Người di cư tiếp tục tiến về biên giới Hoa Kỳ

11 Tháng Mười Một 20188:52 CH(Xem: 12954)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 12 NOV 2018


Người di cư tiếp tục tiến về biên giới Hoa Kỳ


BBC 11/11/2018

image004

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Một nhóm trong đoàn hàng ngàn người đi từ Trung Mỹ trên đường đến Hoa Kỳ ngày 10/11/2018.


Hàng trăm người di cư Trung Mỹ tiếp tục tiến về phía bắc qua Mexico hôm 10/11, trên đường đến biên giới Hoa Kỳ, nơi Tổng thống Donald Trump đã đình chỉ việc cấp quy chế tỵ nạn cho người vượt biên bất hợp pháp.


Theo Reuters, sắc lệnh của ông Trump có hiệu lực vào hôm 10/11, có nghĩa là người di cư sẽ phải trình diện tại các cửa khẩu nhập cảnh và tuân thủ các quy tắc khác được công bố hôm 8/11.


"Dù chính quyền Trump áp quy định nào đi nữa thì chúng tôi không thể quay về nước mình. Tôi có một viên đạn trong tay và một viên đạn khác trên vai. Nếu phải trở về nhà, tôi thà về trong chiếc quan tài còn hơn," Julio Caesar, 30 tuổi, từ Honduras, nói.


Đoàn caravan, phần lớn là người Honduras, lại lên đường vào sáng10/11 sau bốn ngày dừng chân ở Mexico City.


Họ mang theo ba lô, chăn mền, thức ăn, nhiều người đi cùng trẻ em. Tại thị trấn Tepotzotlan, họ được chính quyền cho xe buýt và xe tải chở giúp. Tại thành phố Queretaro, một sân vận động trở thành nơi tạm trú của người di cư.


Một số người di cư được đưa đến thành phố biên giới Tijuana vào hôm 12/11, trong khi những người khác tới Reynosa và các thị trấn biên giới khác.


image005

Bản quyền hình ảnh JOHAN ORDONEZ Image caption Dòng người từ Honduras đi qua Guatemala đến Mexico với hy vọng vào Hoa Kỳ. Cảnh chụp ở sông Suchiate từ Ciudad Tecun Uman ở Guatemala sang Ciudad Hidalgo của Mexico, với công an cảnh sát Mexico đứng nhìn dòng người qua sông hôm 29/10/2018.


Nhiều câu hỏi cơ bản vẫn chưa có lời đáp một ngày sau khi Lầu Năm Góc loan báo việc triển khai hơn 5.200 binh lính đến biên giới "để ứng phó với bất kỳ nguy cơ từ làn sóng di dân đang đến".


Tổng thống Donald Trump củng cố lập trường cứng rắn về nhập cư trước ngày bầu cử giữa kỳ 6/11. Ông hướng sự chú ý đến đoàn người di cư qua Mexico tiến về phía Hoa Kỳ. Động thái này được cho là cách ông giúp đảng Cộng hòa vốn đang đối mặt với cuộc chiến khó khăn khi đảng Dân chủ tìm cách giành quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện.


Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và những người khác ủng hộ Trump hoan nghênh việc điều động binh lính.


Nhưng giới chỉ trích nói Trump đang chính trị hóa quân đội, điều động họ như diễn viên đóng thế để đưa các cử tri đảng Cộng hòa đến cuộc bỏ phiếu mà không có bất kỳ mối đe dọa an ninh quốc gia thực sự nào.


image006

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Nhiều người di cư từ Honduras vượt qua con sông chia rẽ Guatemala và Mexico hôm 29/10/18


Tướng Terrence O'Shaughnessy, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Phương Bắc, bảo vệ chiến dịch này tại cuộc họp báo hôm 30/10. Ông nhắc lại quan ngại của chính quyền Trump về đoàn xe di dân và so sánh sứ mệnh ở biên giới với các sứ mệnh như cứu trợ bão lụt.


"Tôi tin chắc rằng an ninh biên giới cũng là an ninh quốc gia," ông O'Shaughnessy nói.


Giới chức Lầu Năm Góc nói Bộ Quốc phòng sẽ cần phải tìm kinh phí cho chiến dịch này, ám chỉ nguồn tiền có thể được lấy từ các chương trình an ninh quốc gia khác.


O'Shaughnessy nói rằng chỉ có hơn 1.000 binh sĩ đã được triển khai đến Texas hôm 30/10, nơi họ sẽ thực thi các nhiệm vụ như xây dựng hàng rào, dựng lều...


Ông cho biết việc đưa quân tại Texas, Arizona và California chỉ là khởi đầu của đợt triển khai binh sĩ quy mô hơn và cuối cùng đến tiểu bang New Mexico.


image007

Bản quyền hình ảnh Spencer Platt/Getty Images Image caption Hàng ngàn người dân Trung Mỹ đặt chân tới thị trấn Santiago Niltepec ở Mexico hôm 29/10/18


Trước đó, Tổng thống Trump nói "cuộc xâm lược" của di dân sẽ phải đối mặt quân đội Mỹ đang chờ đợi họ.


Ông cũng nói với Fox News rằng "các thành phố lều trại" sẽ được xây dựng để có chỗ ở cho những người nhập cư xin tỵ nạn tại Mỹ.


"Nếu họ xin tỵ nạn, chúng tôi sẽ giữ họ cho tới khi phiên xử diễn ra. Chúng tôi sẽ giữ họ, chúng tôi sẽ xây các thành phố lều trại, chúng tôi sẽ xây lều bạt ở khắp nơi," ông nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai 29/10.


Hiện đã có 2.100 lính Cảnh vệ Quốc gia tại biên giới được cử đến sau khi ông Trump yêu cầu hồi tháng Tư.


image008

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Nhiều người di cư, đa số là dân Honduras, vượt qua con sông Suchiate chia cắt biên giới Guatemala và Mexico


Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News từ Washington


Sau một tuần mà tin chính trên mặt báo là súng và bom, ông Donald Trump tìm cách chuyển sự chú ý về đoàn người di cư đang vượt qua Mexico hướng về biên giới Mỹ.


Số người này có thể giảm đi nhờ Mexico nhận người tỵ nạn và do đoạn đường dài, nhưng vị tổng thống Mỹ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.


Việc triển khai hơn 5.000 binh sỹ tới biên giới có lẽ sẽ không có nhiều tác động trông thấy, vì những người di cư dự định sẽ nộp đơn xin tỵ nạn.


Mức độ gấp gáp của việc này cũng đáng đặt câu hỏi, vì còn phải hàng tháng nữa họ mới tới được biên giới.


Tuy vậy, điều mà tuyên bố của ông Trump cho thấy là rất rõ. Tổng thống đang tìm cách vẽ bức tranh người tỵ nạn như một đe dọa quốc gia mà chỉ riêng ông là sẵn sàng đương đầu.

image009
Bản quyền hình ảnh SANTIAGO BILLY Image caption Cảnh sát Guatemala tìm cách chặn dòng người từ Honduras vượt qua biên giới sang Mexico hôm 28/10
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 21882)
" Hơn ai hết, cả Việt Nam và Mỹ đều hiểu và biết mình đứng ở vị trí như thế nào trong bàn cờ chính trị trên Biển Đông. Vậy trước những thách thức an ninh mới phát sinh như vậy Việt, Mỹ nên xây dựng mối quan hệ hợp tác theo hướng như thế nào để đảm bảo lợi ích cho cả hai?"
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 23561)
"Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm khá lớn, trong đó có cả các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông là có thể tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu, hoặc là một pháo đài dưới nước ở Biển Đông. Đáy Biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, với những hẻm núi dưới nước có thể giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu, tránh bị phát hiện."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 24789)
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 19367)
"Iran đã đạt được thỏa thuận khung về hạt nhân với Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức hôm 2 tháng 4. Các bên đàm phán đang nhắm vào thỏa thuận chung quyết, trong đó Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lại việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 19687)
"Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Mỹ Chris Smith, cũng là người chủ tọa buổi điều trần, “chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam”
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19630)
"Những vụ biểu tình ở Burundi bùng ra sau khi Tổng thống Pierre Nkurunziza nói rằng ông sẽ tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19597)
"Ronald Reagan là Hàng không Mẫu hạm tối tân của Hải quân Hoa Kỳ sẽ thay thế HKMH George Washington ở Thái Bình Dương. Sắp tới, mẫu hạm này hiện nằm ở ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ sẽ được phái đến căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, theo tờ Thái Lan Bangkok Post."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19028)
Bà Hillary Clinton, ứng viên "nặng ký" thuộc đảng Dân Chủ và cựu thống đốc bang Florida Jeb Bush, con trai và em trai của hai cựu tổng thống Mỹ, đã chính thức bước vào cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2016. Ông Jeb Bush là nhân vật thứ 11 của Đảng Cộng hòa tuyên bố tranh cử.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 26922)
"Kênh đào Suez là một tuyến hàng hải quan trọng nối liền Âu châu với Á châu và mang lại cho Ai Cập 5 tỉ rưỡi đô la trong năm 2014. Kênh mới” là kênh cũ được nới rộng để các chiếc tàu có thể chạy cạnh nhau như trên xa lộ hai lằn, thay vì chỉ có một lằn như hiện nay." "Đô đốc Mameesh cho biết chưa đầy 10 năm nữa con kênh được nới rộng này sẽ mang lại cho Ai Cập 13 tỉ đô la mỗi năm."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19057)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng việc Hạ viện không thông qua một dự luật hỗ trợ người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định thương mại toàn cầu sẽ "gây thiệt hại trực tiếp cho khoảng 100.000 người lao động và cộng đồng của họ."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 18945)
"Nhà kinh tế Spencer Dale của BP cho rằng "cuộc cách mạng đá phiến" chính là nguyên nhân khiến sản lượng dầu của Mỹ tăng đột biến, giúp các nhà sản xuất của Mỹ "đi tắt vượt mặt" Ả-rập Saudi."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 18814)
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop hôm, 11/06/2015 nói: « có thể gây căng thẳng, gây ra những tính toán hay xét đoán sai lầm để cuối cùng kết thúc bằng một hình thức xung đột nào đó ».
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 19916)
"Lần này Phạm Trường Long sẽ nói gì với Ash Carter về Biển Đông. Tháp tùng ông Long có Đô đốc Tôn Kiến Quốc, người vừa làm trưởng đoàn quân đội Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la, Ngô Xương Đức - Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tống Phổ Tuyển, Thượng tướng - Tư lệnh đại quân khu Bắc Kinh."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 20295)
- Lý do thứ nhất xuất phát từ mối lo ngại phải duy trì vị thế cường quốc năng lượng và tài nguyên của thế giới. Ông Putin đã nhận thấy sức tiêu thụ dầu và khí đốt tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ tăng rất mạnh trong 20 năm tới. - Lý do thứ hai, Nga đang bắt đầu gia tăng giao thương và hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả Đông Nam Á, nhằm củng cố ảnh hưởng chính trị. - Cuối cùng, Nga đang đặt cược rằng thế kỷ 21 là “thời của châu Á”, và Moscow cho rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia tạo ra thay đổi về trật tự trong khu vực, cũng như trên thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tàu ngầm C-Explorer 5, chuẩn bị lặn xuống Vịnh
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18833)
"Chiến dịch quy mô do Hải quân và lực lượng tuần duyên Ý điều phối đã huy động cả tàu chiến của một số quốc gia khác như Anh, Ai Len, Đức và Tây Ban Nha trong hai ngày 06 và 07/06/2015 đã cứu hộ 14 con tàu với rất nhiều thuyên nhân đang gặp khó khăn ở ngoài khơi Libya."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 21095)
"Về mặt danh nghĩa, căn cứ Mỹ muốn thiết lập ở Campuchia là nơi đặt các thiết bị hậu cần kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ. Hiện tại do Washington và Phnom Penh chưa có bất kỳ hiệp định nào về đặt căn cứ nước này trên lãnh thổ nước kia, Mỹ đang đề xuất với Campuchia và hai bên sẽ đàm phán về vấn đề này, sau đó mới tiến hành triển khai trên thực địa."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 20307)
"Cùng với bia, xúc xích và màn biểu diễn từ những người đàn ông trong chiếc quần yếm truyền thống, Tổng thống Obama nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ thủ tướng Đức tại làng Kruen ở vùng Bavaria, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 - 7 cường quốc hàng đầu thế giới. G7 đã loại Nga ra khỏi năm 2014 sau khi Nga "thôn tính" bán đảo Crimea. Trong kỳ tranh cửa chức vụ TT Hoa Kỳ, nụ cười "hiền và tươi" của Obama đã thu hút được vô số cảm tình, vô số phiếu."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 19842)
"Đài tiếng nói Đức ngày 8 tháng 6 đưa tin, vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã đạt được đồng thuận quan trọng về mục tiêu bảo vệ khí hậu, đồng thời trong tuyên bố bế mạc quan ngại về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông. Đối với Nga, nhà lãnh đạo các nước không chỉ quyết định tiếp tục loại Nga ra khỏi ngưỡng cửa Hội nghị thượng đỉnh G7, mà còn có kế hoạch áp dụng thái độ cứng rắn hơn."
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 21585)
"Ấn Độ và Pakistan có chung một lịch sử đầy xung đột. Trước khi rút khỏi tiểu lục địa Ấn Độ vào năm 1947, người Anh đã kịp vạch ra đường ranh giới chia vùng Punjab đất đai phì nhiêu ra thành các thành phố Amritsar của Ấn độ và Lahore của Pakistan ngày nay."
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 20357)
"Đây là một phiên bản tái tạo giống thật. Tại khu vực cảng nhỏ bé Yorktown, hàng ngàn người phấn chấn tới thưởng lãm thời khắc này. Rất nhiều người trong số họ đã theo dõi quá trình xây dựng bản sao con tàu “Hermione” ngay từ lúc bắt đầu."