Trần Anh Tuấn: Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon 1955-1975

06 Tháng Giêng 20236:44 SA(Xem: 3087)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ SÁU JAN 06, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon 1955-1975

image002

Trần Anh Tuấn


Sau ngày 30.4.1975, cựu sinh viên Luật Khoa Sài Gòn vượt thoát đến Hoa Kỳ đã thành lập nhiều hội đoàn.


Đầu tiên là Hội Luật Gia Việt Nam được thành lập năm 1976 tại miền Bắc California. Sau đó xuất hiện Hội Ái Hữu Luật Khoa Việt Nam năm 1986 ở miền Nam California. Bên tiểu bang Texas, nơi số lượng người Việt định cư chỉ kém tiểu bang California, có Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam ở Houston năm 2000. Sau cùng là Gia Đình Luật Khoa Bắc California năm 2010.


Nhân kỷ niệm 60 năm Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-2015), tổ chức Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam ở Texas ấn hành sách Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon (sic!) 1955-1975 với sự cộng tác của rất nhiều cựu giáo sư và cựu sinh viên khắp nơi, dù ở Pháp hay ở Hoa Kỳ, ở California hay ở Texas, ở Virginia hay ở Florida, ở Washington D.C. hay ở Washington State...


image004(Thư viện TAT)


Những ai muốn biết bất cứ một phạm vi nào hay một nhân vật kỳ cựu nào liên quan đến Đại Học Luật Khoa Sài Gòn trong hai thập niên thời Việt Nam Cộng Hòa đều có thể tìm thấy câu trả lời trong tác phẩm hiếm quý này.


Tác phẩm rất tốt, tỉ mỉ, đầy những dữ kiện, đủ những hình ảnh.


Một trong những bài giá trị nhất là hồi ức “Đời tôi và ngành luật” của giáo sư Vũ Quốc Thúc vì những chi tiết cá nhân của Cụ cũng chính là những sự kiện trong lịch sử trường Luật VNCH được kể bằng lối văn bình dị và trong sáng.


Nhưng ca tụng giáo sư Vũ Văn Mẫu là “Thái Sơn Bắc Đẩu Ngành Luật Học Việt Nam” thì quá đáng. Hảy tìm đọc bút ký Sáu Tháng Pháp Nạn (California, Giao Điểm xb, 2003, 505 tr.)  do giáo sư Vũ Văn Mẫu viết để thấy tiếng nói của một phía, phía Phật Giáo tranh đấu, mà tác giả họ Vũ đã can dự tích cực ngay từ đầu.


Bút ký của giáo sư Vủ Văn Mẫu chỉ là một bản cáo trạng. Ngôn từ trong bút ký phản ánh cách diễn tả một chiều và chủ quan.


“Thái Sơn Bắc Đẩu” đâu có thể tầm thường như thế được?!


Giáo sư Vũ Văn Mẫu là một trong hai thành viên Nội Các được Tổng Thống Ngô Đình Diệm trọng vọng gọi là “Ngài.” (Người thứ hai không ai khác là giáo sư Vũ Quốc Thức).


image006Giáo sư Vũ Văn Mẫu cạo đầu đi gặp Henry

Cabot Lodge ngày 24.8.1963. (Hình tài liệu TAT)


Ngày 28.8.1963, khi giáo sư Vũ Văn Mẫu vào Dinh Độc Lập để chào từ biệt trước khi đi hành hương Ấn Độ, tác giả đã nhớ lại phản ứng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm “.. trong cuộc yết kiến, Tổng Thống Diệm không dấu được sự xúc động, lấy tay áo quẹt mắt rớm lệ và nói: “Xin đừng quên nhau.” (tr. 424)


Rõ ràng đến giờ phút ấy, tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn giữ nguyên sự tôn trọng dành cho giáo sư Vũ Văn Mẫu!


Vậy mà vụ Phật Giáo xảy ra năm 1963, thì giáo sư từ chức đã đành, sao còn cạo trọc đầu và đi hành hương Ấn Độ, là những hành vi cố tình xỉ nhục chính quyền VNCH nhưng... được lòng người Mỹ?! 


Trong hai nhân vật kể trên -Ngô Đình Diệm và Vũ Văn Mẫu-, ai tư cách hơn ai?    


image008(Thư viện TAT)


Trong quyển sách tốt này, bài tệ nhất là bài “... Về chủ quyền của Việt Nam...”  của gs Tạ Văn Tài.


Trong bài này, giáo sư họ Tạ đã đánh trống lảng nhằm chạy tội cho Phạm Văn Đồng, người gửi công hàm cho Chu Ân Lai, tổng lý Tàu, ngày 14.9.1958, xác định việc nhượng biển nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu.


Thứ nhất, trong bài giáo sư họ Tạ viết, nguyên văn nơi trang 363: “... ý định của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng trong công thư năm 1958...”


Vậy là ông đã quên trước đó hai trang, ông đã sao lại nội dung công hàm là: “... Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ...”  Cuối công hàm là chữ ký của Phạm Văn Đồng, hàng dưới ghi rõ “Thủ Tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”


Văn bản rõ ràng và cụ thể như thế, Phạm Văn Đồng đã nhân danh hai vai trò lớn trong một nước theo chính thể độc tài độc đảng. Một là chính phủ của cả nước, và hai là thủ tướng của nước ấy.


Tại sao họ Tạ lại bẻ sang “ý định của một cá nhân?” Nên nhớ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam là thống soái, đứng trên chính phủ. Nếu không có quyết định của chủ tịch nước Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị, làm sao thủ tướng Phạm Văn Đồng chính thức nhân danh chính phủ gửi công hàm cho chính phủ Tàu? Vậy phải chăng họ Tạ viết bài hàm ý gỡ cho Hồ Chí Minh là không dính dáng gì đến công hàm bán nước này chăng?   


Đặc biệt, nơi trang 363, giáo sư họ Tạ viết, nguyên văn: “... công thư 1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một tuyên bố đơn phương không có giá trị nhượng đất, chiếu theo luật quốc tế.”              Vậy gs họ Tạ trả lời thế nào về câu hỏi này: Làm sao giải thích tập Bản Đồ Thế Giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ Tướng nước VNDCCH ấn hành năm 1972 thì địa danh gốc Việt của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị xóa bỏ để thay bằng tên do Tàu đặt, là Tây Sa và Nam Sa?!


image010Tài liệu dẫn trong Li Man Kin, Sino-Vietnam War, Hong

Kong, Kingsway International Publications Ltd., 1982)


Đó là bằng chứng bán nước cụ thể!


Đó là thực tế, tự xóa tên Việt thay bằng tên Tàu để cụ-thể-hóa việc nhượng biển nhượng đảo cho ngoại bang của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!


Bài viết của giáo sư họ Tạ chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ là cái cớ, vì  quyền sở hữu hai quần đảo thì ai cũng biết từ khuya,  bào chữa cho Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh mới chính là mục đích của bài!


Cố gắng vận dụng luật này luật kia và trình bầy bầy lắt léo để bênh người có tội với đất nước không những không giữ được tư cách của người trí thức VNCH mà còn tỏ ra yếu hèn vì không có ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ do tổ tiên để lại!


Mong Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon có dịp tái bản để những lỗi đánh máy và chính tả được sửa sai hầu sách được hoàn thiện. Như tên người thành Tạ ăn Tài (trang 41), gs. Vũ Quốc Thùy hay Vũ Quốc Thụy (trang 234)? Suất sắc hay xuất sắc (trang 191)? Học giở hay học dở (trang 18)? Phải hiểu rằng dở giở hay dành giành trong Việt ngữ có hai nghĩa hoàn toàn khác nhau. Còn thói quen viết liền câu sau sau dấu chấm không có khoảng cách, phải chấn dứt vì đó là lỗi chính tả.


Về nội dung thì ngay trang đầu đã thể hiện thế này, nguyên văn: “... vào cuối thập niên 1920 -khoảng năm 1918...” khiến người đọc đọc mất sướng! Rồi ở Pháp, tiến sĩ đại học tiến sĩ đệ tam cấp có giá trị hoàn toàn khác nhau, một thực một hư, sao sách này đánh đồng nơi trang 20?


Một điều nữa tôi muốn chất chính Ban Biên Tập. Đó là hai chữ tư liệu. Quý vị tự nhận là trí thức VNCH mà sao lại theo đuôi người ta, suốt quyển sách 500 trang lúc nào cũng tư liệu, tư liệu, tư liệu? Hai chữ tài liệu thân quen và chính xác của ngôn ngữ VNCH đâu mất rồi?! Đã là tài liệu được công bố thì cái nỗi gì?! Về ý thức này, họa hoằn mới có Trần Thanh Hiệp, Tạ Quốc Tuấn, Võ Duy Thưởng, Liên Hương... còn biết phải trái!


Quý vị phải hiểu rằng Việt Nam Cộng Hòa thua là thua về quân sự, nhưng đã thắng về văn hóa. Hãy đọc hồi ký của ca sĩ Ái Vân từ Hà Nội vào Sài Gòn sau ngày 30.4.1975 để chứng nghiệm điều tôi viết ở đây!


Trần Anh Tuấn

6.1.2023

(Sử Việt tại Bắc Mỹ, 1975-2022)


* Xem thêm những bài viết cùng một tác giả xin gõ vào mục tìm kiếm trên Văn Hóa Online:


Trần Anh Tuấn


XEM THÊM:

image012

https://sucmanhcongdong.net/thu-vien/thuoc-ve-lich-su/3220-giao-su-vu-van-mau-ke-khon-lam-day-to-thang-ngu-hai-lan.html


Hồi ký “Để gió cuốn đi” của Ca sĩ Á Vân


https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160611_aivan_memoir_published
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17207)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 17012)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15095)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16201)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14427)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16722)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15370)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14814)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 15088)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17704)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15936)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13702)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."
10 Tháng Chín 2015(Xem: 15506)
"Ông Đại Sứ nói là bà có quyền đeo khăn choàng cổ có hình ảnh lá cờ VNCH và chính ông chụp chung với bà Minh Ngọc và bà Amy Duong (là vợ của ông Đỗ Hùng) ngay trong phòng họp mà bà Minh Ngọc vẫn đang quấn trên cổ khăn choàng có hình ảnh lá cờ VNCH."
08 Tháng Chín 2015(Xem: 14912)
"Nhưng chỉ với vài bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thi thể một em bé Syria dạt vào bãi biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do đắm tàu trên đường cùng cha mẹ tìm nơi tị nạn, chạy khỏi quê hương đang điêu tàn vì khói lửa chiến tranh và bất ổn đã làm cho rất nhiều người, trong đó có tôi cảm thấy bàng hoàng, đau xót." "... Tất nhiên trong nguyên nhân gây ra chuyện này cũng không thể thiếu sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước của các quốc gia mà dân chúng phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ quê hương xóm làng tìm nơi lánh nạn…."
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16869)
"Một người làm báo trong nước và một người làm báo ở nước ngoài, cả hai đều bị xử lý vì những gì họ viết trên Facebook chứ không phải trong công việc thường ngày. Nhà báo Đỗ Hùng bị miễn nhiệm khỏi chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên và cũng bị Bộ Thông tin và Truyền thông thông thu hồi thẻ nhà báo. Blogger Lê Diễn Đức bị đài Á châu Tự Do, RFA, hủy hợp đồng mà theo đó ông được sử dụng trang web của đài này để thể hiện cách nhìn của ông về các vấn đề thời sự."
02 Tháng Chín 2015(Xem: 16315)
* Về hai bản Tuyên ngôn Độc lập. * Nhìn lại lời hứa của ông Hồ. * Lời kêu gọi "Đại đoàn kết" của cố TT Võ Văn Kiệt.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14579)
Nguyễn Quang A & Đoàn Viết Hoạt: Bản chất Việt Nam đã có đa nguyên rồi.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 17659)
"Tóm lại, Đại hội toàn quốc Đảng CS lần thứ 12 sẽ thông qua các văn kiện Đảng và xác định chiều hướng chính sách đối nội và đối ngoại trong 5 năm sắp tới. Kết quả là một cuộc chuyển hóa thể chế êm đẹp sẽ diễn ra hay chế độ độc tài độc đảng sẽ tiếp tục thống trị đất nước một cách khắc nghiệt hơn và tàn bạo hơn."
21 Tháng Tám 2015(Xem: 16948)
- "Như William J. Duiker ghi nhận trong Vietnam: Nation in Evolution, xuất bản năm 1983, chỉ trong vòng hai tuần – từ ngày 14/08 đến ngày 28/08, khi vua Bảo Đại thoái vị – miền Bắc và miền Trung đã gần như hoàn toàn nằm trong tay Việt Minh và chỉ ở miền Nam những người Cộng sản buộc phải chia sẻ quyền lực với những lực lượng, thành phần khác.Theo học giả này đó là một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hầu như không có đổ máu gì." - "Trong cuốn Britain in Vietnam – Prelude to Disaster, 1945-6, xuất bản 2007, Peter Neville cho rằng nhân vật trung tâm trong những biến cố tháng Tám năm 1945 là Hoàng đế Bảo Đại. Theo học giả này, việc vua Bảo Đại thoái vị đã mở đường cho một nhóm người thuộc nhiều thành phần, đảng phái, khuynh hướng khác nhau lập nên ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’. Ông cũng cho rằng nếu vua Bảo Đại không từ ngôi, Việt Minh không thể lên nắm quyền."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 15936)
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 dẫn tờ nguyệt san "Thế giới" Nhật Bản tháng 8 đăng bài viết "Mỹ tạo ra căng thẳng Biển Đông nhằm thúc đẩy Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể" của cựu giáo sư thỉnh giảng Takashi Okada - Đại học Takushoku Nhật Bản, bình luận viên khách mời của hãng tin Kyodo, Nhật Bản.