TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời chiến'

19 Tháng Mười 20216:05 SA(Xem: 5257)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 18 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời chiến'


image006TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời khó khăn'


Ngày 27/1/1973, các bên ký kết Hiệp định Paris.


Trong số các nội dung được đồng ý, có việc tiến hành trao trả tù nhân trong vòng 60 ngày, đồng thời với toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong cùng thời gian này.


Hiệp định cũng nêu việc sẽ lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa bằng một kỳ tổng tuyển cử.


Vào cuối tháng 3/1973, phóng viên BBC Michael Charlton đã phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về quan điểm của ông đối với cuộc chiến, đối với đất nước, nhân dân và cả về đối thủ của ông, những người cộng sản.


Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập.


BBC: Ông đã ngồi ở vị trí này được khá lâu rồi. Ông có thích công việc này không?


TT Thiệu: Có, tôi thích.


BBC: Ông thích nó ở những điểm nào?


TT Thiệu: Tôi thích công việc của mình không phải bởi nó trao cho tôi có quyền lực để củng cố vị thế của mình, và để thỏa tham vọng chính trị của mình, mà bởi tôi muốn đảm nhận trách nhiệm để làm những điều tốt đẹp cho nước, cho dân. Tôi muốn không phải là được làm một vị tổng thống trong thời bình, mà là một vị tổng thống trong thời chiến, vào thời điểm khó khăn nhất của đất nước.


image007Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson (trái), Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford (phải) trong kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Việt hôm 20/7/1968 tại Honolulu


BBC: Trong số những lời chỉ trích mà tôi nghe được, thì có người nói là ông không thích thú gì với chính trị, mà ông hiểu, và thích quyền lực. Ông thấy họ nói vậy có công bằng không?


TT Thiệu: Không. Điều đó không đúng.


BBC: Bản thân ông là người xuất thân từ vùng quê, từ một gia đình nhỏ, ở một vùng quê nhỏ. Theo ông thì vì sao Việt Cộng lại thành công, giành được sự ủng hộ của người dân ở các vùng nông thôn?


TT Thiệu: Người dân Việt Nam ở cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam thời trước 1945 đều bị những người cộng sản lừa mị. Họ không nói rằng họ là những người cộng sản mà nói họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc, thúc giục mọi người đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, để giải phóng Việt Nam khỏi sự thống trị của Pháp.


Tất cả mọi người, sau 80 năm dưới sự cai trị của người Pháp, đều muốn được độc lập, cho nên từ 'độc lập' có sức hấp dẫn rất lớn, tạo sự hào hứng trong người dân Việt Nam, cho nên tất cả đều đi theo Việt cộng trong giai đoạn đấu tranh đầu tiên.


Sau đó, khi nhận ra rằng đó không phải là cuộc đấu tranh giành độc lập mà là cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị cho những người cộng sản, thì lúc mọi người nhận ra vấn đề cũng là lúc đã quá muộn.


image008Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images. Tổng thống Thiệu trong lễ khai trương một bệnh viện tại Sài Gòn hồi 3/1973


BBC: Trong hoàn cảnh nào thì ông nghĩ là những người cộng sản có thể tham dự vào chính quyền ở miền Nam Việt Nam?


TT Thiệu: Tôi cho rằng trước tiên là phải để người dân miền Nam được thực thi quyền tự quyết thông qua bầu cử tự do, dân chủ.


Sự hiện diện của quân đội nước ngoài, đặc biệt là sự xâm lược của binh lính Bắc Việt, cần phải được giải quyết. Người dân Miền Nam Việt Nam không thể thực thi quyền tự quyết của mình nếu như trên lãnh thổ Nam Việt Nam vẫn còn binh lính nước ngoài, đặc biệt là binh lính Bắc Việt, lực lượng đã tiến hành xâm lược đất nước này.


BBC: Nếu như quân đội Bắc Việt không rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, mà vào lúc này họ đang có chừng 20 sư đoàn ở đây, thì ông sẽ làm gì?


TT Thiệu: Nếu họ không chịu rút quân, tôi nghĩ có nghĩa là họ vẫn đang nuôi dưỡng giấc mơ xâm chiếm Nam Việt Nam, vẫn lên kế hoạch để tiến hành chiến tranh.


Ngay lúc này đây, đã gần 60 ngày rồi kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn mà họ vẫn tiếp tục xâm nhập, họ vẫn tiếp tục chuyển vào Nam Việt Nam thêm xe tăng, pháo, binh lính, đó là những dấu hiệu đầu tiên sau khi Hiệp định Paris được ký - họ vẫn tiếp tục xâm nhập, vẫn tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc chiến khác.


BBC: Thỏa thuận ngừng bắn đã giúp Việt Cộng kiểm soát được những vùng rộng lớn ở nông thôn Nam Việt Nam, nếu không nói là phần lớn người dân. Nếu bây giờ có tổng tuyển cử, thì ông cho rằng bà [Nguyễn Thị] Bình người được gọi là Ngoại trưởng của Mặt Trận tại hòa đàm Paris, có được phép tiến hành vận động tranh cử tại đây không, trên các đường phố Sài Gòn, hay ngay bên ngoài Dinh Độc lập?


TT Thiệu: Trước tiên tôi có thể nói với ông rằng lợi thế của phe cộng sản vào lúc này là câu giờ, bởi hiện họ chưa kiểm soát được đủ người dân để giành chiến thắng trong các cử tri đi bầu, và những gì họ đã làm kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn là họ muốn kiểm soát thêm các làng xã, thêm người dân, để họ có thể kiếm được thêm phiếu trong kỳ bầu cử đó.


BBC: Tức là họ không muốn có kỳ bầu cử vào lúc này?


TT Thiệu: Họ không muốn có kỳ bầu cử ngay lập tức.


image009Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images. Tổng thống Thiệu trong một lần gặp gỡ Giáo hoàng Paul VI tại Vatican, khoảng năm 1970


BBC: Đó không phải là điều mà Henry Kissinger nói hôm trước - tôi tin là ông theo dõi đầy đủ những gì ông ấy nói...


TT Thiệu: Ông ấy nói gì?


BBC: Ông ấy nói rằng có sự không nhất trí, nhưng nếu một trong hai hệ thống chính trị có thể tạo ra một chính phủ chiếm ưu thế hơn hẳn về mặt đạo đức, thì nước Mỹ sẽ không lo lắng. Tôi có thể diễn giải một cách công bằng từ những gì ông ấy nói, rằng những gì mà người ta thường nghe được ở đây, rằng ông không bận tâm xử lý tình trạng tham nhũng, và điều đó khiến người dân xa lánh chính phủ của ông.


TT Thiệu: Tôi thấy rằng những vấn đề đó có thể giải quyết được khi chúng tôi có một cuộc chiến bình thường.


Tôi nghĩ rằng ở một quốc gia nghèo với cuộc chiến kéo dài, chừng nào mà chúng tôi còn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, điều kiện sống trong nước vẫn còn kém, thì đó là căn nguyên, là nguồn gốc của các vấn đề xã hội, trong đó có cả vấn đề tham nhũng. Nay, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã ở trong thời bình, và các vấn đề xã hội sẽ được xóa bỏ...


BBC: Ông có vẻ như không chắc lắm vào việc ông có thể làm được điều đó?


TT Thiệu: Rồi ông sẽ thấy là tôi làm được.


BBC: Ông có nhiều người trong nước chỉ trích, tôi chắc là ông biết điều đó. Có nhiều đảng phái chính trị, và ông thì có vấn đề với báo chí, nhiều tờ báo đã bị đóng cửa, những tờ báo không hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực chiến tranh. Ai là người ở miền Nam Việt Nam mà ông tin là sẽ đứng bên ông khi cần phải lựa chọn giữa việc trở thành một quốc gia cộng sản hay một quốc gia phi cộng sản?


TT Thiệu: Tôi tin là người dân miền Nam Việt Nam sẽ lựa chọn quốc gia phi cộng sản. Tất nhiên là chúng tôi không phải là người hoàn hảo, không phải là một thể chế hoàn hảo, nhưng tôi nghĩ rằng người dân miền Nam Việt Nam đã xác định rồi, họ sẽ không thể sống nổi với lý tưởng cộng sản, với hệ thống cộng sản. Họ có niềm tin rằng khi chiến tranh qua đi, chế độ này sẽ đem lại điều tốt đẹp hơn cho họ. (BBC 6/4/2018)

16 Tháng Tư 2014(Xem: 17730)
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói: "Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17882)
“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18113)
Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người hiện đang rất yếu do ung thư dạ dày giai đoạn 4, vừa nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước. Gia Minh hỏi chuyện bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng Định về lệnh đó cũng như tình hình của ông này hiện nay.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 47497)
Sáng 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 18081)
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này. Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 16318)
Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. Đây là một nhận xét rất gây tranh cãi và cuộc phỏng vấn đặc biệt do Mặc Lâm thực hiện hoàn toàn không nói lên quan điểm của người phỏng vấn cũng như Đài Á châu Tự do, mời quý vị theo dõi:
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16606)
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 15688)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
23 Tháng Hai 2014(Xem: 16723)
Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16177)
Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: « Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu ».
16 Tháng Hai 2014(Xem: 18383)
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17152)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17753)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16245)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17617)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19442)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17181)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15739)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17846)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16960)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.