Tại sao xảy ra bất ổn chính trị tại Kazakhstan?

10 Tháng Giêng 20225:02 SA(Xem: 4943)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - CHỦ NHẬT 09 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tại sao xảy ra bất ổn chính trị tại Kazakhstan?


image003Kazakhstan có diện tích là 2.724.902 km2, rộng lớn hơn cả Tây Âu. Dân số theo thống kê năm 2006 của Kazakhstan là 15.300.000 người. Hồi giáo là tôn giáo chính. Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc. Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các Bộ tộc Du mục. Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991. Đây là nước cộng hoà cuối cùng thuộc Liên xô tuyên bố độc lập. Kazakhstan là một trong 5 nước Trung Á thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự Á-Âu gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga.


image005Almaty, thủ đô Kazakhstan thời Liên xô.


image007Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong phòng họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 7 tháng 1, 2022.


Ngoại trưởng Mỹ Blinken: "Một bài học trong lịch sử gần đây đó là một khi người Nga ở trong nhà bạn thì đôi khi rất khó để khiến họ rời đi". (BBC 09/1/2022)


Bộ Ngoại giao Nga gọi phát biểu của ông Blinken là "phản cảm như thường lệ" và cáo buộc ông đem các sự kiện bi thảm ở Kazakhstan ra làm trò đùa. Bộ nói Washington nên nghiền ngẫm lại thành tích của chính mình về những sự can dự ở các nước như Việt Nam và Iraq.


"Nếu Antony Blinken thích các bài học lịch sử đến vậy thì ông ta nên lưu ý điều sau đây: khi người Mỹ ở trong nhà bạn, khó có thể sống sót và không bị cướp bóc hoặc hãm hiếp," bộ này nói trên kênh truyền thông xã hội Telegram của mình.


"Chúng ta được dạy điều này không chỉ bởi quá khứ gần đây mà bởi cả 300 năm lập quốc của Mỹ." (theo VOA 08/1/2022)


09/1/2022


image009Kazakhstan: quân đội được ra lệnh ‘bắn không cần cảnh báo’


Hàng chục người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị bắt giữ trong tuần qua liên quan đến làn sóng bạo lực tồi tệ nhất tại Kazakhstan kể từ khi tuyên bố độc lập vào đầu những năm 1990.


Lực lượng cảnh sát cho đến nay dường như đã giành lại quyền kiểm soát Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan. Karim Massimov, cựu chủ tịch một ủy ban tình báo của Kazakhstan đã bị bắt giữ vì nghi ngờ phạm tội phản quốc sau các cuộc biểu tình chống chính phủ.


Bắt giữ cựu lãnh đạo tình báo


image011Nguồn hình ảnh, Reuters. Ông Massimov từng là đồng minh của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev


Vụ bắt giữ ông Karim Massimov được Ủy ban An ninh Quốc gia nơi ông từng lãnh đạo công bố.


Ông Massimov từng là đồng minh của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev.


image013Cựu Tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev


Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev nói rằng các cuộc tấn công "khủng bố" vẫn đang diễn ra ở một vài nơi.


Bình luận của ông Kassym-Jomart Tokayev được đưa ra sau một cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, người đã ra lệnh gửi hàng trăm binh sĩ đến Kazakhstan vào tuần này để thiết lập trật tự.


Ông Tokayev cho rằng chính "những kẻ khủng bố" được huấn luyện ở nước ngoài đã gây cuộc bất ổn, nhưng không cung cấp bằng chứng.


image015Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev


Sự hiện diện của quân đội Nga tại Kazakhstan đã nhận được sự chỉ trích từ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ông Blinken cho rằng "một bài học trong lịch sử gần đây đó là một khi người Nga ở trong nhà bạn thì đôi khi rất khó để khiến họ rời đi".


Bộ Ngoại giao Nga thì gọi bình luận của ông Blinken là xúc phạm và đáp trả với lời lẽ cứng rắn: "Khi người Mỹ ở trong nhà của bạn thì có thể khó khi sống sót và không bị cướp bóc hay cưỡng đoạt".


Vị trí quan trọng của Kazakhstan


image017Giới chức Nga cho biết 2.500 binh sĩ sẽ chỉ tạm thời hiện diện tại Kazakhstan


Kazakhstan nằm giữa Nga và Trung Quốc và là nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Á, giàu các quặng kim loại và hydrocarbon. Kazakhstan đã thu hút hàng trăm tỷ đôla vốn đầu tư nước ngoài kể từ tuyên bố độc lập vào năm 1991.


Về vị trí chiến lược, Kazakhstan kết nối 2 thị trường lớn và tăng trưởng nhanh chóng là Trung Quốc và Nam Á với Nga và Châu Âu bằng hệ thống đường bộ, đường sắt và cảng biển ở biển Caspi. Quốc gia này đã tự mô tả mình là 'nút khóa' trong Sáng kiến 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc.


Kazakhstan là quốc gia sản xuất uranium hàng đầu thế giới và bất ổn trong tuần này đã khiến giá kim loại vốn được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân tăng 8%.


Kazakhstan là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 9 thế giới, sản xuất 85,7 triệu tấn vào năm 2021 và là quốc gia sản xuất than đá lớn thứ 10 thế giới.


Đây cũng là quốc gia có số lượng tiền ảo bitcoin lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Chỉ số "hashrate" của bitcoin đo lường tốc độ, sức mạnh của miner (máy đào tiền) đã giảm hơn 10% vào ngày thứ Tư 5/1 sau khi internet bị cắt tại Kazakhstan, theo công ty BTC.com.


Tại sao người dân lại bất mãn?


Kazakhstan về phía Tây, để "diễn tập" sát biên giới Ukraine.


image019Nguồn hình ảnh, AFP via Getty. Quân đội và an ninh được lệnh "nổ súng không cảnh báo" để vãn hồi trật tự tại thủ đô Almaty thành phố lớn nhất Kazakhstan sau 24 giờ bất ổn.


Cuộc nổi dậy bắt đầu sau khi các cuộc biểu tình tại các vùng giàu dầu mỏ ở miền tây yêu cầu dỡ bỏ giá trần của nhà nước đưa ra hồi đầu năm 2022 đối với butane và propane, thường được xem là "giá nhiên liệu đi đường cho người nghèo" vì chi phí thấp.


Cuộc cải cách với mục tiêu làm giảm việc thiếu hụt dầu mỏ đã bị phản pháo khi giá nhiên liệu tăng hơn gấp đôi. Các cuộc biểu tình lan rộng và sâu xa hơn còn là sự bất mãn liên quan đến tham nhũng nhà nước lan tràn, bất bình đẳng thu nhập và khó khăn trong nền kinh tế liên quan đến đại dịch Covid.


Mặc dù là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất trong các quốc gia cộng hòa ở Trung Á, thế nhưng 50% người dân tại Kazakhstan, quốc gia có lãnh thổ lớn thứ 9 thế giới đều sống ở nông thôn, hoặc các vùng bị tách biệt với khả năng tiếp cận dịch vụ công yếu kém.


Trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Kazakhstan lại giúp cho một giới nhỏ giàu lên không ngờ, nhiều người dân thường Kazakhstan cảm thấy mình bị bỏ lại phía sau. Khoảng 1 triệu người trong tổng số 19 triệu dân được ước tính sống dưới chuẩn nghèo.


Lạm phát hàng năm gần chạm mức 9%, cao nhất trong 5 năm qua, khiến ngân hàng trung ương đẩy lãi suất cho vay lên 9,75%


Lãnh đạo đất nước


image021Nguồn hình ảnh, Reuters. Hàng ngàn người đã đổ ra đường biểu tình tại thành phố Almaty


Chính trị gia và nhà ngoại giao Kassym-Jomart Tokayev, 68 tuổi đã được bầu làm tổng thống vào năm 2019 với lời hứa tiếp tục các chính sách hậu thuẫn doanh nghiệp của người tiền nhiệm lâu năm, Nursultan Nazarbayev. Thế nhưng Nazarbayev, một ủy viên của Bộ chính trị Liên bang Xô Viết, người đã lãnh đạo Kazakhstan trong gần 30 năm được xem nắm quyền lực thật sự ở hậu trường.


Ông Tokayev đã sử dụng các cuộc biểu tình - vốn đôi khi nhắm vào các biểu tượng của kỷ nguyên cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev bao gồm những bức tượng - để sa thải cựu tổng thống khỏi vị trí trưởng Hội đồng an ninh quyền lực.


Ông Nazarbayev không đưa ra bình luận hoặc xuất hiện công khai nào kể từ khi các cuộc biểu tình bùng phát và vẫn chưa rõ mức độ các cuộc nổi dậy sẽ làm suy yếu tầm ảnh hưởng đáng kể của ông và gia đình của mình trong chính trị và kinh doanh như thế nào.


Tổng thống Tokayev cũng sa thải Samat Abish, cháu trai của cựu Tổng thống Nazarbayev, phó chỉ huy trong lực lượng cảnh sát. Dariga, cháu gái lớn nhất của ông Nazarbaye, cựu chủ tịch Thượng viện và vẫn còn nhà lập pháp, từng được đề cập trong quá khứ là có thể trở thành tổng thống trong tương lai.


Viễn cảnh kinh tế

image023

GDP đầu người của Kazakhstan trong năm 2020 là 9.122 đôla, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), chỉ cao hơn một chút so với Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico nhưng thấp hơn mức cao nhất là gần 14.000 đôla vào năm 2013.


Chính phủ của Tổng thống Tokayev đã công bố các gói kích thích trị giá 6% GDP để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch Covid.


Ngân hàng Thế giới ước tính nền kinh tế Kazakhstan tăng trưởng 3,5% vào năm 2021, tăng lên mức 3,7% trong năm 2022 và 4,8% trong năm 2023. Ngân hàng Thế giới cũng kêu gọi Kazakhstan tăng cường cạnh tranh và giới hạn vai trò của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn trong nền kinh tế, giải quyết bất bình đẳng xã hội và tạo một sân chơi kinh tế cân bằng hơn.


Nhân quyền và tự do


image025Nguồn hình ảnh, Reuters. Cảnh sát bắn đạn gây choáng vào người biểu tình vào ngày 5/1 ở thành phố Almaty


Các quốc gia phương Tây và các nhóm nhân quyền đã từ lâu chỉ trích Kazakhstan về hệ thống chính trị độc tài, thẳng tay với giới bất đồng chính kiến, kiềm hãm tự do truyền thông, và thiếu các cuộc bầu cử công bằng và minh bạch, mặc dù quốc gia này được xem ít đàn áp hơn các quốc gia láng giềng từng thuộc Liên bang Xô Viết.


Tổ chức Amnesty International hồi tuần rồi nói rằng các cuộc biểu tình trong tuần này là kết quả từ việc giới chức "đàn áp các quyền tự do cơ bản của con người trên diện rộng" và yêu cầu thả ngay những người bị bắt giữ vô cớ, đồng thời điều tra các vụ xâm hại của nhà nước trong quá khứ.


"Trong những năm qua, chính phủ đã liên tục đàn áp những người bày tỏ bất đồng chính kiến trong ôn hoà, khiến người dân Kazakhstan bất an và tuyệt vọng," Marie Struthers, Giám đốc Amnesty vùng Đông Âu và Trung Á cho biết.

image027

Nguồn hình ảnh, Getty Images. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đặt câu hỏi về việc Kazakhstan nhờ Nga giúp đỡ quân sự để đối phó với làn sóng bất ổn bạo lực đang diễn ra. Ông nói với các phóng viên rằng không rõ tại sao Nga lại đưa quân vào.


Nhóm đầu tiên trong số khoảng 2.500 quân do Nga dẫn đầu đã đến Kazakhstan.


Các quan chức ở Moscow nhấn mạnh rằng việc triển khai lực lượng của nước này là theo Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự Á-Âu gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga, và chỉ là tạm thời.


Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev yêu cầu hỗ trợ sau khi những người biểu tình xông vào văn phòng thị trưởng ở thành phố lớn nhất Kazakhstan, Almaty, và tràn vào sân bay của thành phố.


Nhưng phát biểu trước các phóng viên tại Bộ Ngoại giao, ông Blinken cảnh báo rằng "một bài học của lịch sử gần đây là một khi người Nga ở trong nhà bạn, đôi khi rất khó để khiến họ rời đi". (theo BBC)

26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17654)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19486)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17222)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15774)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17902)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16996)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18529)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23168)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20638)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20087)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18874)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18677)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17009)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26248)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17445)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22637)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21486)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18572)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19999)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.