Đoàn lao động Việt được tuyển sang Hungary ‘trốn ngay từ sân bay Budapest’

20 Tháng Chín 20239:31 SA(Xem: 2035)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ TƯ 20 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Đoàn lao động Việt được tuyển sang Hungary ‘trốn ngay từ sân bay Budapest’


  • Nguyễn Hoàng Linh
  • Gửi tới BBC từ Budapest, Hungary


20/9/2023


image003Nguồn hình ảnh, Nguyen Hoang Linh. Nơi ăn ở của công nhân châu Á, trong đó có lao động Việt tại nhà máy Hàn Quốc ở Monor, gần Budapest


"Chúng tôi đưa 30 công nhân từ Việt Nam tới, nhưng 28 người đã lên một chiếc xe buýt khác ở Budapest tới Đức và chúng tôi đã không gặp họ kể từ đó" - "thảm cảnh" khi nhận lao động Việt của Villeroy & Boch, một doanh nghiệp lớn của Đức có lịch sử từ 275 năm nay được báo Hungary đăng tải rộng rãi. Cơ sở tại Hungary là nhà máy lớn nhất trong số 13 phân xưởng của công ty Villeroy & Boch ở châu Âu.


Đây là một công ty gốm sứ có truyền thống của Đức có trụ sở tại Mettlach (bang Saarland, CHLB Đức). Chi nhánh ở TP. Hódmezővásárhely (Hungary) của doanh nghiệp này có 750 nhân công - và là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất ở đây. Nhưng theo giám đốc nhà máy, ông Hideg Gábor, việc giữ chân nhân viên vẫn là một thách thức.


Vị giám đốc cho trang telex.hu biết rằng trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng năng lượng đã đặt công ty vào thử thách lớn vì mức tiêu thụ năng lượng của họ, vốn chiếm 12-16% tổng chi phí, hiện đã tăng gần gấp đôi. Trong giai đoạn khó khăn nhất, giá xăng đã tăng từ bảy đến mười lần.


"Dưới ảnh hưởng của lạm phát, chúng tôi đã phải tăng hơn 10% lương cho người lao động để giữ chân họ", ông Hideg Gábor giải thích với báo chí Hungary.


Ông nói thêm rằng các vụ trốn này thật kỳ lạ, ít nhất là theo góc nhìn từ phía Đức.


image005Nguồn hình ảnh, Nguyen Hoang Linh. Một tòa nhà là nơi ăn ở cho công nhân


Theo chúng tôi tìm hiểu, các dự án đầu tư mới được khởi động trong tương lai gần khiến Hungary cần khoảng 500.000 người lao động mới. Ngày càng có nhiều công ty tuyển dụng lao động từ các quốc gia thứ ba, trong đó có Đông Nam Á, gồm Việt Nam, để phục vụ nhu cầu nhân công bùng nổ với các đại dự án ở Hungary.


Hiện tại, nhà máy ở Vásárhely đang xem xét mức tăng lương hàng năm là 10% và thêm 6% lương bổ sung, nhưng Ban quản lý cho rằng ngay cả với mức tăng này, họ cũng không thể bù đắp được hoàn toàn mức lạm phát, mặc dù mức lương của nhà máy cao hơn 40% so với các công ty khác trong cùng khu vực.


Dù đã cố gắng tăng lương như vậy, nhưng nhà máy vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động. Khoảng 60% nhân viên làm việc bảy ngày một tuần, phần lớn làm việc ba ca. Tỷ lệ bỏ việc thấp hơn mức trung bình của khu vực nhưng vẫn được các nhà quản lý đánh giá là cao.


Được biết lương tháng tối thiểu cho người lao động ở Hungary là tương đương 630 euro.


image007Nguồn hình ảnh, Nguyen Hoang Linh. Một thông báo đã tại 'ký túc xá' của nhà máy Hàn Quốc tại Hungary đã được dịch sang tiếng Việt


Tuyển lao động châu Á nhưng sẽ 'tránh Việt Nam'


Theo Ban lãnh đạo, rất khó tìm được nhân viên mới và thay thế những người ra đi. Giám đốc Hideg Gábor cho biết họ bắt đầu tuyển dụng lao động nước ngoài từ ba năm trước, nhưng nỗ lực đầu tiên đã không thành công. Bởi vì họ quyết định đưa lao động từ Việt Nam, nhưng sau mới biết rằng hóa ra đây là một quyết định tồi tệ.


"Chúng tôi tuyển được 30 người từ Việt Nam. Khi họ đến bằng máy bay, chúng tôi đi xe buýt lên Budapest để đón họ. Họ ra khỏi sân bay, và 28 trong số 30 người ngay lập tức lên một xe buýt khác đưa họ đi thẳng sang Đức, nơi có một cộng đồng Việt Nam đông đảo."


"Không, chúng tôi không hề gặp họ. Vì họ đã có visa Schengen để làm việc ở Hungary, do đó họ có thể đi lại tự do nên chúng tôi không thể làm gì được," ông Hideg Gábor bày tỏ một cách chua chát với truyền thông Hungary.


Đó là lý do nhà máy không "dây dưa" với người Việt nữa mà thuê lao động Indonesia, không có trường hợp nào bỏ. Hiện nay 12% lực lượng lao động hiện tại của nhà máy đến từ Indonesia.


image009Nguồn hình ảnh, Nguyen Hoang Linh. Biển thông báo bằng tiếng Việt tại nhà máy Hàn Quốc ở Monor, Hungary


Ngoài họ, còn có một số lao động đến từ Ukraine và Serbia. Lương của lao động nước ngoài ngang bằng với lương của công nhân Hungary.


"Chúng tôi không tuyển thêm ("lao động khách") vì chi phí cao hơn là thuê nhân công Hungary và rào cản ngôn ngữ khiến việc hợp tác trở nên rất khó khăn", ông Hideg Gábor cho hay.


Dầu sao đi nữa, trái với một bộ phận lao động Việt, nhân công Indonesia dường như không gây rắc rối gì cho công ty cũng như thành phố nơi họ làm việc, theo giám đốc Hideg Gábor. Tại khu vực nhà máy chỉ có lao động Indonesia, tất cả thông tin quan trọng và cần biết đều được viết bằng ngôn ngữ của họ, hoặc được dịch ra cho họ.


Công nhân Indonesia theo Hồi giáo, và có phòng cầu nguyện riêng tại nơi ở, còn công ty đã mở phòng cầu nguyện riêng tại phân xưởng.


Khi công nhân Hungary nghỉ giải lao trong ca làm việc để ăn, hút thuốc hoặc uống cà phê, lao động Indonesia vào phòng cầu nguyện và thực hành tập quán tôn giáo của họ ở đó.


Phỏng vấn đăng trên mạng telex.hu nói trên chỉ là một trong nhiều bài viết đăng trên các mặt báo Hungary về khó khăn của các doanh nghiệp Hung khi lựa chọn nguồn nhân công từ nước ngoài, trong đó có lao động Việt mà không ít người chỉ chọn nước Hung làm chặng "trung chuyển" để "một đi không trở lại" sang các quốc gia phát triển hơn.


Những năm gần đây, lao động Việt Nam sang Hungary ồ ạt, quảng cáo tuyển dụng lao động tràn ngập các trang, nhóm cộng đồng. Tuy nhiên, chất lượng, ý thức và văn hóa ứng xử của không ít lao động Việt Nam luôn là điều khiến nhiều đơn vị tuyển dụng Hungary phàn nàn, chưa kể "tệ nạn" một số lao động Việt "mất tích" ngay tại sân bay Budapest như vụ nói trên.


image011Nguồn hình ảnh, Nguyen Hoang Linh.Bên trong nhà ký túc xá cho công nhân nước ngoài


Theo quan sát của người viết bài này thì một số người Việt Nam đã bỏ chạy ra ngoài chợ trời ở Hungary buôn bán, hoặc "đi chợ" kiếm thêm rồi mới tìm đường sang Đức.


Bên cạnh các ví dụ bỏ trốn tự phát trên, cũng đang có vài trăm công nhân VN là việc cho hãng Hàn Quốc ShinHeung.EU Kft ở Monor, cách Budapest chừng 30km. Trong một lần tới thăm khu vực này, tôi thấy các biển thông báo tiếng Hung, Việt và Hàn.


Họ làm việc trong ngành linh kiện ôtô với thu nhập thoạt đầu tương đối tốt so mức trung bình ở Hungary, nhưng thời gian gần đây mức lương giảm nhiều khiến "lắm người bỏ đi lắm", "công ty cứ đón sang là đi hết", "đợt này cuối hè họ càng đi đông" khiến các "lễ" "liên hoan tiễn bạn" diễn ra khá thường xuyên, theo lời kể của một vài đồng hương tại đây với tôi.


Trên các trang mạng cộng đồng, luôn thấy các quảng cáo tuyển lao động từ Việt Nam sang Hungary, còn họ sang rồi ở lại làm hay đi Đức hoặc các nước phát triển khác là điều không ai để ý nữa. Thậm chí, có cả những quảng cáo của môi giới đưa họ sang... Mỹ hay Canada, không rõ bằng cách nào.


Với tình trạng lẫn lộn giữa đi xuất khẩu lao động để có thu nhập cao hơn và học được tay nghề hiện đại và nạn đi dân trái phép như thế này, hình ảnh người lao động Việt Nam chắc sẽ còn cần "cải thiện" rất nhiều ở các nước châu Âu.


* Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Linh ở Budapest, Hungary.

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30616)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19226)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17977)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18274)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20334)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19542)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19268)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18415)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19334)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17695)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18895)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22285)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22794)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18803)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20900)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22058)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22271)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19733)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20478)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19598)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.