TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời chiến'

19 Tháng Mười 20216:05 SA(Xem: 5258)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 18 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời chiến'


image006TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời khó khăn'


Ngày 27/1/1973, các bên ký kết Hiệp định Paris.


Trong số các nội dung được đồng ý, có việc tiến hành trao trả tù nhân trong vòng 60 ngày, đồng thời với toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong cùng thời gian này.


Hiệp định cũng nêu việc sẽ lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa bằng một kỳ tổng tuyển cử.


Vào cuối tháng 3/1973, phóng viên BBC Michael Charlton đã phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về quan điểm của ông đối với cuộc chiến, đối với đất nước, nhân dân và cả về đối thủ của ông, những người cộng sản.


Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập.


BBC: Ông đã ngồi ở vị trí này được khá lâu rồi. Ông có thích công việc này không?


TT Thiệu: Có, tôi thích.


BBC: Ông thích nó ở những điểm nào?


TT Thiệu: Tôi thích công việc của mình không phải bởi nó trao cho tôi có quyền lực để củng cố vị thế của mình, và để thỏa tham vọng chính trị của mình, mà bởi tôi muốn đảm nhận trách nhiệm để làm những điều tốt đẹp cho nước, cho dân. Tôi muốn không phải là được làm một vị tổng thống trong thời bình, mà là một vị tổng thống trong thời chiến, vào thời điểm khó khăn nhất của đất nước.


image007Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson (trái), Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford (phải) trong kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Việt hôm 20/7/1968 tại Honolulu


BBC: Trong số những lời chỉ trích mà tôi nghe được, thì có người nói là ông không thích thú gì với chính trị, mà ông hiểu, và thích quyền lực. Ông thấy họ nói vậy có công bằng không?


TT Thiệu: Không. Điều đó không đúng.


BBC: Bản thân ông là người xuất thân từ vùng quê, từ một gia đình nhỏ, ở một vùng quê nhỏ. Theo ông thì vì sao Việt Cộng lại thành công, giành được sự ủng hộ của người dân ở các vùng nông thôn?


TT Thiệu: Người dân Việt Nam ở cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam thời trước 1945 đều bị những người cộng sản lừa mị. Họ không nói rằng họ là những người cộng sản mà nói họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc, thúc giục mọi người đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, để giải phóng Việt Nam khỏi sự thống trị của Pháp.


Tất cả mọi người, sau 80 năm dưới sự cai trị của người Pháp, đều muốn được độc lập, cho nên từ 'độc lập' có sức hấp dẫn rất lớn, tạo sự hào hứng trong người dân Việt Nam, cho nên tất cả đều đi theo Việt cộng trong giai đoạn đấu tranh đầu tiên.


Sau đó, khi nhận ra rằng đó không phải là cuộc đấu tranh giành độc lập mà là cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị cho những người cộng sản, thì lúc mọi người nhận ra vấn đề cũng là lúc đã quá muộn.


image008Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images. Tổng thống Thiệu trong lễ khai trương một bệnh viện tại Sài Gòn hồi 3/1973


BBC: Trong hoàn cảnh nào thì ông nghĩ là những người cộng sản có thể tham dự vào chính quyền ở miền Nam Việt Nam?


TT Thiệu: Tôi cho rằng trước tiên là phải để người dân miền Nam được thực thi quyền tự quyết thông qua bầu cử tự do, dân chủ.


Sự hiện diện của quân đội nước ngoài, đặc biệt là sự xâm lược của binh lính Bắc Việt, cần phải được giải quyết. Người dân Miền Nam Việt Nam không thể thực thi quyền tự quyết của mình nếu như trên lãnh thổ Nam Việt Nam vẫn còn binh lính nước ngoài, đặc biệt là binh lính Bắc Việt, lực lượng đã tiến hành xâm lược đất nước này.


BBC: Nếu như quân đội Bắc Việt không rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, mà vào lúc này họ đang có chừng 20 sư đoàn ở đây, thì ông sẽ làm gì?


TT Thiệu: Nếu họ không chịu rút quân, tôi nghĩ có nghĩa là họ vẫn đang nuôi dưỡng giấc mơ xâm chiếm Nam Việt Nam, vẫn lên kế hoạch để tiến hành chiến tranh.


Ngay lúc này đây, đã gần 60 ngày rồi kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn mà họ vẫn tiếp tục xâm nhập, họ vẫn tiếp tục chuyển vào Nam Việt Nam thêm xe tăng, pháo, binh lính, đó là những dấu hiệu đầu tiên sau khi Hiệp định Paris được ký - họ vẫn tiếp tục xâm nhập, vẫn tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc chiến khác.


BBC: Thỏa thuận ngừng bắn đã giúp Việt Cộng kiểm soát được những vùng rộng lớn ở nông thôn Nam Việt Nam, nếu không nói là phần lớn người dân. Nếu bây giờ có tổng tuyển cử, thì ông cho rằng bà [Nguyễn Thị] Bình người được gọi là Ngoại trưởng của Mặt Trận tại hòa đàm Paris, có được phép tiến hành vận động tranh cử tại đây không, trên các đường phố Sài Gòn, hay ngay bên ngoài Dinh Độc lập?


TT Thiệu: Trước tiên tôi có thể nói với ông rằng lợi thế của phe cộng sản vào lúc này là câu giờ, bởi hiện họ chưa kiểm soát được đủ người dân để giành chiến thắng trong các cử tri đi bầu, và những gì họ đã làm kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn là họ muốn kiểm soát thêm các làng xã, thêm người dân, để họ có thể kiếm được thêm phiếu trong kỳ bầu cử đó.


BBC: Tức là họ không muốn có kỳ bầu cử vào lúc này?


TT Thiệu: Họ không muốn có kỳ bầu cử ngay lập tức.


image009Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images. Tổng thống Thiệu trong một lần gặp gỡ Giáo hoàng Paul VI tại Vatican, khoảng năm 1970


BBC: Đó không phải là điều mà Henry Kissinger nói hôm trước - tôi tin là ông theo dõi đầy đủ những gì ông ấy nói...


TT Thiệu: Ông ấy nói gì?


BBC: Ông ấy nói rằng có sự không nhất trí, nhưng nếu một trong hai hệ thống chính trị có thể tạo ra một chính phủ chiếm ưu thế hơn hẳn về mặt đạo đức, thì nước Mỹ sẽ không lo lắng. Tôi có thể diễn giải một cách công bằng từ những gì ông ấy nói, rằng những gì mà người ta thường nghe được ở đây, rằng ông không bận tâm xử lý tình trạng tham nhũng, và điều đó khiến người dân xa lánh chính phủ của ông.


TT Thiệu: Tôi thấy rằng những vấn đề đó có thể giải quyết được khi chúng tôi có một cuộc chiến bình thường.


Tôi nghĩ rằng ở một quốc gia nghèo với cuộc chiến kéo dài, chừng nào mà chúng tôi còn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, điều kiện sống trong nước vẫn còn kém, thì đó là căn nguyên, là nguồn gốc của các vấn đề xã hội, trong đó có cả vấn đề tham nhũng. Nay, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã ở trong thời bình, và các vấn đề xã hội sẽ được xóa bỏ...


BBC: Ông có vẻ như không chắc lắm vào việc ông có thể làm được điều đó?


TT Thiệu: Rồi ông sẽ thấy là tôi làm được.


BBC: Ông có nhiều người trong nước chỉ trích, tôi chắc là ông biết điều đó. Có nhiều đảng phái chính trị, và ông thì có vấn đề với báo chí, nhiều tờ báo đã bị đóng cửa, những tờ báo không hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực chiến tranh. Ai là người ở miền Nam Việt Nam mà ông tin là sẽ đứng bên ông khi cần phải lựa chọn giữa việc trở thành một quốc gia cộng sản hay một quốc gia phi cộng sản?


TT Thiệu: Tôi tin là người dân miền Nam Việt Nam sẽ lựa chọn quốc gia phi cộng sản. Tất nhiên là chúng tôi không phải là người hoàn hảo, không phải là một thể chế hoàn hảo, nhưng tôi nghĩ rằng người dân miền Nam Việt Nam đã xác định rồi, họ sẽ không thể sống nổi với lý tưởng cộng sản, với hệ thống cộng sản. Họ có niềm tin rằng khi chiến tranh qua đi, chế độ này sẽ đem lại điều tốt đẹp hơn cho họ. (BBC 6/4/2018)

15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17790)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21738)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18113)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19077)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17994)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20082)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18370)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16781)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16454)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16129)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20829)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18582)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39511)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21425)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20710)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31095)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22245)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17223)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17566)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17789)
Ngày 03/5 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày tự do về truyền thông trên toàn thế giới. Tự do tự do báo chí, truyền thông và tự do tư tưởng xét đến cuối cùng về mặt nguyên tắc đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội kể cả cho nhà nước, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu xã hội từ Việt Nam.