Thủ tướng Chính: ‘Không cho phép thế lực nào chia rẽ Việt-Trung’

03 Tháng Bảy 20236:55 SA(Xem: 1990)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ HAI 03 JULY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Thủ tướng Chính: ‘Không cho phép thế lực nào chia rẽ Việt-Trung’


VOA 30/06/2023


image022Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình 27/6/2023. AP


Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính được cho là đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh ‘không cho phép bất kỳ thế lực nào chia rẽ Việt-Trung’, phát ngôn được các nhà quan sát cho là mang tính ‘xã giao’ mà Việt Nam phải nói để làm yên lòng Bắc Kinh.

Ông Chính vừa có chuyến thăm chính thức kéo dài bốn ngày đến Trung Quốc kết hợp dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới kể từ ngày 25/6. Chuyến thăm này của ông Chính trùng hợp với chuyến cập cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan cũng từ ngày 25, và đến 30/6.

Tại cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Lễ đường Nhân dân hôm 27/6, ông Chính được Tân Hoa Xã dẫn lời nói với ông Tập rằng Việt Nam ‘không cho phép bất kỳ thế lực nào chen ngang giữa hai nước’.

Tuy nhiên, câu nói này của ông Chính không xuất hiện trong các bản tường thuật của báo chí Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam đưa tin ông Chính nói với ông Tập rằng ‘Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam’.

Về phần mình, ông Tập được Tân Hoa Xã dẫn lời ca ngợi mối quan hệ đồng chí giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa với mức độ tin cậy cao, là đối tác cùng có lợi và là bạn bè biết rõ về nhau và rằng ‘Trung Quốc hướng tới xây dựng cộng đồng có chung tương lai với Việt Nam’.

‘Tốt ngoài mặt’

Trao đổi với Việt Nam từ Hà Nội, nhà văn Phạm Viết Đào nói rằng Hà Nội và Bắc Kinh ngoài miệng vẫn nói là ‘bạn bè tốt, đồng chí tốt’ nhưng bên trong Trung Quốc vẫn tìm cách chơi xấu Việt Nam.

“Nếu ông Chính nói thật lòng thì đấy là điều đáng lo vì nhiều công trình hợp tác với Trung Quốc không mang lại hiệu quả,” ông Đào nói và dẫn chứng nhà máy gang thép Thái Nguyên có vốn vay Trung Quốc ‘giờ chỉ là đống sắt vụn’

Còn nếu ông Chính chỉ nói chuyện xã giao thì trong thời gian tới, Việt Nam vẫn phải thận trọng khi chơi với Trung Quốc, nhất là khi tiếp nhận các dự án hợp tác với Trung Quốc, cũng theo lời nhà văn này.

Ông cũng chỉ ra những lý do mà Hà Nội buộc phải gắn chặt với Trung Quốc chẳng hạn như ‘mô hình nhà nước và thể chế chính trị Việt Nam là copy theo Trung Quốc’

“Những tệ nạn về kinh tế xã hội, ở Trung Quốc diễn ra như thế nào thì ở Việt Nam y như thế,” ông nói. “Trung Quốc phải đả hổ diệt ruồi thì Việt Nam có đốt lò.”

Là một người dân, ông Đào cho biết ‘dân trong nước thấy ngột ngạt lắm rồi nếu không thoát khỏi cái vòng kim cô Trung Quốc’.

“Có điều Đảng và Nhà nước thì không chịu vì họ vương nợ với cộng sản Trung Quốc quá sâu nặng. Nếu họ dứt đi được sẽ nguy hiểm cho cá nhân, gia đình và nhóm lợi ích của họ,” ông phân tích.

Do đó, nếu các lãnh đạo Việt Nam ngả theo phương Tây thì ‘họ lại sợ Trung Quốc’ mặc dù họ muốn bắt tay với phương Tây để có thêm nguồn lực phát triển, theo lời ông Đào.

Khi được hỏi trên vấn đề Biển Đông, liệu Hà Nội có vì quá lo ngại Bắc Kinh mà không dám tiến đến gần gũi hơn với Mỹ hay không, ông Đào cho rằng các lãnh đạo Việt Nam ‘sợ mất mỏ dầu thì phải ra tay giữ’. “Nhưng khi Trung Quốc rút rồi, mơn trớn vài câu, hứa cho vài câu thì họ lại mê Trung Quốc trở lại,” ông nói.

‘Cần nhún nhường Bắc Kinh’

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nhận định rằng chuyến đi của ông Chính sang Trung Quốc là ‘quan trọng hơn nhiều so với việc hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm’.

Theo nhận định của ông thì ‘tất cả những gì mà ông Chính nói với ông Tập chỉ là xã giao’. “Giữa những người cộng sản thì họ vẫn tuôn ra lời hay ý đẹp nhưng vẫn dè chừng lẫn nhau,” ông lý giải.

Trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp như hiện nay, ông Phúc cho rằng Việt Nam phải làm sao giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, còn việc theo ai ‘chỉ là đối sách tạm thời’.

“Việt Nam đang bị kẹt trong mối quan hệ chồng chéo giữa các siêu cường. Việt Nam phải tìm chỗ đứng để giữ hòa khí với các nước và quan trọng nhất là không để Biển Đông trở thành chiến trường cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn mà người thiệt hại đầu tiên là Việt Nam,” ông nói.


Theo phân tích của nhà nghiên cứu này thì các lãnh đạo Việt Nam biết rõ ‘Trung Quốc không từ bỏ tham vọng trên Biển Đông’ . “Thực tế ngoài thực địa, lực lượng chấp pháp Việt Nam đấu tranh rất dữ dội với các tàu Trung Quốc. Hành động này nói lên quyết tâm của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay,” ông giải thích.

Cũng như ông Đào, ông Phúc chỉ ra những ràng buộc giữa Hà Nội với Bắc Kinh khiến họ khó thoát ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh: “Tương quan về ý thức hệ, chế độ chính trị cũng quyết định phần nào việc Việt Nam thân cận với Trung Quốc dù bị o ép. Nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng, mà cái quan trọng hiện nay là Việt Nam đang lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.”

Cho nên ông cho rằng nếu Việt Nam cần tự lực tự cường về kinh tế, nếu không sẽ ‘rất khó’ để không bị gắn chặt vào Trung Quốc.

“Thù địch với Trung Quốc là không có lợi cho Việt Nam,” ông nói và cho rằng trước mắt Việt Nam không thể làm căng với Trung Quốc, vẫn phải nhún nhường, vẫn phải xoa dịu và trấn an nỗi lo của Bắc Kinh rằng Hà Nội có thể hùa với Mỹ chống Trung Quốc.

“Trong lịch sử, các triều đại Việt Nam đã từng đánh thắng các triều đại Trung Quốc. Nhưng một khi xong thì cũng phải sang triều cống để giữ hòa hiếu,” ông chỉ ra.

Khi được hỏi sự ủng hộ về kinh tế và chính trị của Mỹ có đủ để Việt Nam lánh xa Trung Quốc hay không, ông Đinh Kim Phúc cho rằng ‘Việt Nam vẫn cần phải giữ cân bằng giữa hai bên’ và ‘Việt Nam có nhiều vấn đề trong kinh nghiệm bang giao với Mỹ’.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30616)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19226)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17977)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18274)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20334)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19542)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19268)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18415)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19334)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17695)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18895)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22285)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22794)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18803)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20900)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22058)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22271)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19733)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20478)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19598)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.