Dự báo Đại hội XIII: Vượng nắm Tổng bí thư; Trọng tiếp tục Chủ tịch nước

11 Tháng Mười 20208:32 SA(Xem: 6543)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - CHỦ NHẬT 11 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image005Nguyễn Phú Trọng - Trần Quốc Vượng tay nắm tay.


Dự báo Đại hội XIII: Vượng nắm Tổng bí thư; Trọng tiếp tục Chủ tịch nước


VOA 08/10/2020


image006Trọng giữa Dũng và Sang (gốc Nam kỳ). Cuối cùng chỉ còn Trọng (gốc Bắc kỳ).


Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ


Ngày 5/10/2020 vừa qua, Hội nghị 13 của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa XII đã khai mạc và dự kiến kết thúc sau năm ngày. Điểm nổi bật của hội nghị là bàn thảo về danh sách nhân sự ứng cử Trung ương Đảng khóa 13 (2021-2026) dự kiến là 200 ủy viên gồm 180 chính thức và 20 dự khuyết (giống khóa XII). Tuy nhiên đây sẽ mới chỉ là tạm kết cuộc khởi tranh giành ghế trong cơ quan chính trị đầu lĩnh này của Việt Nam được chính thức bắt đầu tại Hội nghị Trung ương 9 họp cuối tháng 12 năm ngoái. Theo Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, số ứng cử viên sẽ là 227, được Bộ chính trị Đảng này “chốt hạ” sau 4 lần “nâng lên đặt xuống”.


Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất nằm ở chỗ những ai sẽ được quy hoạch cho “Tứ trụ” gồm Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Dĩ nhiên, gay cấn, quyết liệt nhất là chức vụ Tổng bí thư Đảng.


Đã có những tiếng nói muốn Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đứng đầu Đảng, dựa trên quyết tâm “đốt lò” chống tham nhũng hay đúng ra, “quyền lực không bị thách thức” của ông kể từ sau khi đánh bại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào chức Tổng bí thư Đảng tại Đại hội XII đồng thời loại nhân vật này bị cáo buộc gây thất thoát nghiêm trọng tài sản Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế do ông ta lập ra và chỉ đạo (Vinashin, Vinalines, AVG…) ra khỏi chính trường. Mặc dầu vậy, tôi không cho rằng khả năng này sẽ xảy ra do có trở ngại cả về nguyên tắc lẫn thực tiễn.


Trước hết, Điều 17 Điều lệ Đảng hiện hành (Đại hội XI thông qua ngày 19/01/ 2011) quy định: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Điều 48 quy định: “Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng”. Như vậy, nếu Đại hội XIII quyết định Tổng bí thư Đảng có thể giữ chức quá hai nhiệm kỳ thì quyết định này cũng sẽ chỉ có hiệu lực kể từ Đại hội sau.


Tiếp theo, bản thân Nguyễn Phú Trọng đã có một quá trình lựa chọn và bồi dưỡng người kế vị mình.


Người đầu tiên là Đinh Thế Huynh, sinh năm 1953 tại Nam Định, với việc ông này được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng vào tháng 2/2016 ngay sau Đại hội XII. Người tiếp theo là Trần Quốc Vượng, cùng tuổi với ông Huynh, sinh tại Nam Định, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,.


Lý do ông Huynh bị thay thế là vì ông này bị trọng bệnh. Tuy nhiên theo tôi, không bị trọng bệnh thì ông Huynh cũng khó đảm đương cương vị đứng đầu Đảng.


Sở dĩ ông Huynh là người đầu tiên được “chấm” là vì ông này “có lý luận”, rất hợp tạng “kiên định chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Tổng bí thư Trọng. Thực vậy, ông Huynh đã là Tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, một chức vụ mà bản thân ông Trọng từng đảm nhiệm. Thế nhưng trớ trêu thay, tham nhũng, mà ông Trọng xác định là kẻ thù của chế độ, lại được thực hiện bởi những kẻ có chức, có quyền trong bộ máy Đảng và Nhà nước, tức những kẻ luôn ra rả “kiên định chủ nghĩa xã hội”. Do đó, để chống tham nhũng thành công thì bên cạnh liêm khiết, năng lực và kinh nghiệm đóng vai trò quyết định. Điều này giải thích vì sao Trần Quốc Vượng, một người được dư luận đánh giá là “sạch sẽ” và hơn thế nữa, đã và đang nắm những cương vị “nội chính” (1) chủ chốt cả trong Nhà nước lẫn trong Đảng, không chỉ trở thành người kế vị tất yếu mà còn là lựa chọn tối ưu của Tổng bí thư Trọng. Kết quả là đầu tháng 8/2017, ông Vượng đã được Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Trọng phân công tạm thời làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng để đến đầu tháng 3 năm sau thì chính thức thay thế ông Huynh ở cương vị quan trọng thứ nhì trong Đảng.


Cho dù cùng ý kiến là Nguyễn Phú Trọng sẽ thôi Tổng bí thư Đảng sau Đại hội XIII, một số nhà quan sát nước ngoài cho rằng cương vị này rất có thể được tiếp quản bởi một “người miền Nam”. Đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954 tại Quảng Nam, theo David Hutt (2), Lê Hồng Hiệp (3), Nguyễn Hồng Hải (4), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954 tại Bến Tre theo David Hutt, Nguyễn Hồng Hải (đã dẫn). Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953 tại Trà Vinh, theo Carl Thayer (5)…


Theo tôi, những dự đoán trên, nhất là liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một người được Mỹ và các nước phương Tây khác khá ưa chuộng vì được cho là “ít giáo điều”, chắc chắn là trật bởi đi ngược với lịch sử bầu lãnh đạo tối cao của ĐCSVN.


Thực vậy, nếu xác định “người miền Nam” là người sinh ở Nam Kỳ (Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau), đối lại với Trung kỳ (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và Bắc kỳ (từ biên giới với Trung Quốc đến Hà Tĩnh) thời thuộc Pháp thì trong 12 người đã và đang đứng đầu ĐCSVN (còn biết dưới các tên Đảng cộng sảng Đông Dương và Đảng lao động Việt Nam) không có “người miền Nam” nào. Còn nếu xác định miền Bắc và miền Nam theo vĩ tuyến 17 mà Hiệp định Genève 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam​ lấy làm ranh giới thì có một “người nửa Bắc nửa Nam” là Lê Duẩn. Nói như vậy là vì Lê Duẩn sinh ra tại huyện Triệu Phong, Quảng Trị, một tỉnh nằm cả phía Bắc lẫn phía Nam vĩ tuyến 17. Hơn thế nữa, nguyên quán của ông là huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Cụ thể, thân thế các lãnh đạo ĐCSVN như sau.


Hồ Chí Minh (tên thật là Nguyễn Sinh Cung), sinh tại Nghệ An, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam từ 19 tháng 2 năm 1951 – 2 tháng 9 năm 1969, Tổng bí thư Đảng lao động Việt Nam từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960.


Trịnh Đình Cửu, sinh tại Hà Đông, Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ 3/2/1930 đến 27/10/1930.


Trần Phú, sinh tại Hà Tĩnh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ 27/10/1930 đến 19/4/1931.


Lê Hồng Phong, sinh tại Nghệ An, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 3/1935 đến tháng 7/1936.


Hà Huy Tập, sinh tại Hà Tĩnh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 07/1936 đến tháng 3/1938.


Nguyễn Văn Cừ, sinh tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 3/1938 đến tháng 5/1941.


Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh tại Nam Định, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương và Đảng Lao động Việt Nam từ tháng 5-1941 đến tháng 10/1956 và từ tháng 12/1986 đến tháng 9/1988.


Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh tại Quảng Trị, nguyên quán Hà Tĩnh, Bí thư thứ nhất Đảng lao động Việt Nam và Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 9/1960 đến tháng 7/1986.


Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh tại tỉnh Hưng Yên, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 12/1986 đến tháng 6/1991.


Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh tại Hà Nội, Tổng bí thư Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.


Lê Khả Phiêu, sinh tại Thanh Hóa, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001.


Nông Đức Mạnh, sinh tại Bắc Kạn, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 4/2001 đến tháng 1/2011.


Nguyễn Phú Trọng sinh tại Hà Nội, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 1/2011 – nay.


Tóm lại, chắc chắn Tổng bí thư ĐCSVN khóa XIII sẽ gọi tên Trần Quốc Vượng. Cũng chắc chắn rằng tân Tổng bí thư sẽ không làm Chủ tịch nước theo công thức “hai trong một” của người tiền nhiệm vì chức vụ này vẫn sẽ do ông Trọng nắm. Có ba lý do sau đây.


Thứ nhất, nếu Nguyễn Phú Trọng không thể làm Tổng bí thư Đảng nhiệm kỳ thứ ba vì lý do đã rõ thì điều này không mặc nhiên có nghĩa vị Giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam này sẽ rũ nốt chức vụ Chủ tịch nước. Ngược lại là đằng khác.


Trao đổi với cử tri Hà Nội trước khi được Quốc Hội bầu vào chức vụ Chủ tịch nước vào ngày 23/10/2018, đúng với gợi ý mà tôi đưa ra hơn hai năm trước đó (6), Tổng bí thư Trọng nói rõ: “Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế, 2 cơ quan khác nhau. Nếu nói “kiêm” thì không chuẩn vì vai nào chính, vai nào phụ? Đồng thời, cũng không nên nói đây là nhất thể hoá” (7). Phát biểu này của ông Trọng hẳn mở đường cho việc ông tiếp tục làm Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới, chức vụ mà ông nắm chưa được nửa nhiệm kỳ sau khi người tiền nhiệm Trần Đại Quang đột ngột qua đời.


Thứ hai, nói gì thì nói Nguyễn Phú Trọng chưa thể yên tâm Trần Quốc Vượng có thể triển khai một cách hoàn bị chiêu thức “đánh rắn phải đánh dập đầu” để bảo đảm công cuộc chống tham nhũng thắng lợi mà không có ông ở bên, cụ thể là trong cùng Bộ chính trị. Trong một kịch bản như vậy thì việc ông Trọng tiếp tục làm Chủ Tịch nước là điều không phải bàn cãi.


Thứ ba, bản thân Trần Quốc Vượng cũng thấy việc Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm Chủ tịch nước là có lợi nhất cho việc củng cố quyền lực của ông trong cương vị mới, ít nhất trong giai đoạn trước mắt. Đó là chưa nói khả năng ông sẽ được ông Trọng chuyển giao nốt chức vụ nguyên thủ quốc gia, nhất là trong bối cảnh ông Trọng không thể tiếp tục vì lý do sức khỏe.


Ngược lại, có một điều không chắc chắn rằng Nguyễn Xuân Phúc, một đồng minh thân cận của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc lật đổ Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng lần trước, sẽ không đòi hỏi đền bù quyền lực tương xứng cho việc nhường chức Thủ tướng cho Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, sinh năm 1957 tại Nghệ An, một nhà kỹ trị được khẳng định (8), và nhất là, cũng như Trần Quốc Vương, được đích thân Nguyễn Phú Trọng bảo trợ (9).


Để nói, “trường hợp đặc biệt”, tức quá 65 tuổi, mà Bộ chính trị sẽ đưa ra để Hội nghị trung ương 13 và tiếp đó Đại hội XIII xem xét và thông qua cho chức vụ chủ chốt của ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam không thể chỉ là một, cụ thể là Nguyễn Phú Trọng, như đã diễn ra tại hai Đại hội trước đó.


Chú thích:


  1. “Nội chính” là “lập và giải quyết án”, tức mang bản chất tư pháp, không phải “chính sách nội bộ” hay nội vụ, mang bản chất hành chính)
  2. Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư – BBC Tiếng Việt, 15/9/2020.
  3. Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13 – Nghiên cứu Quốc tế, 08/05/2020.
  4. Ai sẽ vào 'tứ trụ' ở Đại hội XIII và bước tiếp của 'Đốt lò' – BBC Tiếng Việt 22/1/2020.
  5. Carl Thayer: VN có truyền thống bí mật tin lãnh đạo – BBC Tiếng Việt, 22/4/2019.
  6. Cù Huy Hà Vũ: Nguyễn Phú Trọng phải làm Chủ tịch nước..., Nhật báo văn hóa California, 23/6/2016.
  7. Tổng Bí thư ứng cử Chủ tịch nước không phải "kiêm" hay "nhất thể hóa", An ninh Thủ đô, 08/10/2018.
  8. Vương Đình Huệ đã trải qua các chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Phó rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Trưởng Ban kinh tế trung ương, Phó Thủ tướng phụ trách kế hoạch, tài chính, giá cả, tiền tệ ngân hàn, thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
  9. Tháng 5/2013, tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giới thiệu Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cùng Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương, ứng cử vào Bộ Chính trị. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hội nghị đã bầu hai ứng viên khác là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam.

25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18165)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16849)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18215)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17040)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18582)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17344)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17482)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18688)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17786)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24812)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 20106)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17356)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18365)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18545)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20312)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17320)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21240)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18102)
Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập. Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.