Khi Trump thoái lui, Tập mưu tính làm ‘siêu cường’

19 Tháng Bảy 20187:55 CH(Xem: 11933)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 18 JULY 2018


Khi Trump thoái lui, Tập mưu tính làm ‘siêu cường’


image016

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình


Khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump làm nảy sinh nghi ngờ về cam kết lãnh đạo thế giới của Mỹ với chính sách ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông – với việc ông rút ra các thỏa thuận quốc tế và các hiệp ước đa phương – thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra sẵn sàng và có thể nắm lấy quyền lãnh đạo trước một nước Mỹ đã thoái lui, một chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại Hội đồng Đối ngoại Mỹ, nhận định.


Trong bài viết có nhan đề ‘Kế hoạch Siêu cường của Tập Cận Bình’, bà Elizabeth Economy, giám đốc chương trình nghiên cứu về châu Á của Hội đồng Đối ngoại Mỹ, viết trên Wall Street Journal rằng: “Khi mà Tổng thống Trump đang xây dựng cương lĩnh ‘Nước Mỹ trên hết’, thì ông Tập đang gieo những hạt giống đầu tiên để tạo dựng một thế giới mà ở đó ‘Trung Quốc là số 1’.


Bà Economy, vốn là người thường đến thăm Trung Quốc, cho biết bà đã ngạc nhiên như thế nào khi lần đầu tiên bà nghe một quan chức Trung Quốc gọi nước của ông là ‘siêu cường’ hồi đầu năm.


Bà cũng nhắc lại một bài diễn văn ít được để ý của ông Tập hồi tháng trước trước đông đảo các quan chức và các học giả ngoại giao cao cấp của Trung Quốc. Khi đó ông Tập đã nói rằng Trung Quốc có ý tưởng của riêng mình về cách thế giới nên vận hành như thế nào và Trung Quốc có sự chuẩn bị để, theo lời ông, ‘lãnh đạo công cuộc cải cách quản trị toàn cầu’.


Rõ ràng là tư tưởng ‘Giấu mình chờ thời’ của Đặng Tiểu Bình hiện giờ không còn nữa. Thậm chí khẩu hiệu của người tiền nhiệm của ông Tập là ông Hồ Cẩm Đào ‘trỗi dậy hòa bình’ cũng đã ít được nghe thấy vào thời điểm hiện nay. “Ông Tập đã nói rõ rằng ông đặt mục tiêu xây dựng một bối cảnh địa chiến lược mới,” bà cho biết.


Ông Tập đã có những động thái quả quyết để thực thi những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, khác với những người tiền nhiệm của ông chỉ tuyên bố có chủ quyền, bằng cách cưỡng ép, lôi kéo, hay bằng cách sử dụng vũ lực đơn thuần.


“Ông Tập đã có những bước tiến quan trọng hướng đến mục tiêu thống nhất Trung Quốc vào năm 2049 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” bà Economy cho biết và đưa ra dẫn chứng là trên Biển Đông, ông Tập vẫn đang tiếp tục phát triển và quân sự hóa bảy thực thể nhân tạo. Ở Hong Kong, ông Tập đã có động thái bịt miệng những tiếng nói chống đối và đã khiến cho một số nhà hoạt động dân chủ không thể ra tranh cử vào chính quyền. Còn đối với Đài Loan, Bắc Kinh đã bóp nghẹt chính trị đối với hòn đảo này bằng cách áp lực với các nước từ bỏ công nhận ngoại giao đối với Đài Loan và buộc các tập đoàn đa quốc gia phải thừa nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.


Tuy nhiên, tầm nhìn của ông Tập về sự lãnh đạo của Trung Quốc vượt xa vùng sân sau của nước này. Ông đã đề ra dự án thương mại và đầu tư quy mô lớn mang tên ‘Một Vành đai, Một Con đường’ nhằm hồi sinh lại con đường Tơ lụa cổ đại và con đường giao thương gia vị trên biển. Dự án ‘Vành đai, Con đường’ này nhằm kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Dự án này có tiềm năng đáp ứng được chỗ 3.000 tỷ đô la Mỹ thiếu hụt hàng năm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu: đường sắt, bến cảng, các đường ống khí đốt và các xa lộ do công nhân Trung Quốc xây dựng và được đầu tư bằng tiền Trung Quốc cho vay. Kế hoạch này giờ đây còn có thêm nội dung kỹ thuật số: lắp đặt đường cáp quang, hệ thống vệ tinh và thương mại điện tử và Con đường Tơ lụa Bắc Cực để kết nối trực tiếp Trung Quốc với châu Âu thông qua Bắc Cực.


Vẫn theo tác giả bài đăng trên Wall Street Journal, việc phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế của Trung Quốc đi kèm với mở rộng sự hiện diện về an ninh của nước này. Hồi năm 2017, Bắc Kinh đã mở căn cứ hậu cần quân sự đầu tiên ở Djibouti thuộc vùng Sừng của châu Phi và có thể sẽ có thêm nhiều căn cứ nữa ở các nước khác. Các công ty nhà nước của Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát hay có cổ phần kiểm soát đối với ít nhất 76 cảng biển ở 35 quốc gia. Và bất chấp tuyên bố của Bắc Kinh rằng những cảng biển này chỉ dành cho mục đích thương mại, các tàu hải quân và tàu ngầm của Trung Quốc đã ghé qua một số cảng trong số này.


Ông Tập cũng không né tránh việc xuất khẩu mô hình chính trị của Trung Quốc. Ở ít nhất tám quốc gia châu Phi, cũng như ở một số nước đông nam Á và Mỹ Latin, các quan chức Trung Quốc đang huấn luyện đối tác của họ quản lý ổn định chính trị bằng biện pháp tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và mạng Internet. Ông Tập thậm chí còn đề xuất rằng ‘mô hình Trung Quốc là lựa chọn mới cho những nước muốn đẩy nhanh sự phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập của mình’.


Bên cạnh đó, ông Tập cũng nỗ lực cải cách các định chế và quy ước toàn cầu để phản ánh những giá trị và ưu tiên của Trung Quốc, trong đó có việc thiết lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB.


Trong một số trường hợp, Trung Quốc còn tận dụng các định chế quốc tế để hợp thức hóa lợi ích của riêng họ. Ví dụ như trong vòng 7 năm qua, Bắc Kinh đã vận động thành công để cho Ý tưởng Vành đai Con đường trở thành một cấu phần chính thức trong nỗ lực của Liên Hiệp Quốc để đạt được Nghị trình Phát triển Bền vững vào năm 2030. Điều này xảy ra bất chấp phản đối của những nước tham gia vào Dự án Vành đai Con đường do những chuẩn mực thấp của Trung Quốc về môi trường, lao động và quản trị cũng như những khoản nợ khổng lồ những nước này gánh chịu khi tham gia vào dự án.


Cuối cùng, trên lĩnh vực nhân quyền, tác giả Economy nói, Bắc Kinh đã có những bước tiến lớn trong việc đảo lộn những quan niệm quốc tế về quyền chính trị và nhân quyền. Tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, họ đã làm suy giảm khả năng việc những nhân tố bên ngoài có thể lên án một nước về những vi phạm nhân quyền. Bắc Kinh cũng thúc đẩy tầm nhìn của họ về chủ quyền Internet, bác bỏ sự riêng tư của dữ liệu và dòng chảy tự do thông tin.


“Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc có ý định và năng lực để xây dựng lại trật tự quốc tế. Tuy nhiên phần lớn những gì mà Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu cho đến nay chỉ là theo đuổi lợi ích của riêng Trung Quốc,” bà Economy nhận định. “Ông ấy vẫn chưa chứng tỏ những tố chất của một quốc gia lãnh đạo toàn cầu: sự sẵn sàng phối hợp lợi ích và trong một số trường hợp đặt lợi ích trước mắt của Trung Quốc ở dưới lợi ích lớn hơn của thế giới và khả năng tạo ra được một thỏa thuận quan trọng xung quanh một thách thức toàn cầu. Ở những chỗ mà ông Tập đã giành quyền lãnh đạo (sau khi Mỹ thoái lui) – chẳng hạn như ở vấn đề biến đổi khí hậu và tự do thương mại trong tiến trình toàn cầu hóa – thực tế cho thấy những gì Trung Quốc làm được còn cách xa với lời hứa của họ.”


Có ít chỉ dấu cho thấy phần còn lại của thế giới mong muốn một trật tự toàn cầu do Trung Quốc lãnh đạo, theo bà Economy. Các cuộc thăm dò ý kiến ở các nước trong vùng châu Á-Thái Bình Dương cho thấy họ có ít lòng tin vào sự lãnh đạo của ông Tập./ (theo VOA 20/07/2018)

10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20943)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21277)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20487)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20487)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24857)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20914)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23548)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21115)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17957)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20447)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20609)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.