Ts Vũ Cao Phan: "Vai trò của Nga trong tập trận Trung-Nga"

18 Tháng Chín 20165:55 CH(Xem: 13032)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 19 SEP 2016

image052

Vai trò của Nga trong tập trận Trung-Nga


TS. Vũ Cao Phan Nhà nghiên cứu, Đại học Bình Dương


image054

Image copyright Reuters


Trong tình hình thế giới và khu vực hiện nay, dưới bất kì góc độ nào, cuộc tập trận này diễn ra là đáng tiếc.


Thứ nhất, nó được thực hiện ở Biển Đông, dù nằm trên phần lãnh hải Trung Hoa và là địa bàn của Hạm đội Nam Hải (đóng tại Trạm Giang – Quảng Đông) nhưng đủ nhạy cảm vì khá gần Việt Nam, khá gần vùng tranh chấp biển giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng.


Thứ hai, cuộc tập trận diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế PCA (và kế hoạch tập trận được tuyên bố từ tháng 4/2016, khi kết quả phán quyết đã có thể dự báo) rõ ràng nhằm mục đích cộng hưởng căng thẳng chiến lược.


Tuy các áp lực đã được giảm nhẹ do đạt được sự hiểu biết nhất định giữa các bên - đặc biệt là giữa ASEAN và Trung Quốc - qua Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+ vừa kết thúc, nhưng như tờ Straits Times (Singapore) dẫn ý kiến nhiều nhà quan sát trong vùng cho thấy, cuộc tập trận sẽ có tác động tiêu cực tới mối quan hệ này.


Thứ ba, tuy là cuộc tập trận thường niên giữa lực lượng hải quân hai nước Nga – Trung nhưng theo thông báo của chính các bên tham dự, nó có quy mô chưa từng có, cả về số lượng chất lượng tàu thuyền lẫn thời gian thực hiện. Riêng Nga đã đưa đến ba tàu khu trục, một tàu kéo, một tàu dầu, hai tàu cao tốc cỡ lớn cùng nhiều thành phần khác, một lực lượng hùng hậu nhất từ trước tới nay.


Thứ tư, các nước vừa cùng tuyên bố không quân sự hóa và căng thẳng hóa Biển Đông nhưng cuộc tập trận của Nga - Trung đã lập tức kéo theo cuộc tập trận đáp lại có quy mô không kém của Mỹ trên một khu vực khác ở Thái Bình Dương( Guam – Mariana Islands) vào cùng thời điểm. Căng thẳng đương nhiên nhân đôi.


image056

Image copyright Reuters


Một điều đáng quan tâm là nhân tố Nga, vị thế Nga trong cuộc tập trận này. Cơn cớ gì để Nga phải đến tận Biển Đông – cách rất xa đất nước mình – tập trận?


Cùng với việc gần đây Nga chính thức tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc trước phán quyết của Tòa Trọng tài, hình như gió muốn đổi chiều? Có thể và không hẳn. Nhưng lấp ló hình bóng một đàn em…


Mới đây, trả lời phỏng vấn về cuộc tập trận, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng hai nước Trung – Nga đang duy trì đà hợp tác chiến lược vô cùng cao.


Nhiều nhà lãnh đạo hai bên gần đây từng tuyên bố: Quan hệ Nga – Trung đang ở giai đoạn “ tốt nhất trong lịch sử”.


Hy vọng như thế. Và lịch sử là lịch sử.


Thời Liên Xô (tiền thân và cũng là hậu thân của nước Nga), tại một hội nghị của Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, khi nhiều ý kiến đề xuất Phong trào này cần được định danh là “do Liên Xô và Trung Quốc dẫn đầu”, Mao Trạch Đông đã phản đối.


Ông nói, “một cơ thể có hai đầu là một quái thai” và đề nghị chỉ cần nêu một mình Liên Xô là đủ . Tuy nhiên, Trung Quốc – dù tiềm lực kinh tế và quân sự lúc đó thua xa – chưa bao giờ cảm thấy mình ở “ngôi dưới” ,đi theo sự dẫn dắt của Liên Xô.


Nga tố cáo Mỹ đưa tàu chiến vào thực hiện tuần tra FONOP làm căng thẳng Biển Đông. Thế còn họ, họ có vai trò như thế nào khi công bố cuộc diễn tập này nhấn mạnh hai nội dung chính: đối kháng chống ngầm và đánh chiểm hải đảo, với rất nhiều thao tác tinh vi phức tạp thể hiện sự "tin cậy đặc biệt " như lời tướng về hưu Doãn Trác (Trung Quốc) tuyên bố?


Trong khi đó Đô đốc S.Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thì cáo buộc Nga và Trung Quốc, bằng cuộc tập trận này, đã "tìm cách leo thang tình hình vốn đang phức tạp tại Biển Đông".


BBC 15 tháng 9 2016


Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà quan sát chính trị và bang giao quốc tế, Đại học Bình Dương, nguyên Đại tá, giảng viên Học viện Quốc phòng Việt Nam.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18614)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20037)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21125)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19520)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18317)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22290)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18619)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20654)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19899)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25197)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20131)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18501)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17689)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20355)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17690)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20287)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20298)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20777)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22091)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18750)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…