Hội nghị Manila về Biển Đông và Vai trò của các Xã hội Dân sự

31 Tháng Năm 201511:41 CH(Xem: 15359)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 01 JUNE 2015

Hội nghị Manila về Biển Đông và Vai trò của các Xã hội Dân sự

Tâm Việt

Lời Tòa Soạn.- Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông,  tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.

    Hôm 27 tháng Ba 2015, một "Hội-nghị Quốc-tế về Biển Đông" đã được tổ-chức tại Trung-tâm Bernas của Trường Luật Ateneo thuộc Đại-học Tổng-hợp Phi-líp-pin (University of the Philippines) ở khu Makati, Manila, dưới sự bảo trợ của năm tổ-chức phi-chính-phủ Phi và Việt-nam, Hội Người Mỹ gốc Phi tranh đấu cho một chính-quyền thiện-trị (US Pinoys for Good Governance, tắt là USP4GG), Phong trào DI KA Pasisiil (Pinoy Patriots United, Những người Phi yêu nước), Viện Nghiên cứu các vấn-đề Biển và Luật Biển (Institute for Maritime Affairs & Law of the Sea (UP)), Họp Mặt Dân Chủ (HMDC), và VOICE.

    Đây phải nói là một hội-nghị rất đặc-biệt bởi đây là lần đầu các xã-hội dân-sự ở Việt-nam và Phi-luật-tân, hai quốc gia đứng đầu ngọn sóng chống đỡ những hành-động đe dọa đến từ Trung-quốc ở Biển Đông, đã có thể vượt qua những khác biệt trong quá-khứ để làm việc chung cho một giải-pháp hòa-bình trước tình-trạng ngày càng nguy ngập ở trong khu-vực.  Đúng như câu tục-ngữ của Việt-nam đã phán, "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách."  Người thất phu còn có trách-nhiệm, huống hồ các xã-hội dân-sự!

    Chuyện này đặc-biệt đúng trong trường-hợp của người Việt bởi trong một thời-gian 21 năm, Việt-nam bị phân chia thành hai thực-thể riêng biệt được quốc-tế công-nhận với miền Nam, được biết dưới tên Việt-nam Cộng-hòa (1954-1975), là nước có chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và (một phần) Trường-sa trong khi miền Bắc (Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa) trong thời-gian đó là một nước đồng-minh với Trung-Cộng và là một nước thù nghịch với Sài-gòn.  Chính điều nghịch lý này đã làm cho Hà-nội ngày nay tỏ ra lúng túng khi họ đòi phần chủ-quyền của một nước tranh chấp với họ.  Vị-thế của Hà-nội còn tệ hơn nữa bởi công-hàm ngày 14 tháng Chín 1958 do Thủ-tướng Phạm Văn Đồng ký gởi Thủ-tướng Châu Ân-lai của Trung-quốc công-nhận những định-nghĩa về lãnh-hải do Quốc-vụ-viện Trung-Cộng đưa ra 10 ngày trước đó, trong đó Bắc-kinh coi cả Hoàng Trường-sa (mà họ kêu là Tây-sa và Nam-sa) là của họ.

*
*    *

    Hội-nghị nguyên ngày hôm đó được chia ra làm ba phần.  

    Phần đầu gồm ba diễn-giả người Phi-luật-tân và điều hợp bởi Tiến-sĩ Jeremy Barns, Giám-đốc Bảo-tàng-viện Quốc-gia Phi-líp-pin.  Người đầu tiên phát biểu là Ngài Roilo Golez, một cựu-Cố-vấn An-ninh Quốc gia Phi và một cựu-dân-biểu nhiều nhiệm-kỳ; ông Golez trình bầy một toàn-cảnh trong bài "Bối-cảnh và Tình-hình Địa-lý chính-trị đang hình-thành ở Biển Nam-hải" ("Background and the Emerging Geopolitical Situation in the South China Sea").  Tiếp theo ông là Tiến-sĩ Celia B. Lamkin, chủ-tịch của Hội US Pinoys for Good Governance (USP4GG), bà nói về đề-tài "Xã-hội Dân-sự và những sáng-kiến của Hội USPGG về các tranh chấp trên Biển Đông" ("Civil Society and USPGG initiatives regarding the South China Sea dispute issues").  Người cuối cùng trong phần các diễn-giả Phi-luật-tân là Tiến-sĩ Jay Batongbacal, Giám-đốc Viện Nghiên cứu các vấn-đề Biển và Luật Biển thuộc Đại-học Tổng-hợp Phi-líp-pin, ông cho chúng ta một bản tin cập nhật rất đầy đủ và ý nghĩa về "Vụ kiện Trung-quốc của Phi-luật-tân" ("The Philippines' lawsuit against China").

    Giàn diễn-giả thứ hai là ba người Việt do G.S. Đặng Đình Khiết (trong Họp Mặt Dân Chủ) điều hợp.  Người thứ nhất là G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Chủ-tịch Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ, ông đề nghị việc "Đi tìm một giải-pháp hòa-bình cho cuộc xung-đột trong Biển Đông-Nam-Á" ("Toward a Peaceful Solution to the Conflict in the Southeast Asian Sea") dựa một phần lên trên những văn-kiện chủ-quyền chính-đáng của Việt-nam Cộng-hòa.  Tiếp theo là ông Hoàng Việt, giảng-sư tại Trường Luật ở Sài-gòn, Việt-nam; ông nói về lý-thuyết "Các định-chế và phương-pháp giải-quyết tranh chấp lãnh-hải dựa lên công-pháp quốc-tế" ("Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law").  Diễn-giả cuối cùng trong phần này là Tiến-sĩ Trần Huy Bích, thủ thư về hưu thuộc Thư-viện UCLA, ông nói về "Sự thật về các chấp-ngôn lịch-sử của Trung-quốc trên Biển Đông" ("Truth concerning China's historical claims in the East Sea").  Phần trình bầy của Việt-nam này sang bữa cơm trưa còn được bổ túc bằng một màn trình bầy qua video của nghiên-cứu-gia độc-lập, cụ Nguyễn Đình Đầu ở Sài-gòn, nói về các bản-đồ chứng minh chủ-quyền của Việt-nam.  

    Một đặc-điểm nổi bật của hội-nghị Manila là những quan-điểm của Phi-luật-tân và Việt-nam đã được củng-cố và bổ túc bởi những cách nhìn của một giàn diễn-giả quốc-tế có trọng-lượng.  Trong số này, người ta thấy có Giáo-sư Carlyle Thayer, giáo-sư ngoại-hạng tại Viện Đại-học New South Wales (ở Úc), ông cho rằng chính-sách của Mỹ và Úc cho đến nay tương-đương với "Thuận tình ở Biển Nam-hải: Chính-sách không đứng về phe nào của Mỹ và Úc" ("Acquiescing in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides"); Tiến-sĩ Sophie Boisseau du Rocher từ Pháp qua nói về  "Tiềm-năng đóng góp của Liên-hiệp Âu-châu vào một giải-pháp hòa-bình ở Biển Đông" ("The EU's Potential Contribution to a Peaceful Solution in the South China Sea"); Tiến-sĩ Ota Fumio, một cựu-Phó-đề-đốc trong Hải-quân Nhật, ông căn-cứ vào một sự hiểu biết cặn kẽ về tư tưởng chiến-lược của Trung-hoa để mô-tả "Sự bành-trướng trên biển của Trung-quốc: Chiến-lược và các phản-biện-pháp" ("Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures"); và cuối cùng là ông François-Xavier Bonnet, một nhà nghiên cứu người Pháp ở IRASEC (Institute on Contemporary Southeast Asia) trụ ở Bangkok, Thái-lan, ông bàn về vấn-đề "Khảo-cổ-học và Yêu nước: Những chiến-lược dài hạn của Trung-quốc trong Biển Nam-hải" ("Archeology and Patriotism: Long-term Chinese Strategies in the South China Sea").

    Như vậy, ta có thể thấy là Hội-nghị Manila, hội-nghị đầu tiên với những đặc-trưng trên, nghĩa là không phải do nhà nước đỡ đầu hay chủ-trương (như phần lớn các hội-nghị về Biển Đông ở Việt-nam) mà là một sáng-kiến của các xã-hội dân-sự Phi-luật-tân và Việt-nam (cả trong lẫn ngoài nước), đã mang lại nhiều cách nhìn mới và gợi ý có thẻ dẫn đến việc xét lại toàn-bộ vấn-đề tranh chấp lãnh-hải ở Biển Đông và dám tới được một vài cách tiếp-cận hòa-bình nhằm giải-quyết những tranh chấp đó.

    Bởi giờ đây là đã hơi quá muộn để cho thế-giới quay về chú ý đến khu-vực này, một vùng biển then chốt liên-hệ đến lợi ích của rất nhiều quốc gia, nhằm tìm ra những giải-pháp bền vững cho một vấn-đề mà có thể nổ tung thành chiến-tranh bất cứ lúc nào.    

    Cuối ngày, một bản tuyên-cáo chung đã được thông qua và ký bởi ông Roilo Golez thay cho nhóm Phi-luật-tân và ông Nguyễn Ngọc Bích, ký thay cho ông Lâm Đăng Châu, đại diện Họp Mặt Dân Chủ.  Bản tuyên-cáo chung gồm năm điểm hành-động và khuyến-cáo như sau:

    1/ "Đề nghị đổi tên của vùng biển này [thường được gọi bằng nhiều tên như 'Biển Nam-hải,' 'Biển Đông,' 'Biển Tây-Phi-líp-pin' v.v.] thành 'Biển Đông-Nam-Á'"(1) nên được tiếp-tục nghiên cứu.

    2/ Kêu gọi Trung-quốc phải "ngưng tức-khắc những vụ bồi đắp đảo, xây dựng kiến-trúc, hay những hoạt-động khác trên mọi đảo bãi và rạn san-hô [trong Biển Đông] cho đến khi một Bộ Quy-tắc Ứng-xử được mọi các bên liên-hệ đồng-ý."

    3/ Ủng-hộ "việc thành-lập một ủy-hội quốc-tế độc-lập với khả-năng dàn xếp các vụ tranh chấp qua thương-thảo trước khi đạt tới được đồng-thuận về một Bộ Quy-tắc Ứng-xử."

    4/ "Trong khi chờ đợi, hai chính-phủ Việt-nam và Phi-líp-pin có những cuộc thảo-luận nhằm tiến tới một tạm-ước giải-quyết các tranh chấp giữa hai nước cũng như khai-thác chung những tài-nguyên mang lợi-ích đến cho hai bên."

    5/ Và cuối cùng là "các đồng-tổ-chức [bảo trợ Hội-nghị Manila] đồng-ý việc dựng lên một Ban Công-tác chung của các Xã-hội Dân-sự Việt-Phi nhằm tổ-chức những sinh-hoạt ương-tự trong tương-lai nhằm phát huy những hiểu biết về vấn-đề và cung-cấp một diễn-đàn cho nhân-dân các nước liên-hệ có tiếng nói trong câu chuyện này."

    Hành-động ngay theo những khuyến-cáo này, Hội-nghị đã chỉ-định một số nhân-sự có mặt tham-gia vào Ban Công-tác chung.

*
*    *

    Để lượng-định tầm quan-trọng của hội-nghị, không có gì rõ cho bằng xem chuyện gì đã xảy ra sau hội-nghị.  Những ý-kiến, quan-niệm được trình bầy ở hội-nghị có được xem là có ý nghĩa hay không?  Chúng có được tiếp nối đem ra bàn thảo không?    

    Về phương-diện này, ta có thể thấy là hội-nghị đã có một vài kết-quả được xem là khá tích-cực.  Tỷ như Thạc-sĩ Hoàng Việt, sau khi ông trở về Việt-nam, đã được hỏi về những đòi hỏi chủ-quyền của Hà-nội và Sài-gòn đối với hai quần-đảo Trường-sa và Hoàng-sa.  Ông trả lời liền: "Dù là Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa [tức Hà-nội] hay Việt-nam Cộng-hòa [tức Sài-gòn] thì cũng vẫn là Việt-nam," có nghĩa là những đòi hỏi chủ-quyền của VNCH cũng có giá-trị bằng (nếu không muốn nói là hơn) những đòi hỏi chủ-quyền của Hà-nội.

    Vào ngày 24 tháng Tư 2015, bài trình bầy của ông François-Xavier Bonnet tại Hội-nghị Manila cũng đã được Quỳnh Anh dịch sang tiếng Việt và phổ-biến trên Vietnamnet.  Rồi đến hôm 20 tháng Năm 2015, Tiến-sĩ Sophie Boisseau du Rocher lại có dịp trình bầy về vai trò của Liên-hiệp Âu-châu trong tranh chấp Biển Đông tại Viện Quan-hệ Quốc-tế của Pháp (tức Institut français des Relations internationales, thường được viết tắt là IFRI).

    Như vậy là tuy các bài báo trong nước không ghi nhận xuất-xứ từ Hội-nghị Manila, chúng vẫn công-nhận tầm quan-trọng của các ý-kiến được đưa ra tại hội-nghị hay của các bài trình bầy nói trên.  

    Tưởng cũng phải nói là Hội-nghị Manila đã xảy ra đúng lúc trong khi tình-hình ở Biển Đông ngày càng sôi nổi.  Bởi sau hội-nghị này ta thấy liên-tiếp nhiều hội-nghị quốc-tế về Biển Đông được tổ-chức ở những thành-phố lớn trên thế-giới: như Hội-nghị ngày 4/5 ở New York (do Journal of Political Risk tổ-chức), Hội-nghị ngày 20/5 ở Buenos Aires, A-căn-đình, Hội-nghị cùng ngày 20/5 do Viện Quan-hệ quốc-tế Hoàng-gia Egmont tổ-chức ở Bruxelles, Bỉ, Hội-nghị ngày 25/5 do CSIS (Center for Strategic International Studies, Trung-tâm Nghiên cứu Quốc-tế Chiến-lược) tổ-chức ở Washington, DC, và nhất là Hội-nghị 5 ngày (từ 25 đến 29/5) tại Đà-nẵng giữa các chuyên-gia về an-ninh quốc-phòng của Hoa-kỳ với sự tham gia của 80 đại biểu đến từ 10 quốc gia ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các nước Australia, NewZealand, Nhật Bản và Mông Cổ.

___________________________

(1)  Quan-niệm này, quan-niệm là ta nên tránh sự hiểu lầm hay lẫn lộn giữa các tên gọi khác nhau của cùng một vùng biển, đã được một số học-giả Việt-nam đề nghị cách đây một số năm.  Trong phần phụ-lục của Kỷ-yếu về Hội-nghị Manila sẽ in lại một bài trình bầy vấn-đề của sử-gia  Phạm Cao Dương.  Sau đó, tổ-chức Nguyễn Thái Học Foundation (trụ-sở ở Irvine, California) đã đưa một kiến-nghị lên trang mạng Petition-on-line mà cho đến gần đây đã thu thập được 72.840 chữ ký đến từ hơn 100 quốc gia trên thế-giới.  Mặc dầu không có đại-biểu nào đến được Hội-nghị Manila từ Nguyễn Thái Học Foundation song tổ-chức này cũng đã có thư ủng-hộ hội-nghị và chúc hội-nghị thành công. 
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18614)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20036)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21125)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19520)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18316)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22287)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18619)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20654)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19899)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25197)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20131)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18501)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17689)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20355)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17690)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20287)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20296)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20777)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22090)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18750)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…