Di tản từ Nha Căn Cứ Hàng Không Tân Sơn Nhất, tháng 4.1975

20 Tháng Tư 20218:09 SA(Xem: 8001)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 21 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

Di tản từ Nha Căn Cứ Hàng Không Tân Sơn Nhất, tháng 4.1975

image007
Trần Anh Tuấn


LỜI GIỚI THIỆU
: Sau đây là bản tường thuật của một gia đình cư ngụ trong Nha Căn Cứ

Hàng Không Tân Sơn Nhất. Bài viết viết thành nhiều đoạn trong những ngày 25.3, 29.3, 3.4, 7.4,

13.4, và 18.4.2021.

Đây là lời kể của một người bạn từ mùa hè 1960, nơi tôi đến chơi hàng tuần. May mắn

bất ngờ là tôi liên lạc lại cùng toàn thể gia đình người bạn tại Hoa Kỳ hai lần, hồi tháng 6.2004

và tháng 3.2021. Vì thế, tôi ngỏ ý người bạn viết lại những ngày di tản như một kỷ niệm chia sẻ

với nhau. Tôi sẽ kể chuyện thuyền nhân tháng 1.79 từ Vũng Tầu. Còn người bạn sẽ kể lại chuyện

di tản từ phi trường Tân Sơn Nhất tháng 4.75.

Chúng tôi là hai gia đình trong số những người dân thường mà năm 1975 chính quyền

quân nhân tháo chạy khiến chúng tôi phải rời bỏ quê hương bản quán vì không chấp nhận sống

dưới chế độ Cộng Sản, một chế độ độc tài độc đảng mà chúng tôi -cùng tất cả quân dân cán

chính VNCH khác- sẽ không tránh khỏi tù và tội.

Đây là chuyện thật việc thật với từng chi tiết mà người trong cuộc nhớ lại. Bạn tôi xuất

thân chương trình Pháp trường Marie Curie và đây là lần đầu tiên viết văn tiếng Việt. Nhớ sao

viết vậy, không hề làm dáng văn chương. Và tôi không có ý chỉnh sửa, vì giá trị của bản văn là

giá trị của những sự kiện đã qua, nên sự chỉnh sửa chỉ làm mất đi sự nguyên toàn của quá khứ.

Chỉ tiếc là chiếc máy ảnh chụp những tấm hình đầu tiên trong cuộc đời tỵ nạn tại Hoa Kỳ của

gia đình người bạn bị mất, nên bài viết không có hình ảnh kèm theo.

Trừ tên thật của người viết thì tôi viết tắt, vì đó là sự riêng tư cá nhân: MH người vợ và

NT người chồng. Trong bài viết, bác Lâm là kỹ sư công chánh Trần Ngọc Lâm, Trưởng khu các

phi trường miền Bắc, Nha Căn Cứ Hàng Không VNCH. Năm 2004 tôi đã tới Texas để thắp trước

bàn thờ Bác một nén hương kính viếng. Còn Hiệp là tên em trai người bạn, Trần Trọng Hiệp,

cũng đã mất. Nay xin thắp cho Hiệp một nén, vốn là một người học trò trong đời dạy học của tôi.

Cám ơn người bạn quý.

Nhân nói đến trường trung học Marie Curie ở Sài Gòn, tôi ghi lại câu văn ngây ngô của

một người cựu nữ sinh trường ấy, là Trần Tố Nga cũng chính là hiệu trưởng Marie Curie những

năm 1978-1986 sau khi Cộng Sản chiếm được toàn thể nước Việt: “Tôi cũng chỉ là một trong rất

nhiều học sinh Marie Curie đã chọn con đường đi theo cách mạng. Mỗi người xuất phát từ một

hoàn cảnh, một động cơ, nhưng tất cả những nẻo đường ấy đều dẫn chúng tôi đến sự nghiệp cao

cả của dân tộc.” (Nữ Sinh Sài Gòn Một Thời Để Nhớ 1945-1975. Nxb Trẻ, tp HCM, 2002, trang

133).

Sự nghiệp cao cả của dân tộc? Hãy đối chiếu lý tưởng đó với thực trạng xã hội nước Việt

dưới ách thống trị của Đảng Cộng Sản ngày nay -cùng lý tưởng của những kẻ đồng dạng, như

một Nguyễn Mạnh Tường, một Trần Đức Thảo, hay một Dương Quỳnh Hoa...- để thấy sự bẽ

bàng của một số người Việt có học nhưng xuẩn ngốc về chính trị.

Sự nghiệp cao cả của dân tộc? Sự thật chỉ là đại phúc cho một số cán bộ cộng sản, mà là

đại họa lâu dài cho đất nước và dân tộc!

Mặt khác, cuộc chiến giữa miền Bắc Cộng Sản và miền Nam Cộng Hòa lại càng không

phải là “cuộc chiến phi nghĩa giữa 2 miền” như có người gốc Việt vừa mở miệng đầu tháng

4.2021 tại miền nam California.

Với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đó là cuộc chiến xâm lăng nhằm cướp chính quyền cả

nước nên họ đem quân từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào miền Nam trong 15 năm (1960-75) với

súng đạn vô tận từ Liên Sô và Trung Cộng. Trong chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn-Gia Định năm

1975, khi Tư lệnh Văn Tiến Dũng hỏi Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần về tình hình đạn dược thì

Đinh Đức Thiện trả lời, nguyên văn: “Ta có đủ đạn pháo để bắn cho bọn Ngụy chúng nó sợ đến

ba đời!”

Vì thế, với Việt Nam Cộng Hòa, đó là cuộc chiến tự vệ để duy trì một xã hội tương đối Tự

Do, tương đối Dân Chủ, và tương đối Lương Thiện từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu.

Đừng vô tâm! Phải biết suy nghĩ để nhớ ơn người lính Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong

hai thập niên 1960-70 cho thanh niên đô thị cùng trang lứa an lành theo đuổi việc học!


TRẦN ANH TUẤN

Tháng 4.2021

image009Hình Class Terminale trường Marie Curie niên khóa 1963-64.

Tác giả TMH đứng hàng trên cùng, thứ tư từ trái qua. (Sưu tập TAT)

Nhớ lại lúc chạy loạn mà rùng mình. Khi được trực thăng vớt lên từ phi trường Tân Sơn

Nhất thì đi là cứ đi theo dòng người ngồi chờ, chứ không biết là sẽ đi về đâu.

Trực thăng thả đoàn người xuống một tàu chiến Mỹ nhỏ. Tại đó họ cho mỗi gia đình một

quả cam, và chắc có nước và bánh. Tưởng yên, nhưng họ lại xua đàn người này xuống hầm tàu,

ra một cái sà lan nhỏ. Rồi tàu Mỹ chạy đi. Đêm tối thui, không ai biết gì hết, không ai nói gì, cứ

ngồi vậy, chung quanh là trời, là nước đen thui. Ai cũng hoang mang, nhưng quá mệt mỏi, nên

kệ, tới đâu hay tới đó.

Nhưng rồi, một tàu to đến, ghé sát vào sà lan. Một ông lính Mỹ ném cái thang giây xuống

và ra hiệu cho đám người này leo lên. Lần lượt, hết người này tới người kia leo lên. Trong lúc đó

thì gió và sóng làm sà lan dập dìu, đập ình ình vào tàu to. MH hồi đó có bầu con Tèo 7 tháng,

bụng to chình ình, cũng phải leo lên. Anh NT thì ôm thằng Ti, và vai khoác cái sách nhỏ đựng 1,

2 thứ cần dùng. Xong cũng lên tới boong tàu. Đang bơ vơ thì có một anh, hình như quen chỉ đi

sang bên kia boong tàu có chỗ nằm cho con nhỏ. Sang đó, thì người cũng đông như kiến, nhưng

có một gia đình họ thương hại chia sẻ chỗ nằm. Lênh đênh như vậy cả tuần vì tàu đứng im một

chỗ để vớt thêm người. Hình như họ có cho ăn sơ sơ, nhưng MH không nhớ gì hết.

Sữa bột mang theo cho con, thì lấy đại nước quấy lên cho nó uống. Vì không có vệ sinh

gì cả, nên Ti bị diarrhea nặng. Kêu lính Mỹ cầu cứu thì được nói xuống hầm tàu tìm mấy ông bác

sĩ VN, nhưng cũng không có thuốc đâu. May quá, anh NT có mang theo một ít trụ sinh, bèn tán

ra cho nó uống. Sau vài ngày thì Ti bớt.

Anh NT thấy con ốm, vợ ốm, nên viết một bức thơ xin Mỹ thả gia đình về lại VN. Mỹ không

chịu, nói, “Mày về thì nó bỏ tù.” Anh ấy nói “Tôi chết cũng được, nhưng vợ con tôi sống.” Họ

cũng làm lơ.

           Tàu cứ đứng một chỗ, vớt thêm dân tỵ nạn. Người càng ngày càng đông, nhưng không có

việc xô đẩy nhau, hay tranh chấp. Nhà cầu của tàu là một cái chòi, xây trên cao. Muốn đến đó,

phải leo lên một cái cầu bằng gỗ ọp ẹp. Nhà cầu xây dựng trên lan can của tàu. Trên đó thì nhìn

xuống qua khe hở của sàn gỗ là thấy sóng ầm ĩ.  MH nghĩ nếu mà trượt chân rớt xuống biển, thì

không ai biết mà cứu vớt lên. Đó cũng là lần đầu tiên và lần chót MH trèo lên đó.

Rồi tàu cũng nhổ neo đi. Tới cảng Subic Bay của Philippines thì đoàn người tỵ nạn lần

lượt xuống bến. Lại một lần nữa, người và túi sách bị khám sét. (Khi đến tàu to trước đó, thì họ

đã khám cái túi sách tay của anh NT rồi. Ông lính trẻ rất cẩn thận, mở túi, xem sét từng tí một,

khi thấy cái bí tất anh NT nhét nữ trang ngày cưới của MH, thì ông ấy nói “Nên cất nữ trang

trong người, để ngoài có thể bị mất.” Họ quá tử tế, không lợi dụng cơ hội mà thủ tiêu đi thì cũng

đâu có ai ở đó biết mà khiếu nại.)

Sữa cho con, thuốc, bị vứt hết. MH nói cho xin lại sữa thì họ nói, sữa, và mọi thứ cần

dùng sẽ được phát đầy đủ, không lo. Ở trạm nghỉ không lâu thì họ cho lên tàu bay. Có người hỏi,

đi đâu, thì họ trả lời, tất cả được đi Mỹ. Họ chia đoàn người tỵ nạn ra từng nhóm một. Nhóm MH

được lên một tàu bay, đông người nên ngồi sát sạt nhau. Tàu bay nổ máy rất ầm. Vừa nóng, vừa

ầm, nên Ti nó khóc váng lên, dỗ thế nào nó cũng không nín.  Có ông sốt ruột, nói “Bế nó ra

ngoài cho nó thoáng đi.” Nhưng MH đâu có làm vậy được, vì lỡ lạc thì sao? Nên cứ lì mặt làm

ngơ. Ti nó vẫn tiếp tục hét. Một lúc lâu sau thì tất cả mọi người bị đuổi xuống tàu bay đó sang

tàu bay khác vì tàu bay bị trục trặc máy móc. Sang tàu bay khác thì Ti im thin thít!

Rồi tàu bay đáp xuống phi trường Guam. Đoàn người lại kéo xuống đảo. Tại đây, tất cả

trở thành dân tị nạn. Tất cả lần lượt làm giấy tờ nhập cảnh nước Mỹ. Từng gia đình một được

cho ở vào lều vải, tùy ít hay nhiều người, được chung một lều, hay được riêng một lều. Và cuộc

sống của người tị nạn bắt đầu.

Gia đình MH chia lều với một gia đình khác. Lều có ghế bố. Ngày ngày đến giờ xếp hàng

đi lấy cơm ăn. Mới đầu MH nghĩ sao khổ quá, sang đây phải đi ăn xin, nhưng rồi, ai cũng lốc tha

lốc thốc giống nhau, nên quen đi. Sữa cho Ti thì được đi lãnh riêng vì có phiếu lãnh cho từng gia

đình có con nhiều hay ít. Lâu lâu có vòi nước để dân tị nạn dùng. MH đem quần áo dơ ra giặt, và

phơi. Nhưng khi đến chiều ra lấy quần áo vào thì có cái váy đầm duy nhất mang được đi, và vài

quần áo lặt vặt đã bị ai cuỗm mất!

Nhưng trại tị nạn có công báo ngày giờ được đi lấy quần áo cũ. Mỗi người được chọn 2, 3

thứ gì đó. Vì Ti đi chân đất, nên MH nói Hiệp nếu thấy giầy thì lấy cho Ti một đôi. Thế là đoàn

người lại lần lượt vào lựa quần áo cũ. Từng đống, từng đống, trông hoa mắt, phần nhiều to quá

khổ của người VN gầy gò. Rồi MH cũng chọn được một cái váy đầm tương đối không to lắm, có

thể sửa lại làm áo bà bầu. Và Hiệp cũng lấy một đôi giày cho Ti. Ti đi giầy như đi hia bẩy dậm,

nhưng MH thì rất sung sướng vì Ti không phải đi đất dơ bẩn.

Người ta nói có thể ở đó vài ngày đến vài tuần. Ngày ngày xếp hàng đi ăn cơm, phần

nhiều line nó dài, đứng xếp hàng lâu, trời thì khô, nắng nên cũng mệt mỏi. Có hôm có một ông

thương hại, nói đi lên đầu hàng mà đợi, vì bụng bự. Nhưng MH ngại nên cứ chờ tới phiên mình.

Nhiều khi vừa ăn xong bữa cơm trưa, thì đến giờ đi lãnh cơm chiều!

Nhưng vài hôm sau thì được gọi lên máy bay đi Mỹ. Máy bay kỳ này có ghế ngồi đàng

hoàng. Bay tới phi trường Honolulu, Hawaii, thì xuống. Lúc bấy giờ là đêm tối rồi. Tất cả được

cho vào khách sạn ngủ. Gia đình MH chia phòng với hai cô gái, nhưng chắc hai cô ấy thấy gia

đình MH lốc thốc quá, nên rủ nhau đi mất! Sáng hôm sau tất cả được cho xuống quán ăn để ăn.

Ti vì uống sữa đậu nành không quen, nên lại bị ỉa chảy. Và quê nhất là đúng lúc ngồi chờ đồ ăn

thì Ti xoè ra đầy ghế. Rất khổ, nhưng nhìn chung quanh thì cũng thấy một đứa bé khác cũng bị y

như Ti, nên mặt cứ trơ ra mà đi lau chùi cho Ti!

Rồi tất cả đoàn người tỵ nạn lại được lên máy bay để vào Mỹ.

Tàu bay lần này là tàu bay dân sự, có chiêu đãi viên đàng hoàng, ghế ngồi thoải mái. Lúc

ở Guam làm giấy tờ thì có ghi xin đến trại tị nạn ở California. Nhưng tàu bay cứ bay mãi, qua cả

Cali, qua cả núi rừng trùng trùng điệp điệp, qua cả đồng bằng phẳng lì. Cuối cùng tàu bay đáp

xuống phi trường của tiểu bang Arkansas. Trời cũng chập choạng tối. Đoàn người tị nạn được

cho lên xe buýt trở vào trại. Được biết đấy là trại Fort Chaffee của tiểu bang Arkansas. Tất cả

được vào một phòng rất rộng để lăn tay, làm giấy tờ chính thức là refugee có thẻ xanh, số SS...

Xong đoàn refugees được chia ra ở những nhà gỗ. Nhà khá rộng, được chia ra từng ngăn

cho từng gia đình. Thế là cuộc sống của những người tị nạn bắt đầu. Người người như cái máy,

tới giờ ăn trưa, ăn chiều, xếp hàng lãnh cơm. Nhà nào có trẻ con được phát thẻ lãnh sữa,

cereals... Người nào ốm, hay có bầu thì được cho đi khám ở clinic nhỏ trong trại.

Không ai biết là sẽ bị ở trong trại bao lâu, vì tất cả phải chờ cho có người bảo lãnh thì

mới ra khỏi trại được. Anh NT ban ngày thì đi lang thang, và có gặp một vài ông bạn cũng thoát

khỏi VN ngày cuối, mỗi người chạy một lối khác nhau. Bất ngờ một hôm có anh TH, hồi xưa là

học trò cũ của bác Lâm đến trại thăm. Anh ấy đang du học ở Mỹ thì mất nước, thành trở thành

người tị nạn, giống như tất cả mọi người trong trại. Anh TH rất tử tế ân cần, đến thăm vài lần.

Có một đêm, trại báo tin có ca sĩ VN đến trình diễn. Thế là tối hôm đó tất cả mọi người,

già trẻ, lớn bé, ùa ra xem hát, phần nhiều là bài hát về chiến tranh, rất buồn.

Khi làm giấy thì anh NT và Hiệp quyết định chia ra, vì Hiệp, độc thân, trẻ thì có nhiều hy

vọng được bảo lãnh sớm. Còn gia đình nheo nhóc, có con nít thì không biết bao giờ mới được

bảo lãnh.

Và tất cả cứ phải chờ để được gọi đi thôi.

Tháng 5 và tháng 6 trôi qua, vẫn không có giấy rời trại. Chung quanh thì lâu lâu lại có gia

đình được bảo lãnh. Đầu tháng 7 thì MH sinh Tèo ở clinic trong trại. Sau hai ngày thì được về

nhà. Anh NT bận hơn vì vừa phải đi lấy cơm về cho vợ, vừa phải đi lãnh sữa cho con.

Được độ một tháng thì có giấy cho biết gia đình NT được một nhà thờ Tin Lành ở một

làng nhỏ ở Kentucky bảo lãnh. Hiệp thì vẫn chưa được ai nhận. Thế là vợ chồng, con cái bồng bế

nhau rời trại tỵ nạn. Đến nơi, thì được một gia đình người Mỹ đón về nhà họ.

Làng này êm đềm, vắng vẻ, nhà này cách nhà kia khá xa. Họ cho ở một buồng dưới

basement. Hai vợ chồng là giáo sư của trường làng, họ có 3 người con. Họ có vườn rộng, nuôi

vài con bò và trồng rau. Họ tử tế, và rất sùng đạo. Mỗi tuần họ dắt gia đình NT đi nhà thờ hai

lần, thứ tư và chủ nhật để học đạo. Anh NT không dám từ chối, nên ngoan ngoãn đi theo. Cơm

ăn mỗi ngày thì họ cho ngồi cùng bàn ăn, nhưng thấy họ to lớn, mà sao mỗi người chỉ lấy một

miếng rau, hay miếng thịt, hay một lát bánh mì khi đĩa đồ ăn được chuyền đến phía mình ngồi. Thành cũng phải nói là không quen đồ ăn Mỹ nên không thấy no lắm.

Hai cậu con trai Mỹ thì ít nói, cô con gái và bà mẹ thì rất thích Ti và Tèo, nên cứ hay bế,

nựng nịu tụi nó, thành MH phải dọn dẹp sơ sơ, và rửa bát đĩa. Ban ngày thì theo bà ấy ra vườn

hái rau để nấu cho bữa ăn trưa, chiều. Anh NT thì được ông ấy giắt đi nhà hàng xóm lượm táo

chín rụng. Có hôm anh NT lại phải theo ông ấy mang một con bò đi thiến!

Ông bà ấy rất cần kiệm, vì có một hôm Ti hết sữa, nói ông ấy cho đi tiệm mua sữa thì ông

ấy nói, chờ đến cuối tuần được vào PX mua rẻ hơn ở ngoài! Nhưng con không sữa uống, anh NT

đâu có chờ được, nên ông ấy phải đưa đi mua sữa “đắt.” Tiền cứu trợ được vài trăm, thì ông ấy

nói để ông ấy giữ cho, ở đây không thiếu thốn gì hết, không cần mua gì hết. Nhưng anh NT nói

là gia đình cần một cái xe để đi, và nói cần ông ấy mua hộ một xe cũ bằng tiền trợ cấp. Mãi ông

ấy cũng phải bằng lòng và mua cho một xe cũ.

Cũng nhờ ông ấy hay dẫn anh NT theo, nên một hôm khi về nhà, ông ấy rẽ vào lấy thơ.

Khi ông ấy soạn thơ trên xe, thì anh NT thấy có một cái thơ đề tên anh NT. Vậy là anh NT mới

đòi được cái thơ của mình.

Hoá ra là thơ của Red Cross báo cho những refugees là Red Cross sẽ có một buổi hội

thảo ở Louisville về những gì refugees được giúp đỡ khi mới định cư ở Mỹ. Thế là mừng quá.

Anh NT đòi đến buổi họp của Red Cross đó. Mới đầu ông ấy không chịu, nhưng rồi ông ấy cũng

phải đưa cả gia đình anh NT lên Louisville, cách làng chừng hơn một tiếng lái xe. Đến nơi, thì

gặp nhiều người VN khác cũng chân ướt chân ráo đến Mỹ. Thì được biết là chính phủ Mỹ sẽ

giúp đỡ cho tìm việc làm, hay cho đi học nếu muốn. Chính phủ sẽ giúp cho trợ cấp xã hội, và bảo

hiểm sức khỏe trong thời gian đầu. Thế là anh NT mừng quá, về nhất định đòi dọn lên Louisville.

Thoát trở thành một gia đình nông dân cũng trần ai!

Ông bà sponsors nói nếu muốn đi học thì gần đây có trường nhà binh, muốn học gì cũng

có. Ông ấy dắt vô trại để ghi tên học. Nhưng anh NT nằng nặc đòi đi Louisville. Cuối cùng ông

bà Mỹ cũng phải bằng lòng và đưa anh NT lên Louisville để tìm nhà thuê.

Thế là vợ chồng con cái lại dắt díu nhau dọn lên tỉnh ở. Rất may anh NT thuê được một

cái gác nhỏ, 1 phòng ngủ, tương đối gần trường. Nhà thờ Tin Lành cúp giúp đỡ.

Mấy tháng đầu ông sponsor chịu khó lái xe lên dắt gia đình MH về làng đi nhà thờ. Xong

chắc thấy mệt quá, nên giới thiệu một nhà thờ Tin Lành khác ở Louisville. Mấy ông mục sư đó

quá cẩn thận, đến tận nhà tự giới thiệu và khuyên đi nhà thờ đều đều. Xong chắc thấy hai vợ

chồng này nó cứng đầu quá, cứ lơ là việc đi lễ, nên họ chán, bỏ!

Anh NT làm giấy tờ xin nhập học và giấy tờ trợ cấp xã hội, bảo hiểm sức khỏe. Vì nghĩ là

phải mau mau đi làm nên anh NT xin vào trường community college. Anh ấy mua báo về xem

mục tìm việc, thấy họ cần ngành nào nhiều thì đi học ngành ấy.

Thành anh NT chuyển qua học computer, vì nếu muốn làm lại nghề cũ luật sư, thẩm phán

thì chắc không xong vì chữ nghĩa không thông. Còn MH thì xoay qua ngành Medical

Technology (MT), vì không có trường dược nào ở Louisville.

Thế là anh NT và MH bắt đầu lại cuộc đời học sinh, nhập học liền niên học đó. Anh NT

lấy nhiều môn học hơn là chỉ định. Còn MH thì phải xin vô program MT của trường. Mỗi lớp là

2 năm, bắt đầu niên khoá 1976. Trong lúc chờ thì MH học mấy môn electives. Vì có con nhỏ nên

MH học ban ngày, anh NT học ban đêm. Nhiều hôm anh NT lái xe tới trường đi học, và MH lấy

xe đưa con về.

Cũng may hai đứa con ngoan, ít khóc và ít ốm. Anh NT cứ để cho Tèo ngồi cái ghế đu

mắc ở cửa, buộc cái giây, nó cứ ngo ngoe lại cho bình sữa, và kéo giây đu qua đu lại. Ti thì luẩn

quẩn chung quanh chơi với nồi niêu xoong chảo. Anh NT vừa coi con, vừa học bài. Hai vợ

chồng cứ quay như chong chóng ngày này qua ngày nọ, nhưng vui.

Đến 1977 anh NT ra trường với cái bằng Associate of Science (AS). Anh NT tìm được

việc làm ngay tại University of Louisville. Và từ đó tự túc lo hết được cho tiểu gia đình.

MH vào MT program, thường thì sáng học lý thuyết, chiều thực tập.  Được ngày nghỉ có

khi được một bà Mỹ dẫn đi bán hàng ở trường đua ngựa! Tới năm 1978 thì MH cũng ra trường,

và xin được việc làm liền ở một nhà thương.

Cũng năm 1978 thì mua được một nhà nhỏ, để có chỗ cho con nó chạy nhẩy, và bố mẹ có

chỗ thở!

Nhưng đi làm với bằng associate degrees thì làm nhiều mà lương không bao nhiêu, nên

anh NT và MH vừa đi làm, vừa đi học thêm để lấy bằng 4 năm (BS). Quay qua, quay lại rồi cũng

học xong.

Bây giờ nghĩ lại cũng rùng mình. Chiến tranh làm đảo lộn cuộc sống của tất cả mọi gười.

Nhưng gia đình MH rất may mắn, đã trải qua cuộc chiến được nguyên vẹn...


NMH

Tháng 3-4.2021
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19793)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20783)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19051)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20999)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19932)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17331)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25618)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20396)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20822)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19382)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20105)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19747)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19050)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18369)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18841)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17828)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18312)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18889)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21864)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21469)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.