Hoàng gia Hà Lan hoãn thăm VN liên quan gì đến cuộc đốt lò ở thượng tầng?

17 Tháng Ba 20243:29 CH(Xem: 667)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỄN ĐÀN 2 – CHỦ NHẬT 17 MAR 2024


Hoàng gia Hà Lan hoãn thăm Việt Nam liên quan gì đến cuộc đốt lò ở thượng tầng?


16/03/2024


Hoàng Trường


image009Vua và hoàng hậu Hà Lan (trái), và ông bà Võ Văn Thưởng. Hoàng gia Hà Lan ra thông báo, chuyến thăm cấp nhà nước của vua và hoàng hậu phải hoãn lại do phía Việt Nam "yêu cầu," với lý do "tình hình nội bộ."


Hiện chưa rõ thông tin khẳng định rằng việc Vua và Hoàng hậu Hà Lan bất ngờ hoãn thăm Việt Nam có liên quan gì tới ‘chuyện xáo trộn nội bộ’ của Hà Nội?


Chuyển động sau ‘sân khấu Ba Đình’


Ngày 15/3/2024, Lê Nguyễn Hương Trà viết trên FB của mình: ‘Câu lạc bộ Quảng Ngãi từng quen thuộc với người hâm mộ khi tham gia đều đặn tại các giải Hạng nhất, nhì quốc gia, nay vừa có ngôi sao nộp đơn xin giải nghệ.’ Nick Name ‘Thang Dang’ bình luận ngay tắp lự: ‘Về sớm vui thú điền viên cũng được thôi, Đoàn Đảng đi lên có nắm được gì đâu, lên tiếp nữa càng nguy hiểm cho đất nước, dân tuý thay vì kỹ trị’ (1).


Hương Trà, tức ‘cô gái Đồ Long’ cách đây hơn một năm cũng là Facebooker từng báo tin, đương kim Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (bí danh là Bảy Phúc) bấy giờ sắp mất chức. Facebook cá nhân này từng có hàng triệu người theo dõi, hồi đó viết: “Căng thẳng và kịch tính đến tận những phút cuối cùng, ngôi sao CLB bóng đá Quảng Nam, cầu thủ số 7 (tức Bảy Phúc) đã bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Anh chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề”… (2).


Tin giật gân lần này vẫn do cô gái ấy đưa ra, nhưng lại nói về ‘CLB Quảng Ngãi’, địa danh nơi ông Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy một thời!


Và cái tin liên quan đến việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có khả năng ‘phải rời sân, chấm dứt sự nghiệp…’ còn có thể dự đoán phần nào qua tiết lộ của Hoàng gia Vương quốc Hà Lan: Chuyến thăm cấp Nhà nước của cặp đôi Hoàng gia Hà Lan tới Việt Nam bất ngờ bị hoãn vài ngày trước khi bắt đầu. Văn phòng báo chí Chính phủ Hà Lan hôm thứ Năm (15/3) thông báo ‘chuyến thăm cấp Nhà nước Hà Lan tới Việt Nam dự kiến bắt đầu vào tuần tới đã bị hoãn vào phút cuối, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam’ (3).


Theo dự kiến, Vua Willem-Alexander dự định sẽ cùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự khán cuộc đua thuyền rồng truyền thống của Việt Nam. Lịch trình còn cho thấy buổi tối 19/3 sẽ có tiệc chiêu đãi do ông Võ Văn Thưởng và phu nhân tổ chức. Nguyên thủ hai nước sẽ có bài phát biểu tại buổi tiệc này… Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Maxima không sang Hà Nội những ngày tới, song Website Hoàng gia Hà Lan thông báo chuyến đi của các phái đoàn kinh tế và doanh nghiệp vẫn ‘diễn ra như kế hoạch’.


Nếu ông Thưởng phải bỏ ngang sự nghiệp thì đây là một câu chuyện vô tiền khoáng hậu có thể xáo trộn ‘sân khấu chính trị Ba Đình’. Thật khó tin khi mà trong một nhiệm kỳ và chỉ trong 13 tháng, tại khoá 13, lại có đến hai ông Chủ tịch nước, trong đó ông Thưởng còn được dự kiến sẽ là “candidate” Tổng bí thư tương lai, bị ‘ngã ngựa’ (5). Hiển nhiên là hơn 800 tờ báo do Nhà nước ‘nuôi’ và hàng trăm trạng mạng do Nhà nước ‘ghép’ đều chưa được lệnh của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, bật đèn xanh cho đưa tin này. Mà thật ra, Thượng tướng Nghĩa cũng chỉ ‘làm vì’, bản thân ông cũng phải chờ ‘cái gậy chỉ huy’ duy nhất, từ Văn phòng Tổng bí thư cho phép các báo ‘sao y bản chính’! Nhưng dù báo chí chính thống bị ‘đóng hàm thiếc’, truyền thông ‘ngoài luồng’ trong ngày 15/3 vẫn liên tục có phóng sự và bình luận khá ‘chát chúa’ về tin đồn có một không hai, tính đến nay, trong nội bộ Ba Đình.


Câu chuyện về Chủ tịch Thưởng lan truyền sau cái hôm trên bầu trời Hà Nội, cùng lúc xuất hiện hai mặt trời, là chuyện xưa nay chưa hề có. Mặc dầu các nhà thiên văn học ‘cung đình’ có đưa ra một vài cách giải thích cho có vẻ khoa học, nhưng bàn dân thiên hạ chẳng mấy ai tin (6).


Ngay bấy giờ, các ‘Già làng’ ở Thủ đô đã phán, hiện tượng thiên nhiên ấy báo hiệu, đất nước không thể có hai Vua. Cho nên, một trong hai Mặt Trời sẽ ‘rụng sớm’. Đó là tin vào chiều 11/3. Và chỉ sau đó hai ngày, 13/3, chuyện về ông Võ Văn Thưởng được giới thạo tin ‘xôn xao’ khi phiên họp cùng ngày của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì, vừa kết thúc. Qua phát biểu dài hơn 3.600 chữ, có thể phát hiện ra một vài dấu hiệu ‘lạ’.


 Lạ nhất là, TBT đã truyền đạt chỉ thị mới. Từ nay, cấp ủy nào đề cử ai vào Trung ương thì cấp ủy ấy sẽ chịu trách nhiệm, chứ không phải là Đại hội Đảng, theo như Điều lệ quy định trước nay. Ngoài ra, ông Trọng tiếp tục răn đe loại quan chức ‘làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự” (7).


Đêm dài còn lắm mộng…


Liệu chỉ thị và lời răn đe trên có liên quan gì đến tin đồn về Võ Văn Thưởng, ‘đệ tử ruột’ của ông Trọng, có thể mất chức? Có liên quan gì đến hàng loạt các Bí thư, Chủ tịch tỉnh vừa được đích thân Tổng bí thư lựa chọn ‘qua 5 bước – 7 bước’, mà ông Trọng từng xoa tay mãn nguyện, nhưng rồi đã có cả tá ‘củi tươi’ từ ‘các đồng chí vừa được chọn’ bị vào lò, khiến ông Trọng thực sự đau đầu? Mà có lẽ đau đầu nhất là hàng loạt các quan chức đầu tỉnh, đầu ngành, kể cả đương chức lẫn đã ‘hạ cánh’ tại các tỉnh Quảng Ngãi và Vĩnh Long là quê hương và là nơi ông Thưởng từng công tác (8). Tin rò rỉ, sau báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an… tại cuộc họp nói trên, tất cả đã ‘thảo luận sâu sắc’ và ‘nhất trí khuyên giải’, trên thực tế là đã ‘ép’ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ đang giữ, từ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, đến Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân… (9)


Nếu tin đồn là đúng, ông Võ Văn Thưởng, chắc cũng giống như ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây, sẽ được Trung ương và Bộ Chính trị dành cho một đặc ân là nói lời tiễn biệt trước khi rời chính trường. Chờ đến lúc ấy, hy vọng sẽ có nhiều thông tin hơn.


Quả như Facebooker Lê Văn Đoành sơ kết, chỉ sau hơn một năm nhậm chức, thay thế Nguyễn Xuân Phúc ngồi vào ghế chủ tich nước, Võ Văn Thưởng có thể gặp sự cố giữa chừng. Chiếc ghế này dường như có ‘dớp’, nhiều chuyện không hay xảy ra khi ai đó ngồi vào đấy.


Năm 2016, Đại tướng Trần Đại Quang ‘tiếp quản’ chiếc ghế ấy chưa được một năm thì bị mắc ‘bệnh lạ’. Tháng 10/2018, TBT Nguyễn Phú Trọng thay ông Quang, kiêm chức Chủ tịch nước.


Nửa năm sau, vào tháng 4/2019, ông Trọng bị đột quỵ trong chuyến kinh lý ở Kiên Giang. Sau đại hội 13, giành được quy chế ‘nhân sự đặc biệt’ ngồi lại ghế TBT nhiệm kỳ thứ ba, ông Trọng đã bàn giao chức này cho Nguyễn Xuân Phúc. Tháng 1/2023, gia đình ông Phúc bị vướng vào đại án test kit Việt Á. Ông Phúc từ chức! (10).


Tin về Võ Văn Thưởng lan truyền giữa lúc ‘vở kịch’ Vạn Thịnh Phát chưa đến hồi cao trào, mặc dầu vậy, rất nhiều ‘các đồng chí trong đống rơm’ vẫn run sợ.


Từ Trương Mỹ Lan, Phan Quốc Việt… đến Nguyễn Xuân Phúc, rồi nay nếu đúng là Võ Văn Thưởng… cho thấy tham nhũng đã ‘cào bằng’ các giai tầng trong xã hội. Từ cô gái trình độ ‘trung học’, hay doanh nhân ‘thường thường bậc trung’ lên đến các loại ‘nguyên thủ quốc gia’… Tham nhũng thực tế đã chui sâu, leo cao vào mọi ngóc ngách của hệ thống cầm quyền.


Cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm lợi ích đã biến thái thành các cuộc ‘thanh toán’ nhau có màu sắc mafia. Người dân lẫn các đảng viên bình thường hiện nay đều nhận chân được ‘tham nhũng có tính Đảng’ (11).


Đảng với dân giờ đây thực sự là ‘đồng sàng dị mộng’. Đa số người dân đã quay lưng lại sinh hoạt chính trị và quay lưng lại các cuộc tỷ thí phe phái trong nội bộ. Họ biết rằng, chẳng có cuộc đấu tranh nào là ‘trận cuối cùng’, tất cả chỉ là sự luân chuyển ‘đống của cải khổng lồ’ từ tập đoàn này sang tập đoàn khác mà thôi.


Tham khảo:


(1) https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/


(2) https://www.voatiengviet.com/a/de-nhat-trum-cuoi-de-nhi-trum-cuoi-roi-sao-nua-/6922412.html


(3) https://nltimes.nl/2024/03/14/dutch-royal-couples-state-visit-vietnam-suddenly-postponed-days-start#


(4) https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-de-nghi-vua-va-hoang-hau-ha-lan-hoan-tham-vi-tinh-hinh-noi-bo-/7528253.html


(5) https://baotiengdan.com/2024/03/15/vi-sao-vo-van-thuong-se-phai-rut-lui-khoi-chinh-truong/


(6) https://tienphong.vn/xon-xao-hinh-anh-2-mat-troi-xuat-hien-tren-bau-troi-ha-noi-post1619315.tpo


(7) https://www.vietnamplus.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-tai-phien-hop-tieu-ban-nhan-su-dai-hoi-xiv-cua-dang-post934298.vnp


(8) https://thanhnien.vn/hang-loat-lanh-dao-cuu-lanh-dao-cac-tinh-vinh-phuc-quang-ngai-bi-bat-185240308182626209.htm


(9 và 10) https://baotiengdan.com/2024/03/15/vi-sao-vo-van-thuong-se-phai-rut-lui-khoi-chinh-truong/


(11) https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-bay-giai-cuu-va-tham-nhung-co-tinh-dang-/7204626.html


Hoàng Trường


Hoàng Trường là bút hiệu một nhà báo tại Hà Nội. Tác giả hiện đang công tác tại một tạp chí nghiên cứu tại Việt Nam. Các bài viết của Hoàng Trường là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30620)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19230)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17979)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18275)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20341)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19544)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19269)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18416)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19336)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17696)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18896)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22285)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22794)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18804)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20903)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22058)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22273)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19733)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20481)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19599)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.