Tại sao xảy ra bất ổn chính trị tại Kazakhstan?

10 Tháng Giêng 20225:02 SA(Xem: 4855)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - CHỦ NHẬT 09 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tại sao xảy ra bất ổn chính trị tại Kazakhstan?


image003Kazakhstan có diện tích là 2.724.902 km2, rộng lớn hơn cả Tây Âu. Dân số theo thống kê năm 2006 của Kazakhstan là 15.300.000 người. Hồi giáo là tôn giáo chính. Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc. Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các Bộ tộc Du mục. Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991. Đây là nước cộng hoà cuối cùng thuộc Liên xô tuyên bố độc lập. Kazakhstan là một trong 5 nước Trung Á thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự Á-Âu gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga.


image005Almaty, thủ đô Kazakhstan thời Liên xô.


image007Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong phòng họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 7 tháng 1, 2022.


Ngoại trưởng Mỹ Blinken: "Một bài học trong lịch sử gần đây đó là một khi người Nga ở trong nhà bạn thì đôi khi rất khó để khiến họ rời đi". (BBC 09/1/2022)


Bộ Ngoại giao Nga gọi phát biểu của ông Blinken là "phản cảm như thường lệ" và cáo buộc ông đem các sự kiện bi thảm ở Kazakhstan ra làm trò đùa. Bộ nói Washington nên nghiền ngẫm lại thành tích của chính mình về những sự can dự ở các nước như Việt Nam và Iraq.


"Nếu Antony Blinken thích các bài học lịch sử đến vậy thì ông ta nên lưu ý điều sau đây: khi người Mỹ ở trong nhà bạn, khó có thể sống sót và không bị cướp bóc hoặc hãm hiếp," bộ này nói trên kênh truyền thông xã hội Telegram của mình.


"Chúng ta được dạy điều này không chỉ bởi quá khứ gần đây mà bởi cả 300 năm lập quốc của Mỹ." (theo VOA 08/1/2022)


09/1/2022


image009Kazakhstan: quân đội được ra lệnh ‘bắn không cần cảnh báo’


Hàng chục người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị bắt giữ trong tuần qua liên quan đến làn sóng bạo lực tồi tệ nhất tại Kazakhstan kể từ khi tuyên bố độc lập vào đầu những năm 1990.


Lực lượng cảnh sát cho đến nay dường như đã giành lại quyền kiểm soát Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan. Karim Massimov, cựu chủ tịch một ủy ban tình báo của Kazakhstan đã bị bắt giữ vì nghi ngờ phạm tội phản quốc sau các cuộc biểu tình chống chính phủ.


Bắt giữ cựu lãnh đạo tình báo


image011Nguồn hình ảnh, Reuters. Ông Massimov từng là đồng minh của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev


Vụ bắt giữ ông Karim Massimov được Ủy ban An ninh Quốc gia nơi ông từng lãnh đạo công bố.


Ông Massimov từng là đồng minh của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev.


image013Cựu Tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev


Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev nói rằng các cuộc tấn công "khủng bố" vẫn đang diễn ra ở một vài nơi.


Bình luận của ông Kassym-Jomart Tokayev được đưa ra sau một cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, người đã ra lệnh gửi hàng trăm binh sĩ đến Kazakhstan vào tuần này để thiết lập trật tự.


Ông Tokayev cho rằng chính "những kẻ khủng bố" được huấn luyện ở nước ngoài đã gây cuộc bất ổn, nhưng không cung cấp bằng chứng.


image015Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev


Sự hiện diện của quân đội Nga tại Kazakhstan đã nhận được sự chỉ trích từ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ông Blinken cho rằng "một bài học trong lịch sử gần đây đó là một khi người Nga ở trong nhà bạn thì đôi khi rất khó để khiến họ rời đi".


Bộ Ngoại giao Nga thì gọi bình luận của ông Blinken là xúc phạm và đáp trả với lời lẽ cứng rắn: "Khi người Mỹ ở trong nhà của bạn thì có thể khó khi sống sót và không bị cướp bóc hay cưỡng đoạt".


Vị trí quan trọng của Kazakhstan


image017Giới chức Nga cho biết 2.500 binh sĩ sẽ chỉ tạm thời hiện diện tại Kazakhstan


Kazakhstan nằm giữa Nga và Trung Quốc và là nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Á, giàu các quặng kim loại và hydrocarbon. Kazakhstan đã thu hút hàng trăm tỷ đôla vốn đầu tư nước ngoài kể từ tuyên bố độc lập vào năm 1991.


Về vị trí chiến lược, Kazakhstan kết nối 2 thị trường lớn và tăng trưởng nhanh chóng là Trung Quốc và Nam Á với Nga và Châu Âu bằng hệ thống đường bộ, đường sắt và cảng biển ở biển Caspi. Quốc gia này đã tự mô tả mình là 'nút khóa' trong Sáng kiến 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc.


Kazakhstan là quốc gia sản xuất uranium hàng đầu thế giới và bất ổn trong tuần này đã khiến giá kim loại vốn được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân tăng 8%.


Kazakhstan là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 9 thế giới, sản xuất 85,7 triệu tấn vào năm 2021 và là quốc gia sản xuất than đá lớn thứ 10 thế giới.


Đây cũng là quốc gia có số lượng tiền ảo bitcoin lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Chỉ số "hashrate" của bitcoin đo lường tốc độ, sức mạnh của miner (máy đào tiền) đã giảm hơn 10% vào ngày thứ Tư 5/1 sau khi internet bị cắt tại Kazakhstan, theo công ty BTC.com.


Tại sao người dân lại bất mãn?


Kazakhstan về phía Tây, để "diễn tập" sát biên giới Ukraine.


image019Nguồn hình ảnh, AFP via Getty. Quân đội và an ninh được lệnh "nổ súng không cảnh báo" để vãn hồi trật tự tại thủ đô Almaty thành phố lớn nhất Kazakhstan sau 24 giờ bất ổn.


Cuộc nổi dậy bắt đầu sau khi các cuộc biểu tình tại các vùng giàu dầu mỏ ở miền tây yêu cầu dỡ bỏ giá trần của nhà nước đưa ra hồi đầu năm 2022 đối với butane và propane, thường được xem là "giá nhiên liệu đi đường cho người nghèo" vì chi phí thấp.


Cuộc cải cách với mục tiêu làm giảm việc thiếu hụt dầu mỏ đã bị phản pháo khi giá nhiên liệu tăng hơn gấp đôi. Các cuộc biểu tình lan rộng và sâu xa hơn còn là sự bất mãn liên quan đến tham nhũng nhà nước lan tràn, bất bình đẳng thu nhập và khó khăn trong nền kinh tế liên quan đến đại dịch Covid.


Mặc dù là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất trong các quốc gia cộng hòa ở Trung Á, thế nhưng 50% người dân tại Kazakhstan, quốc gia có lãnh thổ lớn thứ 9 thế giới đều sống ở nông thôn, hoặc các vùng bị tách biệt với khả năng tiếp cận dịch vụ công yếu kém.


Trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Kazakhstan lại giúp cho một giới nhỏ giàu lên không ngờ, nhiều người dân thường Kazakhstan cảm thấy mình bị bỏ lại phía sau. Khoảng 1 triệu người trong tổng số 19 triệu dân được ước tính sống dưới chuẩn nghèo.


Lạm phát hàng năm gần chạm mức 9%, cao nhất trong 5 năm qua, khiến ngân hàng trung ương đẩy lãi suất cho vay lên 9,75%


Lãnh đạo đất nước


image021Nguồn hình ảnh, Reuters. Hàng ngàn người đã đổ ra đường biểu tình tại thành phố Almaty


Chính trị gia và nhà ngoại giao Kassym-Jomart Tokayev, 68 tuổi đã được bầu làm tổng thống vào năm 2019 với lời hứa tiếp tục các chính sách hậu thuẫn doanh nghiệp của người tiền nhiệm lâu năm, Nursultan Nazarbayev. Thế nhưng Nazarbayev, một ủy viên của Bộ chính trị Liên bang Xô Viết, người đã lãnh đạo Kazakhstan trong gần 30 năm được xem nắm quyền lực thật sự ở hậu trường.


Ông Tokayev đã sử dụng các cuộc biểu tình - vốn đôi khi nhắm vào các biểu tượng của kỷ nguyên cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev bao gồm những bức tượng - để sa thải cựu tổng thống khỏi vị trí trưởng Hội đồng an ninh quyền lực.


Ông Nazarbayev không đưa ra bình luận hoặc xuất hiện công khai nào kể từ khi các cuộc biểu tình bùng phát và vẫn chưa rõ mức độ các cuộc nổi dậy sẽ làm suy yếu tầm ảnh hưởng đáng kể của ông và gia đình của mình trong chính trị và kinh doanh như thế nào.


Tổng thống Tokayev cũng sa thải Samat Abish, cháu trai của cựu Tổng thống Nazarbayev, phó chỉ huy trong lực lượng cảnh sát. Dariga, cháu gái lớn nhất của ông Nazarbaye, cựu chủ tịch Thượng viện và vẫn còn nhà lập pháp, từng được đề cập trong quá khứ là có thể trở thành tổng thống trong tương lai.


Viễn cảnh kinh tế

image023

GDP đầu người của Kazakhstan trong năm 2020 là 9.122 đôla, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), chỉ cao hơn một chút so với Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico nhưng thấp hơn mức cao nhất là gần 14.000 đôla vào năm 2013.


Chính phủ của Tổng thống Tokayev đã công bố các gói kích thích trị giá 6% GDP để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch Covid.


Ngân hàng Thế giới ước tính nền kinh tế Kazakhstan tăng trưởng 3,5% vào năm 2021, tăng lên mức 3,7% trong năm 2022 và 4,8% trong năm 2023. Ngân hàng Thế giới cũng kêu gọi Kazakhstan tăng cường cạnh tranh và giới hạn vai trò của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn trong nền kinh tế, giải quyết bất bình đẳng xã hội và tạo một sân chơi kinh tế cân bằng hơn.


Nhân quyền và tự do


image025Nguồn hình ảnh, Reuters. Cảnh sát bắn đạn gây choáng vào người biểu tình vào ngày 5/1 ở thành phố Almaty


Các quốc gia phương Tây và các nhóm nhân quyền đã từ lâu chỉ trích Kazakhstan về hệ thống chính trị độc tài, thẳng tay với giới bất đồng chính kiến, kiềm hãm tự do truyền thông, và thiếu các cuộc bầu cử công bằng và minh bạch, mặc dù quốc gia này được xem ít đàn áp hơn các quốc gia láng giềng từng thuộc Liên bang Xô Viết.


Tổ chức Amnesty International hồi tuần rồi nói rằng các cuộc biểu tình trong tuần này là kết quả từ việc giới chức "đàn áp các quyền tự do cơ bản của con người trên diện rộng" và yêu cầu thả ngay những người bị bắt giữ vô cớ, đồng thời điều tra các vụ xâm hại của nhà nước trong quá khứ.


"Trong những năm qua, chính phủ đã liên tục đàn áp những người bày tỏ bất đồng chính kiến trong ôn hoà, khiến người dân Kazakhstan bất an và tuyệt vọng," Marie Struthers, Giám đốc Amnesty vùng Đông Âu và Trung Á cho biết.

image027

Nguồn hình ảnh, Getty Images. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đặt câu hỏi về việc Kazakhstan nhờ Nga giúp đỡ quân sự để đối phó với làn sóng bất ổn bạo lực đang diễn ra. Ông nói với các phóng viên rằng không rõ tại sao Nga lại đưa quân vào.


Nhóm đầu tiên trong số khoảng 2.500 quân do Nga dẫn đầu đã đến Kazakhstan.


Các quan chức ở Moscow nhấn mạnh rằng việc triển khai lực lượng của nước này là theo Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự Á-Âu gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga, và chỉ là tạm thời.


Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev yêu cầu hỗ trợ sau khi những người biểu tình xông vào văn phòng thị trưởng ở thành phố lớn nhất Kazakhstan, Almaty, và tràn vào sân bay của thành phố.


Nhưng phát biểu trước các phóng viên tại Bộ Ngoại giao, ông Blinken cảnh báo rằng "một bài học của lịch sử gần đây là một khi người Nga ở trong nhà bạn, đôi khi rất khó để khiến họ rời đi". (theo BBC)

07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19779)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17208)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25499)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20258)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20718)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19288)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20013)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19601)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18909)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18243)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18732)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17727)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18222)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18791)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21752)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21355)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18499)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22704)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27709)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21705)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...