Ukraine tố cáo Nga phá hoại thỏa thuận; Bắc Kinh bị tố thu mua tích trữ ngũ cốc

24 Tháng Bảy 20227:34 SA(Xem: 3670)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 3 - CHỦ NHẬT 24 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Ukraine tố cáo Nga phá hoại thỏa thuận; Bắc Kinh bị tố thu mua tích trữ ngũ cốc


23/07/2022


Nông dân nhìn đám khói từ cánh đồng bị cháy do cuộc xung đột ở tiền tuyến trong vùng Dnipropetrovsk, Ukraina. AP - Efrem Lukatsky


Thanh Hà


Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina và Kiev và Matxcơva đạt được tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá họai. Kiev hôm 23/07/2022 cho biết quân đội Nga bắn tên lửa vào hải cảng Odessa ở Hắc Hải, một trong ba cảng chính trong thỏa thuận Istanbul.


Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và lãnh đạo Ngoại Giao châu Âu đồng thanh chỉ trích Nga.


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Ukraina, Oleg Nikolenko cho rằng Matxcơva đã « nuốt lời hứa từng cam kết ở Istanbul, phỉ nhổ vào mặt tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ », nước chủ nhà. Nga phải « hoàn toàn chịu trách nhiệm » về thất bại này.


Lãnh đạo Ngoại Giao Châu Âu, Josep Borrell nói đến một hành động đáng « khiển trách » khi mà Matxcơva « pháo kích » vào một trong những địa điểm then chốt trong thỏa thuận để xuất khẩu ngũ cốc Ukraina bằng đường biển, qua ngả Hắc Hải. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng đã có những lời lẽ tương tự. 


Chiều ngày 22/07/2022 tại Istanbul, đại diện của Nga và Ukraina đã đặt bút ký vào thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina qua ngả Biển Đen. Thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.


Ukraina và Nga chiếm 30 % thị trường ngũ cốc thế giới. Từ đầu cuộc chiến, 25 triệu tấn ngũ cốc Ukraina bị kẹt tại Hắc Hải. Bộ trưởng đặc trách về hạ tầng cơ sở của Ukraina, Olexandre Kuoubrakov từng khẳng định « chỉ trong vài ngày nữa » các hoạt động xuất khẩu sẽ được phục hồi.


Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba hôm qua, thận trọng ghi nhận « Ukraina không tin vào nước Nga. Không một ai có lý do gì để tin vào lời nói của Nga ».


Riêng tổng thống Volodymyr Zelensky kỳ vọng nhiều vào thỏa thuận tạm thời có hiệu lực trong vòng 4 tháng này và trên nguyên tắc sẽ được « tự động triển hạn thêm ». Văn bản nói trên cho phép giải tỏa 3 cảng lớn của Ukraina, trong đó có cảng Odessa, xuất khẩu 25 triệu tấn ngũ cốc bị kẹt lại từ đầu cuộc chiến đến nay. Thỏa thuận này, theo ông, cho phép thu về 10 tỷ đô la và cứu vãn kinh tế Ukraina.


Thông tín viên đài RFI từ Kiev, Stéphane Siohan giải thích :


« Tại Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky hàng ngày vẫn phát biểu qua cầu truyền hình. Tối Thứ Sáu 22 tháng 7, ông hoan nghênh thỏa thuận cho phép tránh được ‘một thảm họa, tránh được nạn đói có nguy cơ đẩy nhiều quốc gia trên thế giới vào cảnh hỗn loạn’.


Volodymyr Zelensky cũng đã cho biết thêm, việc giải tỏa ba cảng lớn của Ukraina, trong đó có cảng Odessa cho phép xuất khẩu tất cả ngũ cốc đã thu hoạch được trong vụ mùa 2022, và có thể đem về đến 10 tỷ đô la cho ngân sách Nhà nước. Thỏa thuận này cũng sẽ cho phép bảo đảm công ăn việc làm cho người dân trong ngành nông nghiệp.


Tuy nhiên, giới thân cận với tổng thống Ukraina vẫn thận trọng. Một trong những cố vấn của ông Zelensky là Mykhailo Podolyak đã nhắc nhở : cần quan sát kỹ thái độ của Liên bang Nga, một trong các bên đã đặt bút ký vào một thỏa thuận rất phức tạp dưới sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc.


Chính quyền Kiev hy vọng Nga sẽ không lợi dụng thời cơ để gây ra sự cố, một khi hàng lang an toàn trên biển được hình thành. Tới nay, bóp ngẹt kinh tế Ukraina ngăn chận các hoạt động trên biển vẫn là một trong những mục tiêu chính của Matxcơva.


Dù vậy thỏa thuận vừa đạt được không có nghĩa là căng thẳng tại Biển Đen sẽ lắng dịu. Đây là kết quả từ khi tương quan lực lượng ở Biển Đen đã trở nên cân bằng hơn. Nhờ vào tên lửa tầm xa của phương Tây, Ukraina đã giành lại được quyền kiểm soát đảo Rắn, một vị trí chiến lược. Tàu chiến của Nga không thể tiến vào gần thành phố biển Odessa một cách an toàn.


Cách nay ba hôm, thứ trưởng Quốc Phòng Ukraina tuyên bố: chủ đích của Kiev là tiêu diệt các hạm đội của Nga ở Biển Đen. Công luận đang nói đến chiến dịch phản công ở miền Nam, trong vùng Kherson, gần bán đảo Crimée. Nếu kịch bản này xảy ra, thì một lần nữa, Hắc Hải sẽ lại dậy sóng ».


Bắc Kinh bị tố ra sức thu mua tích trữ ngũ cốc


23/07/2022


Reuters


image029Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, Linda Thomas-Greenfield.


Hoa Kỳ ngày 22/7 nói sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm về việc thi hành một thỏa thuận do Liên hiệp quốc làm trung gian nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ở Biển Đen và kêu gọi Trung Quốc tích trữ ngũ cốc có thể được sử dụng cho nhu cầu nhân đạo toàn cầu.


Nga và Ukraine là những nước cung cấp lúa mì lớn trên toàn cầu, nhưng việc Moscow xâm lược nước láng giềng vào ngày 24 tháng 2 đã khiến giá lương thực tăng vọt, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mà Chương trình Lương thực Thế giới nói đã đẩy khoảng 47 triệu người vào “nạn đói cấp tính”.


Nga và Ukraine đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào ngày 22/7 để mở lại các cảng của Ukraine ở Biển Đen để xuất khẩu ngũ cốc. Chiến tranh đã khiến hoạt động xuất khẩu của Kyiv bị đình trệ, khiến hàng chục con tàu bất động và khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các hầm chứa.


Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, Linda Thomas-Greenfield, nói Washington hy vọng thỏa thuận “sẽ giúp giảm thiểu cuộc khủng hoảng mà Nga đã gây ra”, nói thêm rằng “chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng Nga thực sự tuân theo.”


Ông James O'Brien, người đứng đầu Văn phòng điều phối các chế tài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói với phóng viên rằng Hoa Kỳ cũng muốn thấy Trung Quốc giúp chống lại cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.


Ông nói: “Chúng tôi muốn thấy Trung Quốc hoạt động như một cường quốc lớn và cung cấp nhiều ngũ cốc hơn cho những người nghèo trên khắp thế giới.”


“Trung Quốc đã tích cực mua ngũ cốc và đang tích trữ ngũ cốc ... vào thời điểm mà hàng trăm triệu người đang bước vào giai đoạn thảm khốc của tình trạng mất an ninh lương thực.”


Dự trữ ngũ cốc của Trung Quốc vào cuối niên vụ 2021/22 được Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế ước tính là 323,4 triệu tấn, hơn một nửa tổng số 607,4 triệu tấn toàn cầu.


Ông O'Brien cho biết: “Chúng tôi muốn thấy họ đóng vai trò nhiều hơn trong việc cung cấp ngũ cốc từ kho dự trữ của chính họ bằng cách cho phép WFP (Chương trình Lương thực Thế giới) và các tổ chức khác có được ngũ cốc,” ông O'Brien nói.


Ông cho biết khoảng 40% lô hàng ngũ cốc đầu tiên ra khỏi Ukraine vào tháng 4 đã đến Trung Quốc. “Điều này thật kỳ quặc”, ông nói thêm. “Sẽ tốt hơn nhiều nếu thấy số ngũ cốc đó được chuyển đến Ai Cập, Sừng châu Phi và những nơi khác.”


Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington không trả lời ngay yêu cầu bình luận về nhận xét của ông O'Brien.


“Chúng tôi tin rằng điều cần thiết là lương thực, bao gồm cả ngũ cốc, phải có mặt tại những nơi cần kíp”, phát ngôn viên Farhan Haq của Liên hiệp quốc nói ngày 22/7.


image030Một cửa hàng ở Trung Quốc buôn bán ngũ cốc. Ảnh minh họa.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19251)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22737)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24351)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.