.org/2018/10/chu-tich-nuoc-kiem-nhiem-tong-bi-thu.html


 Kết Luận


Có người cho rằng dù sao đi nữa đến năm 2021 ông Trọng cũng phải rời bỏ cương vị của ông. Và việc nhất thể hóa TBT đảng vào Chủ tich nước sẽ không tồn tại. Nếu nó có tồn tại nó sẽ xảy ra theo một qui trinh hơp lệ và căn bản hơn. Đó chỉ là một cách tự an ủi minh khi phải đối diện với bạo quyền, bạo lưc, tham vọng của nhà lãnh đạo cộng sản. Khoảng thời gian 3 năm từ năm 2018 đến năm 2021 không phải là nhỏ đối với đời người! Khoảng thời gian đủ để cô con gái 18 tuổi trở thành môt mệnh phụ phu nhân…    


Nghĩ cho cùng, việc nhất thể hóa TBT Đảng vào Chủ tịch nước là lối mòn cũ xưa của các lãnh tụ đảng cộng sản từ thời Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh…để tăng cường vị thế độc tôn của họ. Việc TBT Nguyễn Phú Trọng hôm nay kiêm nhiệm Chủ Tich nước chỉ là kết quả tất yếu để củng cố Chuyên Chinh Vô Sản và tăng cường vị thế độc tôn của ông ta. Điều này sẽ làm cho đất nước ngày càng tụt hậu, xoi mòn khả năng phát triển Kinh tế, Tự do, Dân chủ…90 triệu đồng bào ta tiếp tục sẽ là nạn nhân của Chuyên chính Vô sản, họ sẽ bị gạt sang một bên, đứng bên lề cuộc sống chính trị mà chính nó quyết định tương lai của họ…/.


 Đào Như


Thetrongdao2000@yahoo.com


Chicago-Oct-17-2018 
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17565)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19748)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19673)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20727)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17843)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18250)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 19105)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18442)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17885)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21866)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18227)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19194)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18120)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20200)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18479)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16891)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16584)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16235)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20953)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18701)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.