Nhân vật "đối lập trong nước" Nguyễn Quang A đi họp ở Bỉ

12 Tháng Mười 201812:01 SA(Xem: 10567)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ SÁU 12 OCT 2018


Nhân vật "đối lập trong nước" Nguyễn Quang A đi họp ở Bỉ


'Không có sức ép quốc tế, tôi không đi dự EVFTA được'


Quốc Phương BBC 11/10/2018

image026

Bản quyền hình ảnh Europal.europa.eu/Hearing EVFTA Image caption Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A tại phiên điều trần hôm 10/10/2018 tại Brussels


Mặc dù số đông trong khối doanh nghiệp ủng hộ phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), nhiều ủy ban của EU nêu lo ngại trong đó có vấn đề về nhân quyền, môi trường, phát triển bền vững, một nhà hoạt động cho xã hội dân sự Việt Nam được mời tham dự chính thức phiên điều trần ở Brussels, Bỉ, hôm thứ Tư nói với BBC.


Không thấy có 'cam kết nhượng bộ' nào được đưa ra trong cuộc điều trần này, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC Tiếng Việt hôm 11/10/2018, ngay sau cuộc điều trần mà ông được mời tham dự.


"Từ nay đến ngày ký có lẽ 17/10 thì bên ngoài khó có thể biết có gì (thỏa thuận, nhượng bộ) không trong quá trình từ nay đến đó và tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cả", vẫn theo nhà vận động xã hội dân sự, người đồng thời là nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách IDS (đã tự giải thể).


Tôi thấy không có cam kết nhượng bộ nào được đưa ra trong cuộc điều trần; từ nay đến ngày ký, mà có lẽ là 17/10, thì bên ngoài khó có thể biết có gì không trong quá trình từ nay đến đó; Tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cảTSKH Nguyễn Quang A


Trước hết, trả lời câu hỏi liệu có gì đặc biệt về cuộc điều trần hôm 10/10 liên quan việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:


"Tôi dự lần đầu nên không so sánh được; tôi nghĩ nó diễn ra bình thường và toàn bộ được livestream cho nên người dự và người xem có thể thấy gì đặc biệt hay không."


Về điểm chính mà hai bên đã hỏi đáp nếu có liên quan tới nhà hoạt động xã hội dân sự này liên quan tới sự kiện điều trần, ông Nguyễn Quang A cho biết:


"Không có câu hỏi nào trực tiếp cho tôi cả, nhưng có khá nhiều câu hỏi cho EU và chính phủ Việt Nam về nhân quyền, môi trường, lao động cũng như cam kết của Việt Nam."


Lo ngại của EU?


Khi được đề nghị đưa ra đánh giá về kết quả của điều trần và tác động của nó đến Hiệp định EVFTA mà hai bên đàm phán, ký kết và kỳ vọng thông qua, nhà hoạt động nói tiếp:


image027

Bản quyền hình ảnh Anadolu Agency/Getty Images Image caption Trụ sở Ủy ban Châu Âu tại Brussels, Bỉ


"Phần rất đông của doanh nghiệp ủng hộ nhiệt liệt, các quan chức của EU và đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng vậy, tuy nhiên nhiều đại diện của nhiều ủy ban của EU, chắc là bên Nghị viện, nêu nhiều lo ngại về nhân quyền, môi trường, phát triển bền vững v.v..."


"EU công bố đã hoàn tất mọi thủ tục cho quá trình xem xét phê chuẩn; có lẽ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) này sẽ được ký nhân dịp Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc sang đây sau khoảng một tuần; quá trình phê chuẩn chưa thể đoán trước vì thời gian gấp gáp."


Về câu hỏi qua cuộc điều trần hôm 10/10, có thể nhận xét thế nào về những quan tâm của phía EU và khả năng đáp ứng của Việt Nam, TSKH Nguyễn Quang A đáp:


"Do hai bên đã thống nhất về văn bản nên tôi không nghĩ sẽ có thay đổi. Họa chăng có thể có cam kết thêm bằng văn bản về lộ trình thực hiện."


Tôi không biết có thỏa thuận gì giữa EU và Việt Nam về việc dự của tôi, nhưng tôi biết về sự can thiệp rất mãnh liệt của Brussels và phái đoàn EU tại Hà Nội cũng như của Sứ Quán Đức; không có sức ép rất mạnh của họ chắc tôi không dự đượcTSKH. Nguyễn Quang A


Khi được hỏi liệu có nhượng bộ nào đã được hai bên Việt Nam và EU thực hiện, trong đó, vấn đề vụ việc Trịnh Xuân Thanh có tiến triển gì hay không, nhà hoạt động xã hội dân sự trả lời:


"Tôi thấy không có cam kết nhượng bộ nào được đưa ra trong cuộc điều trần; từ nay đến ngày ký, mà có lẽ là 17/10, thì bên ngoài khó có thể biết có gì không trong quá trình từ nay đến đó; Tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cả."


Là một phần thỏa thuận?


Trước câu hỏi về mặt cá nhân ông Nguyễn Quang A, liệu việc xuất hiện của ông ở phiên điều trần có là một phần của thỏa thuận hai bên, chẳng hạn Đức - Việt hay EU - Việt Nam, hay không và có điều gì đặc biệt có thể chia sẻ, nhà hoạt động đáp:


image025

Bản quyền hình ảnh European Parliament Image caption TSKH Nguyễn Quang A cho BBC hay việc ông dự phiên điều trần là nhờ có áp lực 'rất mãnh liệt' của quốc tế.


"Tôi không biết có thỏa thuận gì giữa EU và Việt Nam về việc dự của tôi, nhưng tôi biết về sự can thiệp rất mãnh liệt của Brussels và phái đoàn EU tại Hà Nội cũng như của Sứ Quán Đức; không có sức ép rất mạnh của họ chắc tôi không dự được."


Khi được đề nghị đưa ra nhận xét về vai trò và vị thế của Liên minh châu Âu, đặc biệt vai trò của nước Đức và một số quốc gia khác ở EU, trong hỗ trợ cho đảm bảo nhân quyền và dân chủ hoá ở VN, đặc biệt trước việc có quan sát cho rằng phải chăng đây là 'sự đổi ngôi' của EU, khi mà Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo hiện nay của Tổng thống Donald Trump được cho có 'giảm cam kết và tính hiệu quả' trong lĩnh vực này, TSKH Nguyễn Quang A đáp:


"Đúng vậy từ khi chính quyền Trump bỏ Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không quan tâm lắm đến nhân quyền thì EU đã lấp chỗ trống đó và là ngọn cờ mạnh nhất về nhân quyền và môi trường.


"Và như thế Việt Nam phải hết sức chú ý đến lập trường của EU về những vấn đề này. Hàm ý về nhân quyền của EVFTA mạnh hơn CPTPP (Hiệp định Thương mại Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) và EU nên tận dụng lợi thế đòn bẩy này và khuyến nghị của chúng tôi muốn ép EU hành động theo hướng đó," nhà vận động nói với BBC Tiếng Việt từ Brussels, Bỉ hôm 11/10.


'Đối tác lớn của nhau'


Cùng ngày, cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam đưa tin về phiên điều trần, trang mạng Báo chính phủ.vn của Việt Nam đưa tin cho hay: "Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu vừa tổ chức một buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.


image028

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Báo Việt Nam đưa tin về sự kiện


"Tham dự buổi điều trần ngày 10/10 có Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Trưởng đoàn đàm phán EU, Phó tổng vụ trưởng thương mại châu Âu Helena Konig cùng nhiều chuyên gia và diễn giả đại diện của các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ cùng giới doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.


"TTXVN dẫn lời Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại phiên điều trần cho biết Việt Nam đang hòa nhập với thế giới, đã tham gia nhiều công ước quốc tế và có quan hệ đối tác thương mại với nhiều quốc gia. Ông bày tỏ trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, Việt Nam kiên định ủng hộ các mối quan hệ đa phương dựa trên các nguyên tắc nhất quán.


"Khẳng định Việt Nam và EU là đối tác lớn của nhau, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết EU đã hỗ trợ Việt Nam trong phát triển, giảm đói nghèo và hai bên đang từng bước tiến tới mối quan hệ toàn diện hơn.


"Ông đánh giá cao các lợi ích do Hiệp định mang lại, từ tăng cường trao đổi thương mại tới thúc đẩy đầu tư của châu Âu vào Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải và nâng cao các tiêu chuẩn của Việt Nam để phù hợp với thế giới."


Cũng Báo chính phủ.vn dẫn nguồn từ Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biêt thêm: "Trong phiên điều trần, Hiệp định đã được xem xét dưới nhiều khía cạnh, không chỉ liên quan đến thương mại và đầu tư, mà cả về điều kiện lao động, về công đoàn, hay về góc độ bảo vệ môi trường. Ông Trần Quốc Khánh là trưởng đoàn đàm phán về phía Việt Nam và bà Helena Konig, Phó Tổng vụ Thương mại của Ủy ban châu Âu đã trả lời các câu hỏi."
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16457)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25685)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 17064)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 16031)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16572)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15754)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16436)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16355)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19497)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18705)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17525)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15842)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15956)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15579)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15622)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17914)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15528)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 20029)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19704)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.