Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật

01 Tháng Năm 20187:54 CH(Xem: 10847)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 02 MAY 2018


Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật


VOA 01/05/2018


image049

Bức ảnh 'Hai đứa trẻ Mỹ Lai' mà ông Trần Văn Đức cho là chụp hai anh em ông. Ảnh: Ronald Haeberle.


50 năm sau vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu phóng viên chiến trường nói với VOA rằng đứa bé trai trong bức ảnh ở làng Sơn Mỹ hồi ấy vẫn còn sống, trong khi bảo tàng di tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi cho rằng đứa bé đó đã chết. Câu chuyện chưa dừng ở đó, người trong ảnh lên tiếng với VOA rằng chính quyền Việt Nam đã trưng nhiều chứng cứ giả tạo và thay đổi dữ liệu lịch sử trong vụ thảm sát năm 1968 gây chấn động quốc tế.


Trao đổi với VOA, ông Ronald Haeberle, cựu phóng viên chiến trường người Mỹ nói ông tin rằng “ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót” trong bức ảnh do ông chụp vào ngày 16/3/1968 với hai đứa trẻ nằm trên một đường mòn tại thôn Mỹ Lai, nay là thôn Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.


Ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót.


Nhiếp ảnh gia chiến trường Ronald Haeberle.


Từ Ohio, ông Ronald Haeberle, tác giả của bộ ảnh gồm 60 tấm về vụ thảm sát Sơn Mỹ - Mỹ Lai, cho biết ông đã đi cùng Đại đội Charlie của Quân đội Mỹ vào làng Mỹ Lai vào ngày xảy ra vụ thảm sát, và mãi cho đến năm 2011 khi ông liên lạc với ông Đức ở bên Đức thì mới biết rằng hai đứa trẻ năm xưa vẫn còn sống.


image050

Dấu tích thảm sát Mỹ Sơn


Ông Trần Văn Đức, một thợ cơ khí gốc Việt sống tại Lindsey, Đức, cho VOA biết ông chính là đứa bé trai trong tấm ảnh gây tranh cãi, và ông có nhiều bằng chứng để chứng minh đó là sự thật.


“Tôi đã bỏ thời gian trên 10 năm để khiếu nại nhưng rất ít cơ quan hữu quan lắng nghe câu chuyện của tôi. Khi lính Mỹ bắn chết gần hết người dân đang tập trung trên đường mòn thì lính Mỹ đi sâu vào hướng làng để tiếp tục thảm sát người dân khác. Trong thời khắc lính Mỹ đi thì má tôi có nói với tôi là ‘con hãy ôm Hà về nhà ngoại gấp đi, nếu không lính Mỹ sẽ trở lại’ và tôi thực hiện theo lời của má tôi.”


Vụ thảm sát đã giết chết 504 dân làng xảy ra khi ông Đức mới 8 tuổi, nhưng ông nói ông nhớ rõ từng chi tiết. Ông Đức kể rằng khi máy bay của Mỹ đến thì ông lấy thân mình che cho em gái.


Ông kể:


“Trong làng khói bay mù mịt và tôi nghĩ không có đủ thời gian để vào nhà ngoại. Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.”


Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.


Ông Trần Văn Đức


Ông Haeberle cho biết bức hình của ông được khu di tích Mỹ Sơn trưng bày, nhưng các chú thích của viện bảo tàng ‘hình như không phản ánh đúng sự thật’.


Để cải chính chi tiết này, ông Ron và Đức đã về Sơn Mỹ vài lần. Cá nhân ông Đức đã nhiều lần khiếu nại với Ban quản lý khu di tích Sơn Mỹ và cơ quan chức năng của Việt Nam.


“Cuối năm 1975 đầu năm 1976 khi nhà di tích Sơn Mỹ được thành lập thì bức hình của tôi để trống và vài năm sau thì chú thích là Trương Bốn, Trương Năm, con của ông Trương Nhị. Tôi có khiếu nại ban quản lý khu di tích nhưng người ta rất bất đồng.”


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, phản bác những phát biểu của ông Đức về bức hình hai bé.


Ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc BQL Khu di tích Sơn Mỹ.


“Tôi là nạn nhân và nhân chứng trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Tôi sống sót dưới 5 thi thể của mẹ, chị và 3 đứa em tôi, khi đó tôi 11 tuổi. Tôi nói có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ở đây, tỉnh, trung ương, và địa phương cũng chấp nhận điều đó. Riêng ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.”


image051

Đền tưởng niệm thảm sát Sơn Mỹ có hình ảnh hai bé. Ảnh: Trần Văn Đức


Ông Đức nói Bảo tàng Sơn Mỹ không chịu đính chính chú thích bức ảnh theo sự trình bày của ông và “họ còn cố che giấu, bóp méo những sự thật khủng khiếp hơn.”


Trong khi đó, người từng quản lý khu di tích Sơn Mỹ phản bác:


“Một số hình ảnh tại bảo tàng là của ông Ron Haeberle và của nhiều cựu chiến binh khác đã tặng cho bảo tàng Sơn Mỹ. Khi các tác giả phản ảnh thì đều có chủ nhân được địa phương công nhận là thân nhân của họ. Các hình ảnh của Ron đã được trưng bày từ năm 1975 cho đến nay, chứ không phải mới trưng bày mà ông Đức đi khiếu nại. Việc của ông Ron và ông Đức thì chúng tôi đã thừa hiểu rồi, tôi không tiện nói nhiều.”


Ông Đức đưa ra một nhận định trên Facebook về phát biểu của ông Phạm Thành Công: “Vấn đề là ông giám đốc Bảo tàng trong thời điểm vụ thảm sát xảy ra, ông đi chăn bò ở một làng khác… Cho nên mọi phát ngôn của ông bất nhất và có vấn đề.” Ông Đức còn cho rằng ông Công từng thêu dệt thêm ‘chiến tích’ để được lên làm giám đốc bảo tàng.


Trong một email trả lời VOA, ông Ron Haeberle viết: “Khi tôi đến dự lễ kỷ niệm 45 năm thảm sát Mỹ Lai, tôi đã nghe hai thường dân khác nhau kể rằng một số người không tin Phạm Thành Công, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ Lai, là một trong những người sống sót. Họ cho rằng khi ấy ông Công đang có mặt ở một làng khác gần đó.”


Vào tháng 3 năm nay, nhân dự lễ tưởng 50 năm thảm sát Mỹ Lai, ông Trần Văn Đức và em gái, Trần Thị Hà, trả lời phỏng vấn báo chí bên tượng đài Chứng tích Sơn Mỹ.


Báo Tiền Phong đăng tin: “Hình ảnh người anh nằm che đạn cho người em trên tượng đài phía sau lưng chính là hình ảnh của hai anh em Đức - Hà được phóng viên chiến trường Mỹ Ronald Haeberle chụp ngay sau cuộc thảm sát.” Tuy nhiên, ông Phạm Thành Công không công nhận sự thật này, và cũng không đưa ra bằng chứng nào để phản bác lời đính chính của ông Đức.


Ông Đức nói: “Tôi lên tiếng, bà con nạn nhân sống sót ở Sơn Mỹ, rất thương tôi, họ biết gia đình trước và trong ngày thảm sát, họ lên tiếng bênh vực tôi và nói những sự thật về gia đình tôi, đều bị ông Phạm Thành Công nghiêm cấm và xúi giục chính quyền mời đến cơ quan Uỷ ban đe đọa.”


image052

Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle và ông Trần Văn Đức. Ảnh: Trương Duy Nhất. org


Ông Đức, người định cư sang Đức từ năm 1983, tiếp tục theo đuổi vụ tranh chấp với Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ về bức ảnh hai đứa trẻ Mỹ Lai. Ông nói:


Hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết


Trần Văn Đức


“Nếu không nhìn thẳng vào lịch sử thì chúng ta khó né tránh những hệ lụy của chiến tranh, thường gây nhiều xung đột hơn là hàn gắn. Cho nên tôi mong rằng chính quyền Việt Nam, Ban Quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, cũng như các cơ quan hữu quan hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết.”


image053

Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ.


Trả lời hãng tin AFP vào tháng 3/2018, ông Phạm Thành Công nói ông “không thể nhớ rõ những gì đã diễn ra.” Ông nói thêm rằng nhiều năm qua, ông đã “cống hiến cuộc đời mình để giữ lại ký ức về một trong những tội ác man rợ nhất trong chiến tranh.”


Từ năm 2011, ông Đức, người được cho là đứa trẻ trong ảnh và ông Ron Haeberle, người chụp ảnh, đã cùng về Sơn Mỹ với mong muốn cùng tìm kiếm câu trả lời cho những bức ảnh.


Ông Haeberle nói với tờ Time rằng ông và ông Đức đã trở thành những người bạn, ông đã sang Đức để gặp người trong ảnh và đặt chiếc máy ảnh Nikon, từng dùng để chụp tấm hình lịch sử ‘hai đứa trẻ Mỹ Lai’ lên trên bàn thờ mẹ ông Đức./
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17339)
Suốt chiều dài của lịch sử, nhân loại không phải lúc nào cũng được đối xử công bằng. Điều này chính là những định mệnh đã và đang diễn ra đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt nam, đang bị cường quyền đàn áp và chà đạp lên những quyền căn bản của con người.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 18794)
Từ phải: Ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân; Thượng nghị sĩ Bob Carr, Bộ trưởng Ngoại Giao Úc; Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh. ẢNH DO THÂN HỮU CUNG CẤP.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25465)
Theo tin tức ở một số truyền thông báo chí trong nước đang ra sức “tố cáo” chế độ, chính sách của VNCH đã ngược đãi, tra tấn tù binh cộng sản, khi họ bị giam giữ ở trại giam An Thới – Phú Quốc. Cao điểm của “chiến dịch tố cáo” này, vào ngày 15 tháng 3 năm 2013, ban quản lý đảo Phú Quốc đã làm một buổi lễ mà họ gọi là “Lễ khánh thành khu di tích lịch sử trại giam tù binh CSVN / Phú Quốc”.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19614)
Westminster (Bình Sa) -- Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 7 giờ tối Thứ Ba ngày 30 tháng 4 năm 2013, Cộng Đồng Việt Nam Nam California Tổ Chức Lễ Cầu Nguyện Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4, hiện diện trong buổi lễ có qúy vị đại diện tinh thần có: Hòa Thượng Thích Viên Lý, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Điều Ngự và Chùa Diệu Pháp; Ông Huỳnh Kim, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương; Mục Sư David Huỳnh...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 18696)
Trong mấy tuần lễ qua các cơ quan truyền thông và báo chí tại Quận Cam vùng Little Saigon, nam California đã nhận được Thư Mời của các sinh viên Việt Nam thuộc Hội Sinh Viên VN: Vietnamese Student Union (VSU) at UCLA để đến tham dự lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận Tháng Tư Đen Black April năm nay vào 6 giờ chiều ngày 30-04-2013.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 19728)
Lời phi lộ: Là một tham dự viên độc lập, mặc dầu trời khá lạnh và đổ mưa nhưng tôi và vài người bạn ở Munich đã khởi hành từ sáng sớm tinh sương, khi vừng thái dương mới bắt đầu ló dạng nơi chân trời để kịp về Frankfurt/M hôm 27-04 tham dự ngày quốc hận 2013, với mục đích ủng hộ Ban Tổ Chức (BTC) trong một công tác đấu tranh đầy chính nghĩa của người Việt Tỵ Nạn cộng sản đang định cư tại Đức.
29 Tháng Tư 2013(Xem: 21054)
Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đề bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.
28 Tháng Tư 2013(Xem: 20242)
Mỗi năm, cuối tháng Tư là lúc người Việt hải ngoại nhớ về một sự kiện đau thương đã làm gia đình ly tán, buộc nhiều người phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn ra đi. Thời điểm này cũng đánh dấu sự khai sinh cộng đồng người Việt tại nhiều nơi trên thế giới, đông nhất là tại Hoa Kỳ với hơn 100 nghìn người tị nạn Việt Nam đầu tiên được định cư.
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20248)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 12 giờ trưa Thứ Sáu 19 tháng 4-2013 tại Sân cỏ trước khu thương xá Phước Lộc Thọ Ban Tổ Chức Tưởng Niệm Tháng Tư Đen và Quốc Hận 30 tháng 4 Năm 2013 Nam California Tổ Chức Lễ Khánh Thành Mô Hình Bức Tường Đen và Lễ Xuất Phát Treo Cờ Mỹ Việt trong chuỗi sinh hoạt mùa quốc hận. Tham dự buổi lễ có qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, Ban Tù Ca Xuân Điềm, một số qúy hội đồng hương, qúy cơ quan truyền thông. Về phía dân cử có Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa và Cô Quyên Trần, Thị Trưởng Thành Phố Westminster Ông Tạ Đức Trí cùng các Nghị Viên Sergio Contreras, Diana Carey, cựu Nghị Viên Thành Phố Westminster Diệp Miên Trường, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, nguyên Ủy Viên Giáo Dục Quận Cam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 21009)
Tại sân Trường Bolsa Grade High School lúc 6 giờ 30 tối Thứ Sáu ngày 5 tháng 4 năm 2003, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nén Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam, Ủng hộ việc đòi hỏi thay đổi hiến pháp của các tôn giáo và đồng bào trong nước.
20 Tháng Tư 2013(Xem: 19745)
Một cuộc gặp gỡ thân mật giữa Cộng Đồng Nguời Việt Quốc Gia Liên bang Hoa Kỳ (CĐNVQG/LBHK) và CĐVN vùng HTĐ đã được tổ chức vào lúc 2 giờ trưa ngày 3 Tháng 3, 2013, tại Trung tâm Cộng Đồng Wilston ở Falls Church, VA. Hiện diện có hơn năm mươi người, hầu hết là những đại diện các hội đoàn, đoàn thể chính trị trong vùng, trong đó có Ông Lý Văn Phước, Cố Vấn CĐHTĐ, MD&VA; Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch CĐVN/HTĐ, MD&VA; Ông Đỗ Hồng Anh...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 20098)
Chùa Bát Nhã tọa lạc tại số 803 S. Sullivan, Santa Ana, CA 92704, điện thoại (714) 571-0473, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 26 tháng 1 năm 2013 đã tổ chức tiệc tất niên với sự tham dự của một số qúy chư Tôn Đức Tăng Ni thuộc các chùa và tự viện Nam California, một số qúy Chư Tôn Đức Tăng Ni, qúy vị cư sĩ trong Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng có mặt trong buổi tiệc chay tất niên.
19 Tháng Tư 2013(Xem: 21202)
Trưa Chủ Nhật 27 tháng 1 năm 2013 tại nhà hàng Diamond Seafood Restaurant, Cộng Đồng Việt Nam Nam California đã tổ chức tiệc họp mặt tất niên, đón mừng Xuân Qúy Tỵ 2013 với sự tham dự của hơn 200 quan khách, qúy vị nhân sĩ, qúy vị đại diện một số các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái đấu tranh, qúy cơ quan truyền thông và đồng hương, dân cử có các Nghị Viên Thành Phố Westminster Bà Diana Lee Carey, ông Sergio Contreras.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 25863)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18516)
Orange County với dân số trên 3 triệu người là nơi tập trung đông nhất người Mỹ gốc Việt (theo thống kê 2010 là 590,000) và cũng là địa phương hành chánh có mật độ cao nhất 20%, vài nét điển hình như thị trưởng dân cử của thành phố Westminster, trung tâm của khu Little Saigon, là người gốc Việt, có nghị viên dân cử gốc Việt tại các thành phố Westminster, Fountain Valley, Garden Grove; có ủy viên giáo dục dân cử tại các học khu Westminster, Garden Grove.