“Bảo thủ” hay “Cấp tiến” bí mật đưa Ngọ về Âm phủ chầu Diêm vương?

20 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 21143)

RFI - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 18 Tháng Hai 2014

Những câu hỏi đặt ra sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ

image036

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, vừa qua đời ngày 18/02/2014.

DR

Thụy My

Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan. Cái chết bất ngờ của nhân vật đang thu hút mọi chú ý của dư luận khiến người ta phải đặt ra nhiều câu hỏi.

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, Ban Nội chính Trung ương đã cho biết ý định tạm đình chỉ công tác Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhằm đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Ông Dương Chí Dũng, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng « tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài », đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng còn cho biết đã hối lộ cho ông Ngọ nửa triệu đô la.

Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » liên quan đến vấn đề này. Dư luận cũng rất xôn xao vì nhiều tấm hình về đám cưới xa hoa của con trai ông Ngọ được tung lên mạng xã hội trong những ngày gần đây.

Hôm qua trả lời báo chí trong nước, ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương đã nói rằng : « Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm ».

Chỉ đến hôm qua mới có việc một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ « đang bị bệnh nặng », và đây là lần đầu tiên. Nhưng hôm nay tin ông Ngọ qua đời đã được chính thức loan đi.

Ông Phạm Quý Ngọ sinh năm 1954 tại Thái Bình, từng được dư luận biết nhiều qua việc xử lý vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012.

Với cái chết của ông Phạm Quý Ngọ - ngón đòn cuối cùng của « phe bảo thủ » tại Việt Nam đánh vào « phe lợi ích » - nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Trước hết, đây có phải là một cái chết bình thường hay không ? Và tại sao cái chết này lại xảy ra ngay sát thời điểm Ban Nội chính Trung ương tuyên bố có thể đình chỉ công tác đối với ông Phạm Quý Ngọ ?

Như vậy với việc ông Phạm Quý Ngọ qua đời, có nghĩa là một đầu mối điều tra hết sức quan trọng có khả năng bị bế tắc hoàn toàn, không thể dẫn tới một « siêu án » như dư luận đang chờ đợi. Liệu đây có phải là « cú thoát hiểm ngoạn mục » của phe lợi ích, và từ nay phe này sẽ chuyển sang phản công ?

Bên cạnh đó, cái chết của ông Phạm Quý Ngọ lại xảy ra trùng với ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân, và dư luận cho rằng thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân có thể vẫn chưa hết hy vọng vì vẫn còn thủ tục giám đốc thẩm./

Tướng Phạm Quý Ngọ qua đời

BBC- thứ ba, 18 tháng 2, 2014

image037

Ông Ngọ được thăng chức từ trung tướng lên thượng tướng vào 22/07/2013.

Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, người bị cáo buộc nhận hối lộ, qua đời tối 18/2 vì bệnh ung thư gan.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời tại bệnh viện Quân y 108, Hà Nội, theo lời Phó chánh văn phòng Bộ Công an.

Tin này được Thiếu tướng Đàm Văn Tâm xác nhận với trang tin Một Thế giới, và cũng được các báo Tiền Phong, Người Lao Động đăng tải.

BBC được biết gần đây ông Ngọ đã sang Pháp chữa bệnh về gan, nhưng dường như không thành công và ông đã trở về lại Hà Nội khoảng ba tuần trước.

Cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ xảy ra trong lúc Bộ Chính trị đang cân nhắc việc xử lý những tố cáo đối với ông.

Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dương Chí Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.

Từ những lời khai này, TAND TP Hà Nội hôm 8/1 khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Ông Dương Chí Dũng cũng cáo buộc ông Ngọ nhận 510 ngàn đôla Mỹ của ông Dũng để giúp “chạy án” và khai hối lộ ông Ngọ 20 tỉ VND trong một lần khác liên quan tới một doanh nhân tên là Lan, theo Bấm VOV.

Một nhà báo kỳ cựu tại TP HCM cho BBC hay từ trước rằng Bộ Chính trị đã quyết định cuộc điều tra lời khai của Dương Chí Dũng sẽ chỉ dừng lại ở ông Phạm Quý Ngọ chứ không mở rộng.

Một nguồn khác muốn ẩn danh cho hay mới đây Bộ Chính trị đồng ý khởi tố bị can đối với ông.

Vì thế hiện chưa rõ diễn tiến vụ việc sẽ ra sao sau khi ông Ngọ qua đời.

Theo tiểu sử chính thức, ông Phạm Quý Ngọ, sinh năm 1954, từng là Giám đốc công an tỉnh Thái Bình với hàm Đại tá.

Năm 2006, ông được bổ nhiệm kiêm chức thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an thay cho thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Hai năm sau, ông giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, rồi trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm năm 2010.

Tháng Tám 2010, ông được phong chức Thứ trưởng Công an, và tại Đại hội Đảng XI đầu năm 2011, được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương Đảng.

Ông phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng vào tháng Bảy năm ngoái.

Mới hôm 17/2, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, nói “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.

“Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.

“Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng", ông Phạm Anh Tuấn cho biết./

23 Tháng Hai 2014(Xem: 18289)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 22167)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 31258)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 20699)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 19567)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19219)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 29068)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 19643)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18937)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19626)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18464)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18952)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19107)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 22265)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 21313)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 20089)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 18377)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 18683)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17977)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.