TT Obama: Mặt Trời vẫn mọc vào buổi sáng

09 Tháng Mười Một 20164:56 CH(Xem: 15392)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  10  NOV  2016


Mặt Trời vẫn mọc vào buổi sáng


Ts Trần Công Trục


14:54 09/11/16


image068

 (GDVN) - "Không có vấn đề gì, dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Mặt Trời vẫn sẽ mọc vào buổi sáng, và Mỹ vẫn sẽ luôn là cường quốc số một trên thế giới."


LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận nóng của ông xung quanh kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ và một số tác động dự kiến đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Biển Đông.


Tít bài do Tòa soạn đặt, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.


Vậy là sự kiện chính trị hấp dẫn, kịch tính nhất thế giới của năm đã khép lại với chủ nhân mới của Nhà Trắng, Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã xuất hiện, ngài tỉ phú Donald Trump.


Với vai trò siêu cường số 1 toàn cầu, tất cả các cuộc bầu cử Mỹ đều gay cấn, hấp dẫn, kịch tính. Nhưng cuộc bầu cử năm nay dường như đặc biệt hơn cả và cũng gây tranh cãi, thậm chí chia rẽ xã hội Mỹ và dư luận truyền thông quốc tế hơn cả.


Sự xuất hiện của tỉ phú Donald Trump ngay từ đầu đã dự báo một mùa bầu cử sôi động, nhưng càng về cuối việc ông tiến sâu vào vòng trong, càng gây ra nhiều đồn đoán, tranh cãi. Cuối cùng người dân Mỹ chọn Donald Trump.


Donald Trump là đại diện của một xu thế chính trị mới


Trước khi trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tỉ phú Donald Trump gây nhiều tranh cãi với những phát ngôn khá sốc của ông và phong cách khác hoàn toàn các chính trị gia truyền thống, lịch lãm không tì vết.


image070

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Truyền thông Hoa Kỳ cũng như truyền thông quốc tế trong đó có Việt Nam dành nhiều cảm tình và hy vọng cho bà cựu Ngoại trưởng, cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton hơn, trong đó có cá nhân người viết.


Nhưng sự đảo ngược ngoạn mục của Donald Trump và kết quả cuối cùng cho thấy, rõ ràng ông đang đại diện cho một xu thế chính trị mới mà có thể trước đó người ta chưa nhận ra được.


Bà Hillary Clinton, giống như chồng mình - cựu Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama, là một chính trị gia truyền thống xuất sắc. 


Chỉ tiếc rằng, người dân nước Mỹ đang cần một nhà lãnh đạo mới vực dậy nội lực cho Hoa Kỳ sau 8 năm ông Obama đã tập trung quá nhiều vào chiến lược đối ngoại mà quên củng cố thực lực, để Trung Quốc vượt lên ngoạn mục, đe dọa vị trí thống soái của Hoa Kỳ.


Chỉ trong vòng hơn một năm qua, Trung Quốc đã tung ra những định chế tài chính cạnh tranh lại với IMF, WB vốn do Mỹ cầm trịch, đó là Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) và thâu tóm hàng loạt thương hiệu đình đám của Mỹ và thế giới.


Về mặt quân sự, dù chưa thể sánh vai với Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc đang từng bước đẩy Mỹ vào thế bị động ở Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi phát hiện ra Mỹ chẳng làm được gì khi Nga "sáp nhập" Crimea năm 2014.


Trong khi chính sách tranh cử của bà Hillary Clinton vẫn chỉ là bảo vệ những di sản của người tiền nhiệm Barack Obama, người Mỹ cần chủ nhân mới của tòa Bạch Ốc phải nghĩ khác đi, làm khác đi, củng cố sức mạnh và giữ vững vị thế vốn có của mình. 


Họ lựa chọn Donald Trump có lẽ là vì thấy ông đủ tố chất và bản lĩnh làm điều này.


Xã hội Mỹ chấp nhận sự khác biệt như đã từng chấp nhận người da màu đầu tiên làm Tổng thống, việc họ chọn một doanh nhân thành đạt "phi chính trị truyền thống" như Donald Trump cũng không có gì lạ.


Hiện tượng Donald Trump ở Hoa Kỳ, vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu hay sự xuất hiện của ông Rodrigo Duterte ở Philippines, theo cá nhân người viết, là phản ánh của một xu thế chính trị mới, là một bước vận động của quy luật chính trị, xã hội.


Số phận của TPP và tình hình Biển Đông, khu vực sẽ diễn biến ra sao dưới thời Donald Trump?


Cả bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều phản đối TPP trong quá trình vận động tranh cử. Thực tế Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương này đang gặp khó khăn tại Quốc hội Hoa Kỳ.


image071

Donald Trump, ảnh: True Pundit


Nhiều nhà phân tích quốc tế tin rằng, nếu Donald Trump thành chủ nhân Bạch Cung, TPP sẽ không còn hy vọng. Tuy nhiên cá nhân tôi lại có niềm tin ngược lại.


Tổng thống Mỹ thứ 45 dù là ai cũng sẽ thúc đẩy thông qua TPP, vì đó vừa là lợi ích chiến lược, vừa là uy tín và danh dự của Hoa Kỳ.


Đành rằng củng cố nội lực là ưu tiên Donald Trump đặt ra và có lẽ cũng là lý do để dân Mỹ chọn ông làm Tổng thống, nhưng củng cố bằng cách nào là câu chuyện hoàn toàn khác.


Trước đây, Trump đã từng nói rằng Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico đã "cướp" việc làm của người Mỹ, và ông sẽ lấy lại chúng nếu dân Mỹ bầu ông làm Tổng thống. [1]


Nhưng trên thực tế, đối thủ của Mỹ, kẻ cướp công ăn việc làm của dân Mỹ không phải là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, mà theo cá nhân người viết chính là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, còn gọi là cách mạng khoa học công nghệ 4.0.


Một khi rô-bốt thay con người ở những ngành công nghiệp và dịch vụ trọng yếu mang lại nhiều việc làm như may mặc, chế biến thủy hải sản, chuỗi nhà hàng khách sạn, sản xuất và lắp ráp ô tô...thì không chỉ Mỹ bị đe dọa, mà cả nền kinh tế toàn cầu.


Bởi vậy những phát biểu của Donald Trump theo tôi chỉ là một thủ thuật chính trị vận động tranh cử. Việc chính phủ mới ở Mỹ sẽ làm gì sau bầu cử phụ thuộc vào các lợi ích chiến lược thực sự của họ.


Vì vậy cá nhân tôi tin rằng, TPP vẫn có cơ hội rất lớn được thông qua và đi vào thực tế vận hành khi Donald Trump lên nắm quyền. 


Trong khi nhiều người trong số chúng ta còn đang băn khoăn, lo lắng liệu TPP có được Quốc hội Mỹ thông qua hay không thì trên thực tế, Trung Quốc đã chuẩn bị cho việc này bằng cách ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để lấy nhãn mác Việt Nam cho hàng hóa của họ vào thị trường TPP. [2], [3]


Còn trên Biển Đông, Donald Trump cũng đã thể hiện khá rõ lập trường của mình trong chiến dịch tranh cử: 


Tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ và triển khai nó một cách thích hợp ở Biển Đông và Hoa Đông để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc. [4]


Người viết cho rằng, thúc đẩy TPP cũng là một trong những giải pháp chủ yếu để Nhà Trắng dưới thời Donald Trump duy trì, bảo vệ chỗ đứng và vị thế của mình ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng.


Trong 2 nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Barack Obama đã làm rất tốt vai trò sứ giả hòa giải khi tìm cách rút khỏi vũng lầy Iraq, Afghanistan, bình thường hóa quan hệ với Cuba và đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.


Rất có thể Donald Trump sẽ kế tục chính sách ấy của ông bằng cách đàm phán trực tiếp với CHDCND Triều Tiên để tháo ngòi nổ căng thẳng ở Đông Bắc Á. Đó là suy nghĩ và cũng là hy vọng của cá nhân người viết.


Tất cả các cuộc chiến tranh, xung đột khu vực hay toàn cầu xưa này đều là hậu quả tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa các siêu cường thông qua đối đầu thay vì đối thoại.


Tuy nhiên với xu hướng chính trị muốn đối thoại với Nga, Trung Quốc thay vì đối đầu, nhiều khả năng Donald Trump sẽ đóng vai trò tháo ngòi nổ xung đột, chiến tranh với 2 siêu cường Nga - Trung Quốc khi ông lên nắm quyền Tổng thống.


Chiến thắng của Donald Trump cũng cho thấy, tư duy chính trị và các học thuyết chính trị truyền thống trên thế giới và ngay trong lòng nước Mỹ đã bộc lộ những bất cập, không giải quyết được các mâu thuẫn thời đại đặt ra trong thực tiễn.


Barack Obama đã có những nhận xét không mấy tốt đẹp về Donald Trump trong quá trình vận động tranh cử, vì trách nhiệm của một thành viên đảng Dân chủ với ứng viên đảng mình Hillary Clinton. Đó là việc thường tình.


Nhưng trong sáng hôm nay, khi có dự cảm "chẳng lành" về khả năng cựu Ngoại trưởng khó có thể vượt qua tỉ phú Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông đã lên tiếng trấn an người dân Mỹ đang chia rẽ vì kết quả bầu cử:


"Không có vấn đề gì, dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Mặt Trời vẫn sẽ mọc vào buổi sáng, và Mỹ vẫn sẽ luôn là cường quốc số một trên thế giới." [5]


Câu nói này của ông Obama để lại trong lòng người viết rất nhiều cảm xúc sau khi ông đã "chạm đến trái tim" hàng triệu người dân Việt Nam trong chuyến thăm chính thức nước ta.


Vậy là Nhà Trắng đã có chủ nhân mới và người đó không phải là người Barack Obama mong muốn, nhưng ông đã làm tất cả những gì tốt đẹp có thể làm cho nước Mỹ và cho người kế nhiệm.


Dù bùi ngùi, nhưng bữa tiệc nào chẳng đến lúc phải chia ly? Nhưng có gì đáng lo khi biết rằng, ngày nào Mặt Trời cũng vẫn mọc vào buổi sáng?


Tài liệu tham khảo:


[1]http://thanhnien.vn/the-gioi/donald-trump-nhai-lai-luan-dieu-viet-nam-cuop-viec-lam-cua-dan-my-670949.html


[2]http://www.reuters.com/article/vietnam-china-trade-idUSL4N19Y2XQ


[3]http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Vui-mung-va-cay-dang-post165785.gd


[4]https://www.donaldjtrump.com/positions/us-china-trade-reform


[5]http://fortune.com/2016/11/08/election-president-obama-calms-fears/?xid=time_socialflow_facebook


Ts Trần Công Trục

10 Tháng Tám 2014(Xem: 21142)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20954)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21284)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20491)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20496)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24866)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21460)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20924)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23566)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21123)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17964)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20457)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20615)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.