Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật

01 Tháng Năm 20187:54 CH(Xem: 10774)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 02 MAY 2018


Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật


VOA 01/05/2018


image049

Bức ảnh 'Hai đứa trẻ Mỹ Lai' mà ông Trần Văn Đức cho là chụp hai anh em ông. Ảnh: Ronald Haeberle.


50 năm sau vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu phóng viên chiến trường nói với VOA rằng đứa bé trai trong bức ảnh ở làng Sơn Mỹ hồi ấy vẫn còn sống, trong khi bảo tàng di tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi cho rằng đứa bé đó đã chết. Câu chuyện chưa dừng ở đó, người trong ảnh lên tiếng với VOA rằng chính quyền Việt Nam đã trưng nhiều chứng cứ giả tạo và thay đổi dữ liệu lịch sử trong vụ thảm sát năm 1968 gây chấn động quốc tế.


Trao đổi với VOA, ông Ronald Haeberle, cựu phóng viên chiến trường người Mỹ nói ông tin rằng “ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót” trong bức ảnh do ông chụp vào ngày 16/3/1968 với hai đứa trẻ nằm trên một đường mòn tại thôn Mỹ Lai, nay là thôn Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.


Ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót.


Nhiếp ảnh gia chiến trường Ronald Haeberle.


Từ Ohio, ông Ronald Haeberle, tác giả của bộ ảnh gồm 60 tấm về vụ thảm sát Sơn Mỹ - Mỹ Lai, cho biết ông đã đi cùng Đại đội Charlie của Quân đội Mỹ vào làng Mỹ Lai vào ngày xảy ra vụ thảm sát, và mãi cho đến năm 2011 khi ông liên lạc với ông Đức ở bên Đức thì mới biết rằng hai đứa trẻ năm xưa vẫn còn sống.


image050

Dấu tích thảm sát Mỹ Sơn


Ông Trần Văn Đức, một thợ cơ khí gốc Việt sống tại Lindsey, Đức, cho VOA biết ông chính là đứa bé trai trong tấm ảnh gây tranh cãi, và ông có nhiều bằng chứng để chứng minh đó là sự thật.


“Tôi đã bỏ thời gian trên 10 năm để khiếu nại nhưng rất ít cơ quan hữu quan lắng nghe câu chuyện của tôi. Khi lính Mỹ bắn chết gần hết người dân đang tập trung trên đường mòn thì lính Mỹ đi sâu vào hướng làng để tiếp tục thảm sát người dân khác. Trong thời khắc lính Mỹ đi thì má tôi có nói với tôi là ‘con hãy ôm Hà về nhà ngoại gấp đi, nếu không lính Mỹ sẽ trở lại’ và tôi thực hiện theo lời của má tôi.”


Vụ thảm sát đã giết chết 504 dân làng xảy ra khi ông Đức mới 8 tuổi, nhưng ông nói ông nhớ rõ từng chi tiết. Ông Đức kể rằng khi máy bay của Mỹ đến thì ông lấy thân mình che cho em gái.


Ông kể:


“Trong làng khói bay mù mịt và tôi nghĩ không có đủ thời gian để vào nhà ngoại. Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.”


Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.


Ông Trần Văn Đức


Ông Haeberle cho biết bức hình của ông được khu di tích Mỹ Sơn trưng bày, nhưng các chú thích của viện bảo tàng ‘hình như không phản ánh đúng sự thật’.


Để cải chính chi tiết này, ông Ron và Đức đã về Sơn Mỹ vài lần. Cá nhân ông Đức đã nhiều lần khiếu nại với Ban quản lý khu di tích Sơn Mỹ và cơ quan chức năng của Việt Nam.


“Cuối năm 1975 đầu năm 1976 khi nhà di tích Sơn Mỹ được thành lập thì bức hình của tôi để trống và vài năm sau thì chú thích là Trương Bốn, Trương Năm, con của ông Trương Nhị. Tôi có khiếu nại ban quản lý khu di tích nhưng người ta rất bất đồng.”


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, phản bác những phát biểu của ông Đức về bức hình hai bé.


Ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc BQL Khu di tích Sơn Mỹ.


“Tôi là nạn nhân và nhân chứng trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Tôi sống sót dưới 5 thi thể của mẹ, chị và 3 đứa em tôi, khi đó tôi 11 tuổi. Tôi nói có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ở đây, tỉnh, trung ương, và địa phương cũng chấp nhận điều đó. Riêng ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.”


image051

Đền tưởng niệm thảm sát Sơn Mỹ có hình ảnh hai bé. Ảnh: Trần Văn Đức


Ông Đức nói Bảo tàng Sơn Mỹ không chịu đính chính chú thích bức ảnh theo sự trình bày của ông và “họ còn cố che giấu, bóp méo những sự thật khủng khiếp hơn.”


Trong khi đó, người từng quản lý khu di tích Sơn Mỹ phản bác:


“Một số hình ảnh tại bảo tàng là của ông Ron Haeberle và của nhiều cựu chiến binh khác đã tặng cho bảo tàng Sơn Mỹ. Khi các tác giả phản ảnh thì đều có chủ nhân được địa phương công nhận là thân nhân của họ. Các hình ảnh của Ron đã được trưng bày từ năm 1975 cho đến nay, chứ không phải mới trưng bày mà ông Đức đi khiếu nại. Việc của ông Ron và ông Đức thì chúng tôi đã thừa hiểu rồi, tôi không tiện nói nhiều.”


Ông Đức đưa ra một nhận định trên Facebook về phát biểu của ông Phạm Thành Công: “Vấn đề là ông giám đốc Bảo tàng trong thời điểm vụ thảm sát xảy ra, ông đi chăn bò ở một làng khác… Cho nên mọi phát ngôn của ông bất nhất và có vấn đề.” Ông Đức còn cho rằng ông Công từng thêu dệt thêm ‘chiến tích’ để được lên làm giám đốc bảo tàng.


Trong một email trả lời VOA, ông Ron Haeberle viết: “Khi tôi đến dự lễ kỷ niệm 45 năm thảm sát Mỹ Lai, tôi đã nghe hai thường dân khác nhau kể rằng một số người không tin Phạm Thành Công, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ Lai, là một trong những người sống sót. Họ cho rằng khi ấy ông Công đang có mặt ở một làng khác gần đó.”


Vào tháng 3 năm nay, nhân dự lễ tưởng 50 năm thảm sát Mỹ Lai, ông Trần Văn Đức và em gái, Trần Thị Hà, trả lời phỏng vấn báo chí bên tượng đài Chứng tích Sơn Mỹ.


Báo Tiền Phong đăng tin: “Hình ảnh người anh nằm che đạn cho người em trên tượng đài phía sau lưng chính là hình ảnh của hai anh em Đức - Hà được phóng viên chiến trường Mỹ Ronald Haeberle chụp ngay sau cuộc thảm sát.” Tuy nhiên, ông Phạm Thành Công không công nhận sự thật này, và cũng không đưa ra bằng chứng nào để phản bác lời đính chính của ông Đức.


Ông Đức nói: “Tôi lên tiếng, bà con nạn nhân sống sót ở Sơn Mỹ, rất thương tôi, họ biết gia đình trước và trong ngày thảm sát, họ lên tiếng bênh vực tôi và nói những sự thật về gia đình tôi, đều bị ông Phạm Thành Công nghiêm cấm và xúi giục chính quyền mời đến cơ quan Uỷ ban đe đọa.”


image052

Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle và ông Trần Văn Đức. Ảnh: Trương Duy Nhất. org


Ông Đức, người định cư sang Đức từ năm 1983, tiếp tục theo đuổi vụ tranh chấp với Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ về bức ảnh hai đứa trẻ Mỹ Lai. Ông nói:


Hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết


Trần Văn Đức


“Nếu không nhìn thẳng vào lịch sử thì chúng ta khó né tránh những hệ lụy của chiến tranh, thường gây nhiều xung đột hơn là hàn gắn. Cho nên tôi mong rằng chính quyền Việt Nam, Ban Quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, cũng như các cơ quan hữu quan hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết.”


image053

Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ.


Trả lời hãng tin AFP vào tháng 3/2018, ông Phạm Thành Công nói ông “không thể nhớ rõ những gì đã diễn ra.” Ông nói thêm rằng nhiều năm qua, ông đã “cống hiến cuộc đời mình để giữ lại ký ức về một trong những tội ác man rợ nhất trong chiến tranh.”


Từ năm 2011, ông Đức, người được cho là đứa trẻ trong ảnh và ông Ron Haeberle, người chụp ảnh, đã cùng về Sơn Mỹ với mong muốn cùng tìm kiếm câu trả lời cho những bức ảnh.


Ông Haeberle nói với tờ Time rằng ông và ông Đức đã trở thành những người bạn, ông đã sang Đức để gặp người trong ảnh và đặt chiếc máy ảnh Nikon, từng dùng để chụp tấm hình lịch sử ‘hai đứa trẻ Mỹ Lai’ lên trên bàn thờ mẹ ông Đức./
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 18658)
Đã đến lúc chính quyền và cơ quan an ninh của Việt Nam tiến hành 'khởi tố vụ án' trang mạng 'Chân dung Quyền lực' để 'tìm hiểu sự thực' và 'ai đứng sau' trang web được cho là tung tin 'gây rối nội bộ' ngay trước Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Cộng sản, theo cựu quan chức Văn phòng Quốc hội. Trao đổi với BBC hôm 11/01/2015 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói:
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19117)
Nhìn về quê hương Việt Nam, đầu năm 2014 là dịp kỉ niệm 40 năm trận chiến giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa để rồi Trung Quốc chiếm vùng đảo này từ đó đến nay.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 23441)
Sau đây là bản tin của Văn Phòng Luật sư đại diện của hệ thống báo Saigòn Nhỏ viết về vụ kiện báo Saigòn Nhỏ cuả báo Người Việt. Xin quí vị tiếp tay phổ biến đến các tổ chức của cộng đồng người Việt chống Cộng. Chúng tôi đang làm thủ tục để kháng án về một phiên toà vi phạm luật đến độ khó tin đã xãy ra tại Hoa Kỳ mà luật sư của Saigòn Nhỏ đã viết rõ trong bản Press Release này. Riêng cá nhân tôi sẽ có bải viết chi tiết về phiên toà này.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 19523)
WESTMINSTER, Calif (NV) - Ba nguyên đơn gồm công ty Người Việt Daily News Inc., ông Phan Huy Đạt, và bà Vĩnh Hoàng, hôm Thứ Hai, 29 Tháng Mười Hai, thắng vụ kiện hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ và bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhân hệ thống này, các tội phỉ báng và vu khống.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18018)
Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21057)
Tuy bản chất câu nói của Kissinger là vô luân vì nó đã phản bội lại ViệtNam, nhưng ở một diện khác, câu nói ấy soi sáng sự thật: Sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Miền Nam Việt Nam là nguyên nhân cho sự rút lui của Mỹ - Chớ không phải sự rút lui của Mỹ là nguyên nhân cho sự sụp đổ của Việt Nam…
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19806)
Garden Grove (Bình Sa)- - Tại hội trường Trung Tâm iTC số 12201 Brookhurst St, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng Thứ Tư ngày 10 tháng 12 năm 2014, Thầy Hằng Trường và Hội Từ Bi Phụng Sự đã tổ chức buổi họp báo để trình bày về ý nghĩa của Pháp Hội Di Đà và mời đồng hương tham dự Pháp Hội Di Đà 2014 sẽ được diễn ra từ Thứ Sáu 19 tháng 12 đến Chủ Nhật ngày 21 tháng 12 năm 2014 tại Long Beach Convention Center số 100 S.Pine Ave, Long Beach CA 90802.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17065)
“I am incredibly proud that our district will be the first district in California to offer a Vietnamese/English dual immersion program,” said School Board Member Jamison Power.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18914)
(San José, California). Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN) năm 2014 được tổ chức trọng thể cùng với Lễ Tưởng niệm Ngày Quốc tế Nhân Quyền lần thứ 66 tại một địa điểm rất khang trang là Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng Seven Trees thuộc thành phố San José và chiều Chủ nhật, ngày 7 tháng 12 năm 2014.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18862)
Một cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt đã bị thiêu rụi trong vụ bạo động ở thị trấn Ferguson thuộc tiểu bang Missouri, “gây thiệt hại hàng trăm nghìn đôla”.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 23329)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21070)
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18828)
Sáng 25-11, Công an phường Đài Sơn (TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) tiếp tục thu thập lời khai trong vụ hành hạ trẻ em ở chùa Long Sơn (4 Ngô Gia Tự, phường Đài Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm).
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18159)
Chương Trình Tiết Kiệm Chi Phí Năng Lượng Và Bảo Tồn Tài Nguyên Thiên Nhiên Ở California; Chương trình Nâng Cấp Năng Lượng California Với Giải Pháp Không Tính Chi Phí; Quí Vị Cư Dân Ở California Nếu Hội Đủ Điều Kiện Sẽ Tiết Giảm Ngân Sách Trong Gia Đình Rất Nhiều
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18906)
Nếu Việt Nam thay đổi chế độ, đất nước sẽ dùng cờ và quốc ca gì? Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Lá cờ và bài hát không có tội Khi những người miền Bắc ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng và hát quốc ca dưới nó, có ai nghĩ đến Đảng Cộng sản?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18096)
Chiều 13.11, ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), cho biết Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Sơn Sơn do ông Trầm Trọng Ngân (con ông Trầm Bê) làm giám đốc đã chuyển nhượng khu thương mại Cupertino Square (San Jose, California, Mỹ) với giá 116 triệu USD.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18781)
Câu chuyện du khách Việt bị lừa mua iPhone với giá cắt cổ ở khu Sim Lim, Singapore, đã trở thành đề tài trà dư tửu hậu từ đời thực cho đến mạng ảo. Thực tế khu Sim Lim là khu được đưa vào danh sách đen khi mua bán ở Singapore. Có đến hai đồng nghiệp Việt Nam của tôi xác nhận bị lừa mua hàng kém chất lượng tại đó.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22493)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc