Bùi Tín: Nên thành lập ngay tổ chức chính trị "Tập Hợp Dân Chủ VN"

26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 18123)

VOA Thứ hai, 24/06/2013

Tình thế đòi hỏi

 chu_tich_quoc_hoi_viet_nam_nguyen_sinh_hung_tong_bi_thu_nguyen_phu_trong_thu_tuong_nguyen_tan_dung_chu_tich_nuoc_truong_tan_sang

Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.

 

Bùi Tín

nha_bao_lam_le_trinh_va_nha_bao_bui_tin

Nhà báo Lâm Lễ Trinh và nhà báo Bùi Tín trong một lần gặp gỡ với “Họp mặt Dân chủ” tại California năm 2012. PHOTO: LKT/VH

 

Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.

Việc này không thể trì hoãn được nữa.

Việc hình thành một tổ chức chính trị ở Việt Nam là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp đạo lý. Hiến pháp Việt Nam ghi rõ quyền lập hội. Các công ước quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng long trọng công nhận quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội.

Cần chỉ ra rằng việc Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam xác định vị trí lãnh đạo duy nhất của đảng CS không qua bầu cử tự do và định kỳ là vi phạm chính Hiến pháp, là vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền; do đó điều này vô giá trị, dù có bị xoá bỏ hay không.

Hơn nữa, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã dùng Điều 4 để tước đi của công dân quyền được lập hội. Rõ ràng đây là một hành động phạm tội chà đạp Hiến pháp trong suốt thời gian cầm quyền cho đến nay, và lẽ ra đảng CSVN đã phải bị truy tố và xét xử trước Tòa án Hiến pháp, nếu như có tòa án này.

Bộ Chính trị đảng CSVN đã lừa bịp trắng trợn khi một mặt quyết duy trì bằng mọi giá Điều 4, vừa khẳng định một cách bịa đặt là hơn 70% công dân muốn duy trì Điều 4, nhưng lại không dám tổ chức trưng cầu dân ý công khai về điểm này.

Do những lý do trên việc công dân Việt Nam cùng nhau bàn bạc về việc thành lập một tổ chức chính trị khác nhằm vừa ganh đua vừa hợp tác với đảng CS để lãnh đạo và cai trị đất nước là một điều cần thiết, cấp bách, hơn nữa còn là việc làm hợp hiến, hợp pháp, quang minh chính đại.

Đây sẽ là một bước tiến của dân tộc, một cuộc đột phá ngoạn mục để đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện và bế tắc hiện nay.

Nhiệm vụ thành lập một chính đảng mới đang được đặt ra trước cuộc sống của dân tộc. Ông Chu Hảo, một đảng viên CS cao cấp, giám đốc nhà xuất bản Trí Thức, đã công khai nói lên nhu cầu quan trọng này. Giáo sư Tương Lai, một trí thức CS có uy tín, cũng bày tỏ mong muốn và ý định ấy. Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên là uỷ viên Trung ương đảng CSVN, trưởng ban Khoa giáo Trung ương, cũng nêu bật sự tất yếu của một chế độ chính trị đa nguyên, có nhiều đảng tranh đua, kiểm tra nhau trong một chế độ dân chủ lành mạnh. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ VN tại Trung Quốc, cũng có chính kiến tương tự.

Có thể nói đây là biện pháp cơ bản, là giải pháp chiến lược then chốt cho các vấn đề sinh tử ở nước ta, không thể trì hoãn được nữa.

Rất cần một cuộc thảo luận công khai giữa tất cả các tổ chức và cá nhân quan tâm đến vận mệnh dân tộc, đến cuộc sống của nhân dân, đến tiền đồ các thế hệ tương lai.

Có một loạt vấn đề liên quan đến xây dựng lên một tổ chức chính trị mới rất cần trao đổi thẳng thắn, công khai trên tinh thần xây dựng.

Tổ chức mới nên mang hình thức nào? Một tập hợp, một liên minh, một chính đảng, hay một mặt trận, một hội đoàn? Tên của tổ chức ấy nên là gì? Dân chủ, Dân chủ Xã hội, Cứu quốc, Dân tộc, Phục hưng, Canh tân, Dân Việt, Tân Việt? Theo tôi có thể là Tập hợp Dân chủ Việt Nam. Rõ, gọn.

Nên trao đổi về tôn chỉ mục đích để xây dựng điều lệ. Như: toàn dân cùng chung sức xây dựng một chế độ dân chủ ngày càng hoàn thiện, bình đẳng, pháp quyền nghiêm minh; hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thành kiến chia rẽ Bắc – Nam kéo dài; triệt để từ bỏ khái niệm «ngụy quân, ngụy quyền», chăm sóc nghĩa trang mọi liệt sỹ và nạn nhân chiến tranh, không phân biệt trước đây thuộc bên nào; phát triễn và duy trì quan hệ láng giềng tốt, nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ lãnh hải của Tố Quốc; chống tham nhũng, lãnh phí; tôn trọng quyền tư hữu và quyền tự do kinh doanh.

Thái độ với đảng CS: chống nhóm lãnh đạo bảo thủ, giáo điều, tham nhũng, lạc hậu, coi đông đảo đảng viên CS ở cơ sở là đồng bào ruột thịt thân thiết, sẵn sàng đón nhận các đảng viên CS cũ ở bất cứ cấp nào vào hàng ngũ mình trên tinh thần bình đẳng. Đây là quyền tự do cơ bản thiêng liêng của mọi công dân được thay đổi, lựa chọn chỗ đứng chính trị của mình. Đông đảo đảng viên CS cũng là nạn nhân, bị nhóm lãnh đạo lừa dối.

Cần phân biệt rõ nhóm lãnh đạo gồm Bộ Chính trị, phần lớn uỷ viên Trung ương, các quan chức các cấp có quyền lực và bị quyền lực tha hóa, trở thành nhũng tư bản đỏ giàu sang xa rời nhân dân, với các đảng viên ở cơ sở, cũng bị đè nén bóc lột như dân thường. Họ cũng đứng dậy cùng nhân dân đòi tự do và bị nhóm lãnh đạo bất lương đàn áp không thương tiếc. Một số đã rời đảng CS, mong chờ một tổ chức chính trị lương thiện, tiền tiến.

Cuộc trao đổi sẽ rất hào hứng khi được các blogger tự do tham gia tịch cực và được một nhóm trí thức dân tộc dấn thân mạnh dạn đứng ra chỉ đạo. Đây là trách nhiệm của kẻ sỹ dân tộc giữa thời đất nước lâm nguy. Thanh niên và phụ nữ là 2 động lực mầu nhiệm cho cuộc Phục hưng của dân tộc trên con đường đa nguyên hóa văn minh kịp thời đại. Một số nhân sĩ dân chủ đã cao tuổi nhưng tư duy còn trẻ, khỏe, nên công khai cùng đứng ra thúc đẩy quá trình đa nguyên hóa trong trật tự và tự nguyện làm cố vấn cho tổ chức chính trị mới.

Khi đã có đa đảng, gồm có đảng CS và 1 hay vài đảng mới xuất hiện, sinh hoạt chính trị đa nguyên sẽ sôi nổi sinh động trong khuôn khổ luật pháp, để công dân có thể định kỳ lựa chọn thật sự người đại diện cho mình. Các tổ chức quần chúng như công đoàn, thanh niên, phụ nữ…cũng sẽ phân hóa thành những tổ chức đa nguyên, đa dạng, ganh đua bình đẳng, do đó luôn giữ mình trong sạch, làm việc có hiệu quả xã hội, tôn trọng và phục vụ xã hội công dân.

Từ nay đến cuối năm 2013 là thời gian vừa đủ cho việc trao đổi phong phú chuẩn bị để đầu năm 2014 có thể xuất hiện tổ chức chính trị đối lập, cạnh tranh lành mạnh với đảng CS hiện nắm độc quyền lãnh đạo. Mọi sự độc quyền đều chứa đựng nguy cơ tha hóa, gây tai họa không thể lường hết cho xã hội, từ mất độc lập, bị ngoại xâm gặm nhấm, từ tàn phá kinh tế, biển thủ kinh hoàng về tài chính quốc gia, đến băng hoại thê thảm về đạo đức và văn hóa, làm nhục quốc thể, cuộc sống toàn dân đầy bi kịch và bất an.

Trong xã hội và trên thế giới ảo của các blogger đã bàn luận khá nhiều về hiện tình đất nước và những giải pháp. Nay đã đến lúc phải hành động và hành động cụ thể để cứu dân, cứu nước khỏi cuộc trầm luân khốn khổ đã kéo quá dài, vượt quá sự chịu đựng của toàn dân ta.

Dấn thân lập ra một tổ chức chính trị lương thiện, chung lòng chung sức, với thiện chí và bao dung, chấp nhận trạng thái đại đồng tiểu dị, luôn tâm niệm xây dựng dân chủ vì dân, nhất định chúng ta sẽ đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào kỷ nguyên dân chủ, viết tiếp lịch sử oanh liệt của dân tộc, xứng đáng với ông cha, tạo tương lai vững bền cho các thế hệ nối tiếp.

Việc chuyển biến về chất của xã hội Việt Nam như trên sẽ là thành quả nỗ lực trực tiếp của đồng bào thân yêu ở trong nước. Cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, phần lớn đã mang quốc tịch khác, là người nước ngoài gốc Việt, khó lòng làm được việc gì hơn là cổ vũ và hỗ trợ từ xa. Chỉ riêng thái độ tận lực ủng hộ những việc làm đúng đắn kịp thời, không gây khó khăn trống đánh xuôi kèn thổi ngược, luôn đồng thanh tương ứng với đồng bào đứng dậy đấu tranh ở trong nước, là một đóng góp quý báu vào tiến trình lịch sử.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19246)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17618)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18834)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22734)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18719)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21971)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22166)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19657)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19536)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24348)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23503)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.