Năm Quý Mão, nói chuyện các nhà văn Pháp yêu Mèo

20 Tháng Giêng 20236:55 CH(Xem: 2945)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ SÁU JAN 21, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Năm Quý Mão, nói chuyện các nhà văn Pháp yêu Mèo


21/01/2023


image005Hình tượng Mèo trong văn thơ Pháp. Ảnh con Mèo trên đường phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 27/11/2022. AP - stringer


Thanh Hà


« Mê Mèo » không là cái « tật » của riêng gì các nhà văn Pháp. Giải Nobel Văn Học người Mỹ, tác giả cuốn Ngư Ông và Biển Cả, Ernest Hemingway, yêu mèo vì chúng « tuyệt đối không vì lẽ này hay lẽ khác mà che đậy, giấu giếm tình cảm ». Đến nay con mèo đen Béhémoth (con Hà Mã) vẫn là một biểu tượng của bảo tàng Boulgakov tại thủ đô Matxcơva từ tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita (viết trong giai đoạn 1927-1939) của tác giả người Nga Mikhail Boulgakov.


Trong làng hội họa, từ Pierre Bonnard đến Pablo Picasso, xa hơn nữa là những Leonardo da Vinci của Ý hay danh họa người Nhật, Hiroshige (1797-1858) đều đã đưa hình ảnh con mèo vào nghệ thuật. Đương nhiên không thể quên thư pháp Mèo của danh họa Việt Nam Lê Bá Đảng được ông lấy nguồn cảm hứng từ một con phố vừa hẹp, vừa ngắn ở quận 5 - Paris La Rue du Chat Qui Pêche.


La Rue du Chat Qui Pêche, Phố Con Mèo Câu Cá cũng là tựa đề cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn người Hungary, Jolan Foldes.


Mèo sống trong nhung lụa


Riêng trong văn đàn Pháp, bất luận nam hay nữ, thật không hiếm các tác giả « mê Mèo ». Ở vào thế kỷ thứ 17, Charles Perrault (1628-1703) với Chú Mèo Đi Hia đã làm mê hoặc độc giả với một con mèo biết nói và thông minh, giúp chủ từ hai bàn tay trắng trở thành phò mã…  


Con mèo Micetto giáo hoàng Leo XII để lại đã gắn bó với văn sĩ Chateaubriand (1768-1848) như bóng với hình trong giai đoạn ông làm đại sứ Pháp tại tòa thánh Vatican. Một tác giả sinh sau Chateaubriand một chút là nhà thơ Théophile Gautier (181 -1872) cũng yêu mèo không kém có lẽ bởi ông biết rất khó để làm bạn với mèo. Trong căn hộ của Théophile Gautier ở Neuilly sur Seine, ngoại thành Paris, Eponine được nhà thơ xem như một thành viên trong gia đình. Con mèo đen có đôi mắt xanh ve ấy đã cùng ông tiếp những vị khách tên tuổi nhất thời bấy giờ từ nhà khoa học Louis Pasteur đến những người bạn văn của Gautier như Goncourt, Mérimée…


Về phần tác giả Ao Quỷ, George Sand (1804-1876), tựa như Théophile Gautier bà cũng rất yêu mèo bởi đấy là một « ông thần giữ của ». Của cải của nhà văn nữ này không là vàng bạc, châu báu mà là những gì bà muốn « giữ kín sâu thẳm tận đáy lòng ».


Từ thập niên 1970, phim hoạt họa của Walt Disney The Aristocats-Gia Đình Mèo Quý Tộc không còn xa lạ với nhiều thế hệ khán giả khắp bốn phương nhưng có mấy ai biết rằng, Duchess, con mèo trắng xinh đẹp sống trong nhung lụa với ba con mèo con và « nhân vật » con mèo hoang Thomas O’Malley tốt bụng trong phim trong chính là phiên bản mèo mượn từ truyện ngắn Le Paradis des Chats-Thiên đường của những con Mèo (năm 1874) của nhà văn Pháp Emile Zola.  


Hình tượng của phụ nữ


Một nhà thơ lớn của thế kỷ XIX là Charles Baudelaire đã ít nhất hai lần đưa Mèo vào thi ca qua hai bài thơ Le Chat và Les Chats. Cả hai nằm trong toàn cập Les Fleurs du Mal-Những bông hoa đau khổ (1847).


Le Chat 


Viens, mon beau chat, sur mon cœur amoureux/ Hỡi con mèo xin đẹp, hãy đến gần trái tim si tình


Retiens tes griffes de ta patte/ Giấu bớt đi những chiếc vuốt nhọn


Et laisse-moi plonger dans tes beaux yeux, mêlés de métal et d’agate (…)/ Cho ta thả hồn vào đôi mắt diệu huyền của đá xanh màu lục bảo …


Ở đây, con Mèo là tình yêu, là hình bóng của người đàn bà đẹp, dù đấy là một vẻ đẹp lạnh lùng, là một mối tình ngoài tầm với, mong manh và dễ vỡ. Đến cuối bài thơ, người tình và con mèo với đôi mắt trong veo của « đá xanh màu lục bảo » chỉ còn là một. Bản chất tự do và độc lập của Con Mèo và Người Đàn Bà là điều khiến Baudelaire khâm phục, dù biết rằng tình yêu rất dễ chắp cánh bay xa…


Trái lại trong bài thơ Những Con Mèo, Les Chats cũng Beaudelaire đơn thuần nói về những người bạn « đáng yêu », « hiền hòa » dù đầy « cá tính » ẩn chứa một chút gì « kỳ diệu, huyền bí » : cái dáng vẻ uy nghi của những pho tượng đầu người thân sư tử trong văn hóa Ai Cập, hay nhân vật Erabus trong thần thoại Hy Lạp, con trai của Thần Nguyên Thủy Chaos và Bóng Tối…  


image007Nét mềm mại, dịu dàng của Mèo


Từ bạn đồng hành đến mối tâm giao


Trong văn đàn Pháp hiếm ai chung thủy với mèo, quan sát mèo và dành cho chúng một chỗ đứng riêng biệt trong toàn bộ tác phẩm của mình như nhà văn nữ Colette (1873-1954).


Bà sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà tại thị trấn Saint Sauveur en Puisaye, vùng Bourgogne-Franche-Comté, miền đông nước Pháp với rất nhiều muông thú. Frédéric Maget, chủ tịch hội Những Người Bạn của Colette kể lại nhà văn Pháp này thường nói, ngôi nhà thời thơ ấu của bà là nơi « có một sự mất trật tự trong không khí đầm ấm » có nghĩa rằng đấy là nơi « lúc nào cũng tấp nập chó, mèo, gà, sóc, dơi » … Tất cả những con thú đó luôn hiện diện bên bà trước khi đi vào văn học. Nhưng trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, với Colette, Mèo là con vật trung thành nhất, nếu không muốn nói là « người bạn tri kỷ »


Frédéric Maget : « Những con mèo của Colette xuất hiện từ những tác phẩm đầu tay cho đến những sáng tác cuối cùng. Đương nhiên Dialogues de bêtes-Đối thoại của xúc vật (1904) được biết đến nhiều hơn cả. Trong tác phẩm này, các con thú dưới ngòi bút của Colette biết nói và chúng là những con vật rất quen thuộc với bà. Thế rồi Colette đã giàu trí tưởng tượng, ‘nhân vật’ chính trọng truyện, là con mèo Kiki La Doucette, thực ra là biệt danh mà bà dành để gọi người chồng thứ nhất của mình. Dưới tên gọi có vẻ thùy mị và dễ thương đó, thì con mèo trong tác phảm này lại đầy nam tính » 


Francette, Saha, Kiki La Doucette, … là những con Mèo ẩn hiện trong trên dưới 50 tác phẩm của bà. Đáng chú ý nhất là Con Mèo Cái, Saha mà bà đã đưa một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của mình La Chatte, phát hành năm 1933. 


Frédéric Maget : « Colette đã dành một chỗ đứng riêng biệt cho mèo, và hiếm có một nhà văn nào gần như là viết cả tiểu sử về mèo như bà. Thí dụ như độc giả biết rõ tên tuổi của từng con mèo trong sáng tác của Colette, họ biết rõ con mèo đó sinh ngày nào, mất ngày nào, nó có bao nhiêu anh chị em… Ta biết là Colette yêu nhất con mèo cuối cùng mà bà chỉ gọi nó với cái tên đơn giản là Con Mèo Cái- La Chatte, như trong tiểu thuyết cùng tên. Độc giả của Colette biết là con mèo này sinh ngày 25/12/1925 và nó đã chết ngày 12/02/1939. Nhà văn yêu con mèo này đến nỗi, khi chia tay với nó bà không bao giờ nuôi thêm một con mèo nào khác. Không một con mèo nào khác có thể lấp vào khoảng trống mà La Chatte để lại trong lòng người nghệ sĩ này ». 


Trong tiểu thuyết La Chatte, con mèo Saha cùng với cặp vợ chồng Alain và Camille là một bộ ba : Mèo và Camille cùng muốn độc quyền ngự trị trong trái tim của Alain. Người vợ trẻ ghen đến điên cuồng vì một con mèo. Mọi việc đổ vỡ khi Camille « ám sát » hụt Saha. Alain bỏ nhà ra đi với con mèo trên tay. Tựa như Sidonie-Gabrielle Colette, anh đã chọn quay lưng lại với thế giới của loài người, bởi xúc vật « không bao giờ phản bội ».


Biểu tượng của sự kiêu căng, gian xảo


Nhưng không phải ai cũng yêu Mèo như Colette hay dành cho con thú bốn chân này những « vai diễn đẹp » trong tác phẩm của mình. Con mèo dưới ngòi bút của nhà văn François Rabelais thế kỷ XV-XVI là biểu tượng của giới quan lại tham ô, vơ vét của dân để làm giàu như trong tùy bút Isle Sonnante, ra mắt độc giả năm 1562 (9 năm sau khi tác giả qua đời).


Ông vua trong làng thơ ngụ ngôn của Pháp là Jean de La Fontaine không mấy có cái thú yêu Mèo. Với ông đấy là những con vật « độc ác », « giả dối », « kiêu căng, thông minh » nhưng « xảo quyệt ».  


Thâm hiểm, độc ác là hình ảnh gắn liền với hồng y giáo chủ Richelieu, dưới thời vua Louis XIII. Ông là người sáng lập ra Viện Hàn Lâm Pháp. Hồng y Richlieu mê Mèo đến nỗi, có lúc ông nuôi đến 14 con mèo, cử hai người hầu hạ chúng ngày đêm. Mèo của Richelieu chỉ ăn thăn gà.


Thú vị không kém là trường hợp của văn hào Pháp, André Malraux, vị bộ trưởng Văn Hóa đầu tiên của nước Pháp, đã cùng với tướng de Gaulle có một đam mê : cả hai cùng rất yêu Mèo. Malraux không thể sống thiếu Mèo đến nỗi ông đòi bằng được người tình là nhà văn Louise de Vilmorin đục tường trong dinh thự của bà để cho các con Mèo của ông được « tự do đi lại, thả bước từ buồng nọ sang phòng kia ». Hiềm nỗi, ông bộ trưởng Văn Hóa này dưới thời tướng de Gaulle vì quá yêu mèo mà đã quên mất rằng dinh thự của gia đình de Vilmorin tại thị trấn Verrières le Buisson, ngoại ô phía nam Paris, được xếp vào hàng « các công trình kiến trúc và di tích lịch sử ». Đâu đó André Maleraux đã đặt tình yêu Mèo lên trên cả một di sản văn hóa lịch sử, dù đó là một dinh thự có giá trị lịch sử. (RFI)
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18330)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22739)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18722)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20836)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22174)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19662)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19540)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23510)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.