Đối Thoại Shangri-La: Cơ hội để Pháp tỏ rõ hướng xoay trục qua châu Á

06 Tháng Sáu 20176:50 CH(Xem: 13150)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU ÂU - THỨ  TƯ  07 JUNE  2017


Đối Thoại Shangri-La: Cơ hội để Pháp tỏ rõ hướng xoay trục qua châu Á


 image003

Bà Sylvie Goulard, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp trên sân điện Élysée, Paris, ngày 31/05/2017.Reuters


Dù mới nhậm chức không được bao lâu, tân bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, giờ gọi là bộ Quân Lực, bà Sylvie Goulard, đã đến ngay Singapore để tham dự Đối Thoại Shangri-La (02-04/06/2017). Tại đấy, cùng với nữ đồng nhiệm Nhật Bản Tomomi Inada, bộ trưởng Pháp đã không ngần ngại cổ vũ cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, và thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên. Và một lần nữa, bà Sylvie Goulard cũng kêu gọi tiếp tục bảo đảm « trật tự dựa trên luật pháp và tự do hàng hải trong vùng Biển Đông ».


Trong bài nhận định đăng trên trang mạng Pháp Asialyst ngày 03/06/2017, tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher, chuyên gia về các vấn đề địa chính trị vùng Đông Á và Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, đã cho rằng sự hiện diện của người phụ trách quốc phòng Pháp tại Đối Thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh thường niên tập hợp hầu hết các lãnh đạo quốc phòng của khu vực cũng như các chuyên gia về an ninh châu Á, là một minh họa cụ thể cho đường lối ngoại giao quốc phòng của Pháp, muốn đóng một vai trò bền vững trong vùng, với chính phủ mới của tổng thống Macron không đi chệch hướng người tiền nhiệm.


Pháp cũng có một chiến lược xoay trục qua châu Á


Bà Boisseau du Rocher ghi nhận nhiều động thái xuyên suốt của Paris nhằm khẳng định tiếng nói và quan điểm của mình về châu Á :


- Về mặt đa phương : mong muốn tham gia tham gia cơ chế ADMM+, tập hợp bộ trưởng Quốc Phòng 10 nước ASEAN cùng 8 đối tác lớn của khu vực với mục tiêu củng cố hợp tác trong lãnh vực an ninh ;


- Về mặt song phương: tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các nước trong vùng qua cơ chế 2+2 – tức là hai bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao – bắt đầu với Nhật Bản từ năm 2014, và với Úc vào tháng 03/2017 ; đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược quan trọng với Ấn Độ.


Khi phái bộ trưởng Quân Lực của Pháp đến dự Đối Thoại Shangri-La, một trong những sự kiện lớn về ngoại giao quốc phòng ở Châu Á-Thái Bình Dương, tổng thống Macron muốn cho thấy ý muốn có tiếng nói về chiến lược trong một vùng then chốt cho thế cân bằng thế giới.


Đối Thoại Shangri-La : Địa bàn lý tưởng để thể hiện chính sách châu Á


Tân tổng thống Pháp đã tiếp tục đường lối « xoay trục » hướng về Châu Á-Thái Bình Dương mà người tiền nhiệm đã khởi xướng, với cựu bộ trưởng Quốc Phòng – giờ đây là ngoại trưởng – Jean-Yves Le Drian, đã từng là khách mời rất quen thuộc với Shangri-La.


Đối Thoại Shangri-La là một nơi trao đổi vô cùng thuận lợi. Chỉ trong vài ngày cuối tuần, bộ trưởng Pháp đã gặp được mọi đồng nhiệm quan trọng, từ Mỹ, Úc, cho đến Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Malaysia…, biết bao đối tác mà Pháp trong mấy năm qua đã thắt chặt thêm quan hệ, với công cuộc hợp tác sẽ tiếp tục phát triển trong hàng thập niên tới đây. Một ví dụ: chiếc tàu ngầm cuối cùng mà tập đoàn Pháp DCNS giao cho Úc là vào khoảng năm 2050.


Sự hiện diện của Pháp tại châu Á cho đến nay không phải là không đáng kể : Cả về thiết bị ( hơn 30% vũ khí xuất khẩu của Pháp là cho vùng Đông Á ), đào tạo, huấn luyện, cho đến hợp tác về an ninh hàng hải, chống khủng bố hay an ninh mạng, Pháp là nguồn cung cấp an ninh có trọng lượng trên sân khấu châu Á, với chất lượng, công nghệ học và sáng kiến cải tiến được các đối tác đánh giá cao.


Hai tuần trước khi khai mạc cuộc triển lãm hàng không Le Bourget gần Paris, sự có mặt của bà Sylvie Goulard tại Singapore đã giúp Pháp ghi điểm trong một lãnh vực mà cạnh trạnh rất dữ dội.


Pháp lôi cuốn châu Âu cùng đến với châu Á


Theo phân tích của bà Boisseau du Rocher, khi đến Shangri-La, bà Sylvie Goulard không chỉ mang thông điệp của riêng nước Pháp. Bà còn nổi tiếng là thân châu Âu, và các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương đang chờ đợi hai đầu tàu Pháp-Đức của châu Âu khẳng định lại một quyết tâm tái dấn thân rõ ràng và mang tầm nhìn của châu Âu : An ninh và tương lai của khu vực không thể bị lệ thuộc vào hai đối thủ cạnh tranh nhau là Washington và Bắc Kinh.


Đối với chuyên gia Pháp, một châu Âu có « nhiều tham vọng » hơn, với sự thúc đẩy trở lại một công cuộc hợp tác quốc phòng có hiệu quả mà tổng thống Pháp Macron mong muốn và thủ tướng Đức Angela Merkel đã xác định là một thông điệp mạnh mẽ mà bà Sylvie Goulard gởi đến cho các đối tác châu Á.


Đấy cũng là lời giải cho những trăn trở của các lãnh đạo khu vực về sự độc lập chiến lược của họ. Vì cho dù không hoàn hảo, nhưng châu Âu không chỉ mang đến cho châu Á một thông điệp về tương lai, mà còn giúp cho khu vực có thêm không gian hành động cần thiết.


Sự lấn áp của Trung Quốc, với nào là Con Đường Tơ Lụa Mới OBOR, nào là Biển Đông, hiện đại hóa quân đội, cộng thêm với sự trống vắng chiến lược đến từ một chính quyền Donald Trump khó lường nếu không muốn nói là phản tác dụng (bỏ TPP, không rõ ràng trên hồ sơ Bắc Triều Tiên…) đã tạo ra một khoảng trống mà châu Âu có thể lấp đầy. Trong bối cảnh đó, rõ ràng Pháp hiện là nước châu Âu dấn thân nhiều nhất vào lãnh vực quốc phòng và an ninh trong khu vực - hơn cả Vương quốc Anh - và Paris có ý định đóng vai trò đầu tàu kéo các nước khác đi theo.


Dĩ nhiên là Liên Hiệp Châu Âu không thể ngày một ngày hai trở thành một tác nhân quân sự có trọng lượng tại châu Á, nhưng ảnh hưởng chiến lược của châu Âu là một điều có thật trên bình diện cải tổ lại cấu trúc của an ninh và giúp giải quyết căng thẳng, từ Bắc Triều Tiên đến Biển Đông.


Chính là trên hồ sơ Biển Đông mà cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Le Drian đã gây ấn tượng mạnh tại Đối Thoại Shangri-La lần thứ 14 (tháng 6 năm 2016) bằng cách đề nghị tổ chức những cuộc tuần tra hải quân của Liên Hiệp Châu Âu trong vùng biển này. Đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Liên Hiệp Châu Âu là một tác nhân đa chức năng, thực tế, và do đó hữu ích.


An ninh của châu Á không chỉ là an ninh của Trung Quốc


Đối thoại Shangri-La cũng rất hữu ích trong việc cho phép đo lường tầm quan trọng chiến lược của các liên minh ở châu Á. Trong địa hạt an ninh cũng như trong các lĩnh vực khác, Trung Quốc có xu hướng chiếm lĩnh không gian, dù cố ý hay không. Dĩ nhiên là sức mạnh chiến lược của họ, nỗ lực hiện đại hóa và tăng cường năng lực triển khai quân đi xa, thái độ quyết đoán mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cứng rắn (đặc biệt là ở Biển Đông), đang làm thay đổi những mô hình an ninh... Thái độ mập mờ của Mỹ cũng có tác động.


Tuy nhiên, cho rằng an ninh châu Á chỉ tùy thuộc vào các yếu tố đó mà thôi là một điều nguy hiểm.


Nhật Bản của ông Abe đã sẵn sàng để trở thành một cường quốc quân sự khu vực, nếu thủ tướng nước này thành công trong việc sửa đổi Hiến Pháp cho phép biến quân đội Nhật, cho đến nay chuyên phòng thủ, thành một lực lượng tấn công.


Ấn Độ, nước đã mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào năm 2016, đã thúc đẩy một chính sách Hướng Đông hiện đang có kết quả mà thủ tướng Ấn Modi có ý định phát huy. Hàn Quốc là trung tâm của các cuộc đàm phán về tương lai bán đảo. Một số quốc gia Đông Nam Á đã trở thành những tác nhân an ninh thực thụ, ngay ở trung tâm vòng xoáy an ninh của châu Á.


Bà Boisseau du Rocher cuối cùng liệt kê những điều Paris cần thực hiện để phát huy hơn nữa vai trò của minh trong vùng : Trấn an các đối tác về quyết tâm dấn thân của Pháp nhằm phục vụ một Liên Hiệp Châu Âu có trách nhiệm tại Châu Á-Thái Bình Dương, duy trì một mạng lưới các mối quan hệ song phương và đa phương, thiết lập những mối quan hệ mới, nêu bật những ưu tiên của tổng thống Macron và thử nghiệm các sáng kiến bằng cách đo lường phản ứng trước các chủ đề nhạy cảm... sẽ vô cùng quan trọng để nâng cao uy tín và ảnh hưởng Pháp hiện có trong vùng./ (Mai Vân  RFI 06-06-2017)
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 21911)
" Hơn ai hết, cả Việt Nam và Mỹ đều hiểu và biết mình đứng ở vị trí như thế nào trong bàn cờ chính trị trên Biển Đông. Vậy trước những thách thức an ninh mới phát sinh như vậy Việt, Mỹ nên xây dựng mối quan hệ hợp tác theo hướng như thế nào để đảm bảo lợi ích cho cả hai?"
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 23584)
"Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm khá lớn, trong đó có cả các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông là có thể tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu, hoặc là một pháo đài dưới nước ở Biển Đông. Đáy Biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, với những hẻm núi dưới nước có thể giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu, tránh bị phát hiện."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 24827)
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 19393)
"Iran đã đạt được thỏa thuận khung về hạt nhân với Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức hôm 2 tháng 4. Các bên đàm phán đang nhắm vào thỏa thuận chung quyết, trong đó Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lại việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 19784)
"Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Mỹ Chris Smith, cũng là người chủ tọa buổi điều trần, “chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam”
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19663)
"Những vụ biểu tình ở Burundi bùng ra sau khi Tổng thống Pierre Nkurunziza nói rằng ông sẽ tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19622)
"Ronald Reagan là Hàng không Mẫu hạm tối tân của Hải quân Hoa Kỳ sẽ thay thế HKMH George Washington ở Thái Bình Dương. Sắp tới, mẫu hạm này hiện nằm ở ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ sẽ được phái đến căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, theo tờ Thái Lan Bangkok Post."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19064)
Bà Hillary Clinton, ứng viên "nặng ký" thuộc đảng Dân Chủ và cựu thống đốc bang Florida Jeb Bush, con trai và em trai của hai cựu tổng thống Mỹ, đã chính thức bước vào cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2016. Ông Jeb Bush là nhân vật thứ 11 của Đảng Cộng hòa tuyên bố tranh cử.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 26957)
"Kênh đào Suez là một tuyến hàng hải quan trọng nối liền Âu châu với Á châu và mang lại cho Ai Cập 5 tỉ rưỡi đô la trong năm 2014. Kênh mới” là kênh cũ được nới rộng để các chiếc tàu có thể chạy cạnh nhau như trên xa lộ hai lằn, thay vì chỉ có một lằn như hiện nay." "Đô đốc Mameesh cho biết chưa đầy 10 năm nữa con kênh được nới rộng này sẽ mang lại cho Ai Cập 13 tỉ đô la mỗi năm."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19087)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng việc Hạ viện không thông qua một dự luật hỗ trợ người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định thương mại toàn cầu sẽ "gây thiệt hại trực tiếp cho khoảng 100.000 người lao động và cộng đồng của họ."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 18973)
"Nhà kinh tế Spencer Dale của BP cho rằng "cuộc cách mạng đá phiến" chính là nguyên nhân khiến sản lượng dầu của Mỹ tăng đột biến, giúp các nhà sản xuất của Mỹ "đi tắt vượt mặt" Ả-rập Saudi."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 18832)
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop hôm, 11/06/2015 nói: « có thể gây căng thẳng, gây ra những tính toán hay xét đoán sai lầm để cuối cùng kết thúc bằng một hình thức xung đột nào đó ».
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 19934)
"Lần này Phạm Trường Long sẽ nói gì với Ash Carter về Biển Đông. Tháp tùng ông Long có Đô đốc Tôn Kiến Quốc, người vừa làm trưởng đoàn quân đội Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la, Ngô Xương Đức - Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tống Phổ Tuyển, Thượng tướng - Tư lệnh đại quân khu Bắc Kinh."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 20411)
- Lý do thứ nhất xuất phát từ mối lo ngại phải duy trì vị thế cường quốc năng lượng và tài nguyên của thế giới. Ông Putin đã nhận thấy sức tiêu thụ dầu và khí đốt tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ tăng rất mạnh trong 20 năm tới. - Lý do thứ hai, Nga đang bắt đầu gia tăng giao thương và hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả Đông Nam Á, nhằm củng cố ảnh hưởng chính trị. - Cuối cùng, Nga đang đặt cược rằng thế kỷ 21 là “thời của châu Á”, và Moscow cho rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia tạo ra thay đổi về trật tự trong khu vực, cũng như trên thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tàu ngầm C-Explorer 5, chuẩn bị lặn xuống Vịnh
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18857)
"Chiến dịch quy mô do Hải quân và lực lượng tuần duyên Ý điều phối đã huy động cả tàu chiến của một số quốc gia khác như Anh, Ai Len, Đức và Tây Ban Nha trong hai ngày 06 và 07/06/2015 đã cứu hộ 14 con tàu với rất nhiều thuyên nhân đang gặp khó khăn ở ngoài khơi Libya."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 21122)
"Về mặt danh nghĩa, căn cứ Mỹ muốn thiết lập ở Campuchia là nơi đặt các thiết bị hậu cần kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ. Hiện tại do Washington và Phnom Penh chưa có bất kỳ hiệp định nào về đặt căn cứ nước này trên lãnh thổ nước kia, Mỹ đang đề xuất với Campuchia và hai bên sẽ đàm phán về vấn đề này, sau đó mới tiến hành triển khai trên thực địa."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 20333)
"Cùng với bia, xúc xích và màn biểu diễn từ những người đàn ông trong chiếc quần yếm truyền thống, Tổng thống Obama nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ thủ tướng Đức tại làng Kruen ở vùng Bavaria, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 - 7 cường quốc hàng đầu thế giới. G7 đã loại Nga ra khỏi năm 2014 sau khi Nga "thôn tính" bán đảo Crimea. Trong kỳ tranh cửa chức vụ TT Hoa Kỳ, nụ cười "hiền và tươi" của Obama đã thu hút được vô số cảm tình, vô số phiếu."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 19885)
"Đài tiếng nói Đức ngày 8 tháng 6 đưa tin, vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã đạt được đồng thuận quan trọng về mục tiêu bảo vệ khí hậu, đồng thời trong tuyên bố bế mạc quan ngại về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông. Đối với Nga, nhà lãnh đạo các nước không chỉ quyết định tiếp tục loại Nga ra khỏi ngưỡng cửa Hội nghị thượng đỉnh G7, mà còn có kế hoạch áp dụng thái độ cứng rắn hơn."
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 21712)
"Ấn Độ và Pakistan có chung một lịch sử đầy xung đột. Trước khi rút khỏi tiểu lục địa Ấn Độ vào năm 1947, người Anh đã kịp vạch ra đường ranh giới chia vùng Punjab đất đai phì nhiêu ra thành các thành phố Amritsar của Ấn độ và Lahore của Pakistan ngày nay."
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 20468)
"Đây là một phiên bản tái tạo giống thật. Tại khu vực cảng nhỏ bé Yorktown, hàng ngàn người phấn chấn tới thưởng lãm thời khắc này. Rất nhiều người trong số họ đã theo dõi quá trình xây dựng bản sao con tàu “Hermione” ngay từ lúc bắt đầu."