Dự báo Đại hội XIII: Vượng nắm Tổng bí thư; Trọng tiếp tục Chủ tịch nước

11 Tháng Mười 20208:32 SA(Xem: 6396)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - CHỦ NHẬT 11 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image005Nguyễn Phú Trọng - Trần Quốc Vượng tay nắm tay.


Dự báo Đại hội XIII: Vượng nắm Tổng bí thư; Trọng tiếp tục Chủ tịch nước


VOA 08/10/2020


image006Trọng giữa Dũng và Sang (gốc Nam kỳ). Cuối cùng chỉ còn Trọng (gốc Bắc kỳ).


Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ


Ngày 5/10/2020 vừa qua, Hội nghị 13 của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa XII đã khai mạc và dự kiến kết thúc sau năm ngày. Điểm nổi bật của hội nghị là bàn thảo về danh sách nhân sự ứng cử Trung ương Đảng khóa 13 (2021-2026) dự kiến là 200 ủy viên gồm 180 chính thức và 20 dự khuyết (giống khóa XII). Tuy nhiên đây sẽ mới chỉ là tạm kết cuộc khởi tranh giành ghế trong cơ quan chính trị đầu lĩnh này của Việt Nam được chính thức bắt đầu tại Hội nghị Trung ương 9 họp cuối tháng 12 năm ngoái. Theo Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, số ứng cử viên sẽ là 227, được Bộ chính trị Đảng này “chốt hạ” sau 4 lần “nâng lên đặt xuống”.


Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất nằm ở chỗ những ai sẽ được quy hoạch cho “Tứ trụ” gồm Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Dĩ nhiên, gay cấn, quyết liệt nhất là chức vụ Tổng bí thư Đảng.


Đã có những tiếng nói muốn Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đứng đầu Đảng, dựa trên quyết tâm “đốt lò” chống tham nhũng hay đúng ra, “quyền lực không bị thách thức” của ông kể từ sau khi đánh bại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào chức Tổng bí thư Đảng tại Đại hội XII đồng thời loại nhân vật này bị cáo buộc gây thất thoát nghiêm trọng tài sản Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế do ông ta lập ra và chỉ đạo (Vinashin, Vinalines, AVG…) ra khỏi chính trường. Mặc dầu vậy, tôi không cho rằng khả năng này sẽ xảy ra do có trở ngại cả về nguyên tắc lẫn thực tiễn.


Trước hết, Điều 17 Điều lệ Đảng hiện hành (Đại hội XI thông qua ngày 19/01/ 2011) quy định: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Điều 48 quy định: “Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng”. Như vậy, nếu Đại hội XIII quyết định Tổng bí thư Đảng có thể giữ chức quá hai nhiệm kỳ thì quyết định này cũng sẽ chỉ có hiệu lực kể từ Đại hội sau.


Tiếp theo, bản thân Nguyễn Phú Trọng đã có một quá trình lựa chọn và bồi dưỡng người kế vị mình.


Người đầu tiên là Đinh Thế Huynh, sinh năm 1953 tại Nam Định, với việc ông này được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng vào tháng 2/2016 ngay sau Đại hội XII. Người tiếp theo là Trần Quốc Vượng, cùng tuổi với ông Huynh, sinh tại Nam Định, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,.


Lý do ông Huynh bị thay thế là vì ông này bị trọng bệnh. Tuy nhiên theo tôi, không bị trọng bệnh thì ông Huynh cũng khó đảm đương cương vị đứng đầu Đảng.


Sở dĩ ông Huynh là người đầu tiên được “chấm” là vì ông này “có lý luận”, rất hợp tạng “kiên định chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Tổng bí thư Trọng. Thực vậy, ông Huynh đã là Tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, một chức vụ mà bản thân ông Trọng từng đảm nhiệm. Thế nhưng trớ trêu thay, tham nhũng, mà ông Trọng xác định là kẻ thù của chế độ, lại được thực hiện bởi những kẻ có chức, có quyền trong bộ máy Đảng và Nhà nước, tức những kẻ luôn ra rả “kiên định chủ nghĩa xã hội”. Do đó, để chống tham nhũng thành công thì bên cạnh liêm khiết, năng lực và kinh nghiệm đóng vai trò quyết định. Điều này giải thích vì sao Trần Quốc Vượng, một người được dư luận đánh giá là “sạch sẽ” và hơn thế nữa, đã và đang nắm những cương vị “nội chính” (1) chủ chốt cả trong Nhà nước lẫn trong Đảng, không chỉ trở thành người kế vị tất yếu mà còn là lựa chọn tối ưu của Tổng bí thư Trọng. Kết quả là đầu tháng 8/2017, ông Vượng đã được Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Trọng phân công tạm thời làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng để đến đầu tháng 3 năm sau thì chính thức thay thế ông Huynh ở cương vị quan trọng thứ nhì trong Đảng.


Cho dù cùng ý kiến là Nguyễn Phú Trọng sẽ thôi Tổng bí thư Đảng sau Đại hội XIII, một số nhà quan sát nước ngoài cho rằng cương vị này rất có thể được tiếp quản bởi một “người miền Nam”. Đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954 tại Quảng Nam, theo David Hutt (2), Lê Hồng Hiệp (3), Nguyễn Hồng Hải (4), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954 tại Bến Tre theo David Hutt, Nguyễn Hồng Hải (đã dẫn). Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953 tại Trà Vinh, theo Carl Thayer (5)…


Theo tôi, những dự đoán trên, nhất là liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một người được Mỹ và các nước phương Tây khác khá ưa chuộng vì được cho là “ít giáo điều”, chắc chắn là trật bởi đi ngược với lịch sử bầu lãnh đạo tối cao của ĐCSVN.


Thực vậy, nếu xác định “người miền Nam” là người sinh ở Nam Kỳ (Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau), đối lại với Trung kỳ (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và Bắc kỳ (từ biên giới với Trung Quốc đến Hà Tĩnh) thời thuộc Pháp thì trong 12 người đã và đang đứng đầu ĐCSVN (còn biết dưới các tên Đảng cộng sảng Đông Dương và Đảng lao động Việt Nam) không có “người miền Nam” nào. Còn nếu xác định miền Bắc và miền Nam theo vĩ tuyến 17 mà Hiệp định Genève 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam​ lấy làm ranh giới thì có một “người nửa Bắc nửa Nam” là Lê Duẩn. Nói như vậy là vì Lê Duẩn sinh ra tại huyện Triệu Phong, Quảng Trị, một tỉnh nằm cả phía Bắc lẫn phía Nam vĩ tuyến 17. Hơn thế nữa, nguyên quán của ông là huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Cụ thể, thân thế các lãnh đạo ĐCSVN như sau.


Hồ Chí Minh (tên thật là Nguyễn Sinh Cung), sinh tại Nghệ An, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam từ 19 tháng 2 năm 1951 – 2 tháng 9 năm 1969, Tổng bí thư Đảng lao động Việt Nam từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960.


Trịnh Đình Cửu, sinh tại Hà Đông, Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ 3/2/1930 đến 27/10/1930.


Trần Phú, sinh tại Hà Tĩnh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ 27/10/1930 đến 19/4/1931.


Lê Hồng Phong, sinh tại Nghệ An, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 3/1935 đến tháng 7/1936.


Hà Huy Tập, sinh tại Hà Tĩnh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 07/1936 đến tháng 3/1938.


Nguyễn Văn Cừ, sinh tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 3/1938 đến tháng 5/1941.


Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh tại Nam Định, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương và Đảng Lao động Việt Nam từ tháng 5-1941 đến tháng 10/1956 và từ tháng 12/1986 đến tháng 9/1988.


Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh tại Quảng Trị, nguyên quán Hà Tĩnh, Bí thư thứ nhất Đảng lao động Việt Nam và Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 9/1960 đến tháng 7/1986.


Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh tại tỉnh Hưng Yên, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 12/1986 đến tháng 6/1991.


Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh tại Hà Nội, Tổng bí thư Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.


Lê Khả Phiêu, sinh tại Thanh Hóa, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001.


Nông Đức Mạnh, sinh tại Bắc Kạn, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 4/2001 đến tháng 1/2011.


Nguyễn Phú Trọng sinh tại Hà Nội, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 1/2011 – nay.


Tóm lại, chắc chắn Tổng bí thư ĐCSVN khóa XIII sẽ gọi tên Trần Quốc Vượng. Cũng chắc chắn rằng tân Tổng bí thư sẽ không làm Chủ tịch nước theo công thức “hai trong một” của người tiền nhiệm vì chức vụ này vẫn sẽ do ông Trọng nắm. Có ba lý do sau đây.


Thứ nhất, nếu Nguyễn Phú Trọng không thể làm Tổng bí thư Đảng nhiệm kỳ thứ ba vì lý do đã rõ thì điều này không mặc nhiên có nghĩa vị Giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam này sẽ rũ nốt chức vụ Chủ tịch nước. Ngược lại là đằng khác.


Trao đổi với cử tri Hà Nội trước khi được Quốc Hội bầu vào chức vụ Chủ tịch nước vào ngày 23/10/2018, đúng với gợi ý mà tôi đưa ra hơn hai năm trước đó (6), Tổng bí thư Trọng nói rõ: “Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế, 2 cơ quan khác nhau. Nếu nói “kiêm” thì không chuẩn vì vai nào chính, vai nào phụ? Đồng thời, cũng không nên nói đây là nhất thể hoá” (7). Phát biểu này của ông Trọng hẳn mở đường cho việc ông tiếp tục làm Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới, chức vụ mà ông nắm chưa được nửa nhiệm kỳ sau khi người tiền nhiệm Trần Đại Quang đột ngột qua đời.


Thứ hai, nói gì thì nói Nguyễn Phú Trọng chưa thể yên tâm Trần Quốc Vượng có thể triển khai một cách hoàn bị chiêu thức “đánh rắn phải đánh dập đầu” để bảo đảm công cuộc chống tham nhũng thắng lợi mà không có ông ở bên, cụ thể là trong cùng Bộ chính trị. Trong một kịch bản như vậy thì việc ông Trọng tiếp tục làm Chủ Tịch nước là điều không phải bàn cãi.


Thứ ba, bản thân Trần Quốc Vượng cũng thấy việc Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm Chủ tịch nước là có lợi nhất cho việc củng cố quyền lực của ông trong cương vị mới, ít nhất trong giai đoạn trước mắt. Đó là chưa nói khả năng ông sẽ được ông Trọng chuyển giao nốt chức vụ nguyên thủ quốc gia, nhất là trong bối cảnh ông Trọng không thể tiếp tục vì lý do sức khỏe.


Ngược lại, có một điều không chắc chắn rằng Nguyễn Xuân Phúc, một đồng minh thân cận của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc lật đổ Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng lần trước, sẽ không đòi hỏi đền bù quyền lực tương xứng cho việc nhường chức Thủ tướng cho Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, sinh năm 1957 tại Nghệ An, một nhà kỹ trị được khẳng định (8), và nhất là, cũng như Trần Quốc Vương, được đích thân Nguyễn Phú Trọng bảo trợ (9).


Để nói, “trường hợp đặc biệt”, tức quá 65 tuổi, mà Bộ chính trị sẽ đưa ra để Hội nghị trung ương 13 và tiếp đó Đại hội XIII xem xét và thông qua cho chức vụ chủ chốt của ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam không thể chỉ là một, cụ thể là Nguyễn Phú Trọng, như đã diễn ra tại hai Đại hội trước đó.


Chú thích:


  1. “Nội chính” là “lập và giải quyết án”, tức mang bản chất tư pháp, không phải “chính sách nội bộ” hay nội vụ, mang bản chất hành chính)
  2. Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư – BBC Tiếng Việt, 15/9/2020.
  3. Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13 – Nghiên cứu Quốc tế, 08/05/2020.
  4. Ai sẽ vào 'tứ trụ' ở Đại hội XIII và bước tiếp của 'Đốt lò' – BBC Tiếng Việt 22/1/2020.
  5. Carl Thayer: VN có truyền thống bí mật tin lãnh đạo – BBC Tiếng Việt, 22/4/2019.
  6. Cù Huy Hà Vũ: Nguyễn Phú Trọng phải làm Chủ tịch nước..., Nhật báo văn hóa California, 23/6/2016.
  7. Tổng Bí thư ứng cử Chủ tịch nước không phải "kiêm" hay "nhất thể hóa", An ninh Thủ đô, 08/10/2018.
  8. Vương Đình Huệ đã trải qua các chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Phó rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Trưởng Ban kinh tế trung ương, Phó Thủ tướng phụ trách kế hoạch, tài chính, giá cả, tiền tệ ngân hàn, thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
  9. Tháng 5/2013, tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giới thiệu Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cùng Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương, ứng cử vào Bộ Chính trị. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hội nghị đã bầu hai ứng viên khác là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam.

02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14815)
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 14637)
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 14713)
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15708)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
17 Tháng Năm 2014(Xem: 18794)
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17117)
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17571)
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16947)
Người dân ở tỉnh Đồng Nai kéo lên TP. HCM biểu tình sáng 27/3 để phản đối giá đền bù giải tỏa ở dự án hồ chứa nước Sông Ray.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 36387)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 19243)
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 16935)
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16391)
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 16257)
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 15625)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18089)
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 19289)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28227)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 17815)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 16425)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719