Ba câu hỏi còn để ngỏ sau chuyến thăm Mỹ của TT Zelensky

25 Tháng Mười Hai 20227:12 SA(Xem: 2762)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – CHỦ NHẬT DEC 25, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Ba câu hỏi còn để ngỏ sau chuyến thăm Mỹ của TT Zelensky


24/12/2022 |


VĨNH KHANG


(PLO)- Chuyến thăm Mỹ của ông Zelensky mặc dù được đánh giá là một thành công, song nó vẫn chưa giúp tìm ra được lời giải cho 3 câu hỏi chính yếu liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.


Theo hãng Reuters, chuyến thăm đầy bất ngờ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Mỹ trong ngày 21-12 rõ ràng là một thắng lợi. Kiev không chỉ nhận được các cam kết hỗ trợ quân sự và tài chính mới mà còn là sự ủng hộ của lưỡng đảng trong quốc hội Mỹ dành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga.


Chuyến thăm đánh dấu lần công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Zelensky kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2. Tại Washington, ông Zelensky đã có cuộc hội đàm và cuộc họp báo chung của Tổng thống Joe Biden, cũng như có bài phát biểu quan trọng ở Điện Capitol.


image013Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kevin Lamarque/REUTERS


Đáng chú ý trong chuyến thăm là ông Biden công bố gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 1,85 tỉ USD cho Ukraine, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng và ngành năng lượng của Kiev trước các cuộc tấn công của Nga.


Dù vậy, chuyến thăm của ông Zelensky vẫn còn để ngỏ một số câu hỏi quan trọng, đó là sự hỗ trợ quân sự của Mỹ sẽ phát triển ra sao? Sự ủng hộ của quốc hội Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài bao lâu? Và quan trọng hơn, cuộc xung đột sẽ kết thúc như thế nào?


Hỗ trợ quân sự nào tiếp theo?


Đứng đầu trong danh sách các loại vũ khí mà Tổng thống Ukraine muốn Mỹ viện trợ là hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot có hiệu quả cao trong việc đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo, hành trình.


Mặc dù ông Biden đồng ý gửi hệ thống tên lửa Patriot cho Ukraine, nhưng điều này khó mà làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong khi đó, Washington và các nước đồng minh cũng không sẵn sàng cung cấp các loại vũ khí tiên tiến mà phía Ukraine yêu cầu, bao gồm xe tăng chiến đấu hiện đại và hệ thống tên lửa tầm xa ATACMS có thể tấn công các mục tiêu cách xa khoảng 300 km. Mỹ lo ngại Ukraine có thể sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.


Theo chuyên gia cấp cao Rachel Rizzo của tổ chức nghiên cứu Hội đồng Atlantic (Mỹ), mục tiêu của Mỹ là ủng hộ Ukraine trong khi vẫn đảm bảo Washington và Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) không bị kéo vào một cuộc chiến rộng hơn. Do đó, Washington sẽ tiếp tục từ chối việc viện trợ các loại vũ khí mà ông Zelensky thực sự muốn.


Trong khi đó, tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Biden, Tổng thống Zelensky tiết lộ hai nhà lãnh đạo có hiểu rõ về cách thức tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine trong những tháng tới, song không cung cấp chi tiết về kế hoạch.


Hai quan chức giấu tên trong chính quyền Mỹ nói với hãng Reuters rằng ưu tiên hiện tại của Washington là tập trung vào hệ thống phòng không của Kiev, đồng thời nói thêm trong thời gian sắp tới rất có thể Mỹ và các nước phương Tây sẽ gửi thêm hệ thống phòng không cho Ukraine cùng với việc tích hợp chúng tốt hơn.


Nga nhiều lần cảnh báo việc phương Tây gửi các tên lửa tầm xa tới Ukraine sẽ bước qua "lằn ranh đỏ” của nước này.


image015Tổng thống Zelensky phát biểu trước quốc hội Mỹ. Ảnh: Evelyn Hockstein/REUTERS


Sự ủng hộ của quốc hội Mỹ kéo dài bao lâu?


Rõ ràng kể từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine, Kiev đã nhận được sự ủng hộ chính trị đáng kể từ lưỡng đảng quốc hội Mỹ. Tuy nhiên khi cuộc xung đột đã kéo dài hơn 300 ngày, thái độ chỉ trích từ phe cánh hữu trong đảng Cộng hòa ngày càng gia tăng.


Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị thông qua gói viện trợ về kinh tế và quân sự trị giá gần 45 tỉ USD cho Ukraine. Đây được xem là khoản tiền lớn nhất mà Washington dành cho Kiev. Dù vậy, gói viện trợ này chắc chắn sẽ đối mặt với sự giám sát chặt chẽ một khi đảng Cộng hòa chính thức kiểm soát Hạ viện vào ngày 3-1-2023.


Bình luận sau bài phát biểu trước quốc hội Mỹ của Tổng thống Zelensky, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy nói rằng: "Tôi ủng hộ Ukraine nhưng tôi không bao giờ ủng hộ một tấm séc trắng. Chúng tôi muốn đảm bảo mọi khoản tiền chi ra đều cần có trách nhiệm giải trình”, đài CNN đưa tin.


Xung đột sẽ chấm dứt như thế nào?


Chuyến công du kéo dài 10 giờ của ông Zelensky vẫn chưa làm rõ liệu cuộc xung đột sẽ kết thúc theo cách nào.


Tại Washington, lãnh đạo Ukraine nói rằng Tổng thống Biden ủng hộ "kế hoạch hòa bình 10 điểm mà ông Zelensky đã đề xuất trước các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu (G20) hồi tháng trước. Một trong những nội dung của kế hoạch là yêu cầu Nga rút toàn bộ binh lính ra khỏi lãnh thổ của Ukraine. Moscow đã lên tiếng từ chối kế hoạch trên của Kiev.


Trong cuộc họp báo hôm 21-12, ông Zelensky nhấn mạnh: “Đối với tôi, là một Tổng thống, hoà bình chính đáng không phải là sự thỏa hiệp đối với chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ đối với đất nước Ukraine".
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17268)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17623)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17861)
Ngày 03/5 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày tự do về truyền thông trên toàn thế giới. Tự do tự do báo chí, truyền thông và tự do tư tưởng xét đến cuối cùng về mặt nguyên tắc đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội kể cả cho nhà nước, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu xã hội từ Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17815)
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói: "Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17946)
“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18171)
Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người hiện đang rất yếu do ung thư dạ dày giai đoạn 4, vừa nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước. Gia Minh hỏi chuyện bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng Định về lệnh đó cũng như tình hình của ông này hiện nay.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 47547)
Sáng 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 18126)
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này. Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 16350)
Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. Đây là một nhận xét rất gây tranh cãi và cuộc phỏng vấn đặc biệt do Mặc Lâm thực hiện hoàn toàn không nói lên quan điểm của người phỏng vấn cũng như Đài Á châu Tự do, mời quý vị theo dõi:
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16636)
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 15717)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
23 Tháng Hai 2014(Xem: 16753)
Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16202)
Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: « Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu ».
16 Tháng Hai 2014(Xem: 18409)
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17170)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17776)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16260)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17644)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19479)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17205)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.