Liệu VN có đón TT Joe Biden để tạo niềm tin chiến lược với Hoa Kỳ?

25 Tháng Tám 20236:28 SA(Xem: 1800)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ SÁU 25 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


TT Joe Biden sẽ đến Hà Nội sớm, trước hay sau Giáo Hoàng Francis và TT Marcos?


https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a11900/tt-joe-biden-se-den-ha-noi-som-truoc-hay-sau-giao-hoang-francis-va-tt-marcos-


https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chieu-dai-tong-bi-thu-pho-tong-thong-joe-biden-doc-tho-kieu-20150708113436559.htm


image003Vịnh Kiều ở Hoa Thịnh Đốn: "Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời".


Vietnamese Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong, left, makes a toast before a luncheon with then-US vice president Joe Biden in Washington on July 7, 2015. Warning: Excessive consumption of alcohol can damage your health. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trái, nâng cốc chúc mừng trong bữa tiệc trưa với P Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Joe Biden tại Washington vào ngày 7 tháng 7 năm 2015. Cảnh báo: Uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

https://www.taipeitimes.com/News/world/archives/2023/03/31/2003797073


Liệu Việt Nam có đón Tổng thống Joe Biden để tạo niềm tin chiến lược với Hoa Kỳ?


BBC 25/8/2023


image005Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và ông Joe Biden khi đó là Phó Tổng thống Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/7/2015 tại Washington.


Theo công bố ngày 22/8/2023 của Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 vào tháng tới tại New Delhi, Ấn Độ.


Vậy là có vẻ như Hoa Kỳ chưa xác nhận tin TT Biden ghé thăm VN trong thông cáo này.


Một số cơ quan truyền thông quốc tế (Politico, Reuters) trước đó đưa tin từ Hoa Kỳ rằng, Tổng thống Joe Biden dự kiến thăm Hà Nội vào trung tuần tháng 9 này.


Câu hỏi về khả năng ông Biden thăm Hà Nội, nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược" có lẽ vẫn là "đề tài mở" của truyền thông Việt Nam lẫn thế giới những ngày tới.


Trả lời phỏng vấn với nhà báo Nguyễn Giang của BBC News Tiếng Việt ở London, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nhà nghiên cứu Chính trị học, nguyên là Đại sứ Việt Nam ở Hà Lan, tin rằng dù chưa có xác nhận chính thức, khó có nhân tố đột xuất nào khác có thể "hủy ngang" chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.


TS. Đinh Hoàng Thắng: Ngoại trừ tình huống bùng nổ trên Biển Đông, hoặc Trung Quốc dọa công khai hay ngấm ngầm, như đóng cửa toàn phần biên giới với Việt Nam, việc ông Biden thăm Hà Nội xem ra không đơn giản là chuyện bỏ sang một bên mà được. Thứ nhất, ông Biden hôm mới đây vừa tuyên bố với cử tri Mỹ rằng ông sắp đi Việt Nam.


Cụ thể, ông nói: "Tôi không nói đùa đâu nhé (I am not joking) … Chúng ta đã có Phillipnes và sắp tới đây, sẽ có thêm cả Việt Nam lẫn Campuchia…" Nguyên văn lời ông Biden nói: "có thêm cả Việt Nam lẫn Campuchia cũng đang muốn trở thành một phần trong sự kết nối với chúng ta" (tức Hoa Kỳ).


Thứ hai, chính phủ Việt Nam tuy chưa hồi đáp các tuyên bố này của TT Biden, nhưng cũng chưa có phát ngôn chính thức nào bác bỏ và thứ ba, tôi cho là quan trọng, đó là từ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, chưa thấy hiện ra lời lẽ gì "khét lẹt" đối với Hà Nội.


BBC: Vì sao sau khi truyền thông quốc tế trích lời Tổng thống Biden thậm chí đã ba bốn lần nhắc tới chuyến thăm của ông tới Việt Nam mà báo chí và các nhà lãnh đạo VN không có phản ứng gì công khai, theo ông?


TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi nghĩ Việt Nam đang ở trong một tình huống khá tế nhị. Mới đây nhất, Phó TTg VN Trần Lưu Quang vừa sang Trung Quốc và ông đã được nghe các "huấn dụ" của "đồng chí cựu - tân Ngoại trưởng Vương Nghị". Vương Ngoại trưởng đề cập tới "các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao" Trung - Việt thời gian tới.


Với thời gian, Việt Nam ngày càng hiểu sâu chính sách củaTrung Quốc, nhưng cả hai đều hành động vì quyền lợi của mỗi nước. "Những dặn dò" của ông Vương Nghị liên quan đến "bảo vệ an ninh chế độ và các thể chế…" được ông Trần Lưu Quangđáp lại một cách phải đạo chứ không hề là những ràng buộc về chính sách.


Và chưa hết, TT Nga Putin cũng vừa "đánh tiếng" muốn đến thăm Việt Nam sau chuyến công du Hà Nội của Tổng thốngBiden. Chúng ta hãy chờ xem "nền ngoại giao cây tre" của VN sẽ như thế nào.


BBC: Những sự kiện nàynếu xảy ra, có vẻ như không còn nằm trong công thức xưa nay về sự kiên định ý thức hệ, ông giải thích điều này thế nào?


TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi nghĩ, VN đang tiệm cận đến một "tipping point"(điểm tới hạn). Lợi ích quốc gia - lợi ích dân tộc đang đặt ra cho lãnh đạo hiện nay trước sự lựa chọn, thật ra thì không khó nhưng cũng không đơn giản …


Một mặt, dễ thấy là những lôi kéo, nhắn nhủ của lãnh đạo Nga và Trung Quốc có xuất phát từ lợi ích của người dân VN đâu! Họ chỉ xuất phát từ "các cuộc đấu đá" giữa họ với Mỹ và phương Tây và muốn "đẩy" VN vào thế lưỡng nan ấy. Mặt khác, để lựa chọn, dứt khoát lãnh đạo VN phải chọn bảo vệ lợi ích sát sườn của cả trăm triệu dân VN chứ. Ở đây đâu phải chuyện "bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?"


Tuy nhiên, các bài học ôn lại từ lịch sử cũng cho thấy, đôi khi xuất hiện những tình huống nguy hiểm, không đơn giản cho các nước nhỏ và vừa như Việt Nam.


Xin nhắc lại, năm 1979 Đặng tấn công VN vì VN xóa sổ Khmer Đỏ của TQ ở CH Kampuchea Dân chủ và ký hiệp định hợp tác toàn diện với Liên Xô. Chiến tranh Trung - Việt sau đó còn dai dẳng hàng chục năm, kéo theo bao hệ lụy. Có những mặt còn nặng nề và "tai biến" hơn cả các "cuộc trường kỳ kháng chiến" trước đó. TQ đã đẩy VN vào các bẫy giương sẵn mà không biết, khiến đất nước bị "chảy máu" suốt hàng chục năm. Kinh tế tiêu điều, nội bộ lủng củng. "Tránh được vỏ dưa lại gặp vỏ dừa". Vừa thoát được chiến tranh thì lại rơi vào "bẫy" Thành Đô …


BBC: Việt Nam hay tự coi mình là nhỏ nhưng trên thế giới người ta lại cho rằng Việt Nam là quốc gia đang trên đà trở thành một nền kinh tế đáng kể, thậm chí thành "cường quốc tầm trung" ở châu Á, ông nghĩ sao?


TS Đinh Hoàng Thắng: Theo một vài tiêu chí do LHQ đặt ra thì VN có thể nghĩ đến khả năng ấy, nhưng các cuộc bàn thảo chỉ mới diễn ra trong khuôn khổ giới học giả. Cho đến khi biến được thành chương trình hành động quốc gia thì chắc còn mất thời gian. Thay đổi tư duy là một quá trình, hiện nay VN đang phải đối phó với quá nhiều vấn đề. Cả đối nội lẫn đối ngoại … Các vụ đại án trong nước đang làm hủy hoại hình ảnh đất nước. Việc định hình lại tư thế quốc gia trước hết cần tư duy đột phá của lãnh đạo.


BBC: Về khả năng Hà Nội và Washington không chỉ nâng cấp "Đối tác chiến lược Việt - Mỹ" mà thậm chí ông Biden còn nói tới khả năng vượt cấp, nâng hẳn lên "Đối tác chiến lược toàn diện" ngang tầm với Trung Quốc và LB Nga thì ông nghĩ có cao hay không trong mùa thu này?


TS Đinh Hoàng Thắng: Về nước Mỹ, câu chuyện nhiều phần có liên quan đến các cuộc vận động tái tranh cử của TT Biden. Ông ấy muốn cho cử tri Mỹ thấy tương lai tươi sáng trong đại chiến lược "răn đe tích hợp" của Hoa Kỳ, ứng phó với chính sách bành trướng của TQ trên Biển Đông, cũng như trong không gian FOIP (Ấn Thái Dương tự do và rộng mở). Trên thực tế, các chiến lược gia cỡ như Điều phối viên ANQG Campbell hay Cố vấn ANQG Sullivan có nhằm đến vị trí của Singpore, Việt Nam, Thái Lan… trong chiến lược "xoay trục" lớn của Mỹ và phương Tây. Vì thế, "Đối tác chiến lược Việt - Mỹ" đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan.


Về phía VN, đây là lúc VN có cơ hội để tách dần khỏi "gọng kìm lịch sử" Trung Quốc. Nhưng từ cơ hội ấy đến khi thiết lập được một "lòng tin chiến lược" trên thực tế với Hoa Kỳ, bằng các bước đi thực chất, rồi tới các hiệp định, các hiệp ước thì cũng chưa thể xảy ra trong thời gian trước mắt.


BBC: Những nhân tố bên ngoài nào có thể đẩy nhanh tiến trình này?


TS Đinh Hoàng Thắng: Diễn tiến cuộc chiến ở Ukraine, tình hình căng thẳng xung quanh eo biển Đài Loan và mới đây nhất là Philippines kiên quyết "quay xe" khỏi lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông cho chúng ta nhiều điều phải suy nghĩ. Về bang giao Việt - Mỹ, tôi nghĩ chặng đường từ khi có "cú hích chiến lược" cho đến khi kiến tạo được "lòng tin chiến lược" giữa hai nước, vẫn còn cần thời gian. Khoảng cách ấy là bao xa khó nói trước. Đừng quên, Thái Lan - Hoa Kỳ có 180 năm quan hệ. Hiệp ước An ninh Phillipnes - Hoa Kỳ đã 65 tuổi. Thế mà lòng tin chiến lược giữa họ với nhau, nhiều lúc vẫn còn "xao xuyến". Con đường trước mắt của quan hệ Việt - Mỹ có thể hình dung rõ hơn sau chuyến thăm tới đây của Tổng thống Biden nếu ông tới Hà Nội.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30612)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19218)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17974)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18271)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20330)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19535)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19257)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18406)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19327)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17692)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18893)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22284)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22791)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18800)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20897)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22048)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22266)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19726)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20475)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19591)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.