Đức Đạt Lai Lạt Ma trấn an tín hữu về sức khỏe của mình

21 Tháng Hai 201610:22 CH(Xem: 18830)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 22 FEB  2016

Đức Đạt Lai Lạt Ma trấn an tín hữu về sức khỏe của mình

image016

Đức Đạt Lai Lạt Ma lắng nghe một diễn giả phát biểu tại một sự kiện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 4 tháng 1, 2016.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trấn an hàng ngàn tín hữu rằng sức khỏe của ông vẫn tốt, dù đang được điều trị tại một trung tâm y tế hàng đầu tại Mỹ.

Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng 80 tuổi phát biểu trước hơn 3.000 tín hữu hôm Chủ nhật tại Trung tâm Hội nghị Minneapolis.

Ông nói với đám đông bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây Tạng rằng ông đang được điều trị những vấn đề về tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Mayo ở thành phố Rochester, bang Minnesota. Thay vì hành hương đến đó, ông đã quyết định đến thành phố Minneapolis, 140 km về phía bắc Rochester, để đón Tết của người Tây Tạng với các tín hữu.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về những giá trị, lòng từ bi và sự khiêm nhường. Ông nói với cử tọa rằng khả năng từ bi của con người là điều cốt yếu để thúc đẩy hạnh phúc, bình an và sức khỏe thể chất.

Trung Quốc đã cai trị Tây Tạng bằng bàn tay sắt kể từ khi quân đội Cộng sản chiếm khu vực này vào năm 1950. Bắc Kinh coi Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đào tị sống lưu vong ở Ấn Độ vào năm 1959, là người chủ trương ly khai nguy hiểm muốn một Tây Tạng độc lập.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần bác bỏ những tuyên bố đó và đã vận động cho quyền tự chủ lớn hơn của Tây Tạng ở Trung Quốc thông qua đối thoại với Bắc Kinh./

VOA 22.02.2016

+++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đức Dalai Lama

 

image017

Đức Dalai Lama trả lởi phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc 2003. Ảnh Thanh Huy

 

image018

Ảnh trên: Nhà báo Lý Kiến Trúc vinh dự có được cơ duyên đại hạnh ngộ với Đức Dalai Lama hai lần tại nam California (1999 & 2009). Trong một buổi họp báo tại Long Beach, Ngài đã trả lời câu hỏi của báo Văn Hóa và ký tặng vào bức ảnh chân dung Ngài do Lý Kiến Trúc chụp.

LONG BEACH ARENA (VH)- Trong cuộc họp báo do ban tổ chức Geden Shoeling Tibetan Manjushri Buddhist Center (Westminnter City) tổ chức tại phòng họp báo Longbeach Arena trưa Thứ Sáu 25 tháng 9, 2009, nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm Văn Hóa Magazine đã phỏng vấn Đức Dalai Lama 01 câu hỏi nguyên văn như sau:

Dear His Holiness The Dalai Lama,

My name is Ly Kien Truc, a Vietnamese-American journalist, is also a declared Buddhist. At present time, there are approximately 60,000,000 (sixty million) Buddhist in Vietnam. I have a wish that someday you would be able to visit Vietnam to bring the blessings to my country and its people.

Do you have any future plans to visit Vietnam? And has anyone or any organization, or even the Vietnamese government, expressed the interest to invite you to visit Vietnam?

Thưa Ngài Dalai Lama;

Tôi là Lý Kiến Trúc, một nhà báo Việt Nam quốc tịch Hoa Kỳ, là một Phật tử. Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 60 triệu người theo đạo Phật, tôi ao ước Ngài có dịp nào thuận tiện đến Việt Nam ban phước lành cho đất nước tôi. Ngài đã có ý định đến thăm nước Việt Nam không? Và đã có ai, tổ chức nào, hay chính phủ Việt Nam hiện nay đã ngỏ lời mời Ngài đến thăm Việt Nam chưa?

image019

Đức Dalai Lama và nhà báo Lý Kiến Trúc trong cuộc họp báo tại Long Beach Arena hôm Thứ Sáu 25-9-2009. Ảnh: Thanh Huy.

Câu trả lời của Ngài đã được báo Người Việt tường trình như sau:

Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Nam California: ‘Lòng tôi luôn hướng về người Tây Tạng’

Sunday, September 27, 2009

* Giới truyền thông cần ‘phụng sự cho công lý và sự thật!’

Hà Giang/Người Việt

image020

LONG BEACH - Buổi thuyết giảng tại Long Beach Convention Center, vào ngày 25 và 26 Tháng Chín của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng, lôi cuốn hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về Long Beach, thành phố có bờ biển dài nhất miền Nam California.

Trong khi không khí ở bên ngoài Long Beach Convention Center tấp nập từng đoàn người đủ mọi lứa tuổi, mọi sắc dân chen nhau đông vui như trẩy hội, thì bên trong, viên chức ngành an ninh và tình báo Hoa Kỳ toát mồ hôi với nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho buổi gặp gỡ giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với báo chí.

Một tăng sinh Đài Loan, hiện ở tại Hoa Kỳ, cho biết ông đã từ Kentucky bay đến Long Beach để tham dự buổi hoằng pháp của Đức Đạt Lại Lạt Ma. “Đây không phải là lần đầu tôi đến nghe ngài thuyết giảng.” Dù ngài giảng ở bất cứ đâu, “tôi luôn cố gắng đi nghe,” để học “áp dụng triết lý cao siêu của nhà Phật vào đời sống hàng ngày.”

Sau khi phải xếp hàng rất dài, phải trải qua cổng security, điểm danh, xét ID, và các túi hành trang được đội chó K9 dò tìm vũ khí, giới truyền thông được đưa vào phòng họp, nơi số nhân viên an ninh hiện diện cũng đông ngang với báo giới.

Buổi họp báo bắt đầu trễ hơn một giờ đồng hồ so với dự định, khiến một số phóng viên tỏ vẻ sốt ruột, nhưng ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, từ một cửa bên hông bước vào phòng.

Ngài vừa đi, vừa chắp tay hoa, vái chào mọi người.

Đối với nhiều ký giả, đây là lần đầu được diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần khả kính của người Tây Tạng.

Và đa số đã bị chinh phục ngay lập tức với thần sắc uy nghi nhưng khiêm cung của ngài.

Ân cần gửi lời chào đến cử tọa, Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo rằng mọi người đều có thể sống hạnh phúc nếu mọi người đều đối xử thành thực, công bằng với nhau và “có lòng trắc ẩn với tha nhân.” Và, với tư cách một tín đồ Phật Giáo, bổn phận của ngài là “gieo rắc tình thương” đến muôn nơi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ quan điểm của ngài về vai trò truyền thông. “Báo giới có một thiên chức lớn lao với xã hội.” Ngài nói. “Đó là phụng sự công lý và sự thật.” Để đảm nhận được trọng trách đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng, nhiều khi ký giả “không thể chỉ tường trình, mà còn phải điều tra.”

Rồi ngài nói đùa: “Do đó các ký giả phải có những chiếc mũi ‘dài như vòi con voi,’ đôi tai có thể ‘nghe được tiếng côn trùng,’ phải đeo ‘thêm một đôi mắt ở sau lưng,’ và có một cái đầu ‘luôn luôn thắc mắc.’”

Phóng viên Người Việt đặt câu hỏi, giữa vai trò lãnh đạo tôn giáo, và lãnh đạo quốc gia, vai trò nào “nhiều thử thách hơn.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết từ nhỏ ngài đã được trau dồi để trở thành một lãnh đạo tôn giáo, và “không hề được huấn luyện để trở thành một chính trị gia.” Vì thế, khuynh hướng tự nhiên của ngài là “hướng về toàn thể chúng sinh”. Tuy nhiên, “ở một mặt khác, lòng tôi cũng luôn hướng về người dân Tây Tạng,” vì “khi chúng tôi mất độc lập, phải sống kiếp sống lưu vong, chắc chắn cũng phải có những khắc khoải nào đó.”

Trả lời câu hỏi kế tiếp của Người Việt về nguyện vọng tha thiết nhất của ngài cho người dân Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời ngay: “Một nền dân chủ thực sự.” Ngài giải thích thêm, “từ năm 2001, chúng tôi đã bầu ra lãnh đạo của Tây Tạng theo thể chế dân chủ, vị này lãnh đạo được hai nhiệm kỳ,” và chúng tôi sẽ phải “chuẩn bị cho một cuộc bầu cử nữa vào năm 2011.”

Ngài tin rằng “người Tây Tạng phải được bầu ra người lãnh đạo của họ theo thể chế dân chủ,” và “đã có nhiều nỗ lực dân chủ hóa Tây Tạng từ nhiều năm nay.”

Nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm báo Văn Hóa, đặt câu hỏi liệu ngài có dự tính đến thăm Việt Nam và chúc phúc cho 60 triệu tín đồ Phật tử, Đức Đạt Lai Lạt Ma đùa ý nhị: “Không có thư mời!” (“There is no invitations”)

Giữa những tiếng cười rộ trong phòng, ngài giải thích thêm, ngay cả tại những quốc gia đang theo chế độ Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi mà đời sống tôn giáo bị kềm chế, “tôi tin rằng sâu thẳm trong trái tim những nhà lãnh đạo này, họ vẫn tin vào một đấng Thượng Đế, nhưng họ chỉ chưa thắng được những ham muốn của chính mình.”

“Đó là lý do tại sao tôi đi khắp nơi để thuyết giảng!”

Một phóng viên của tờ Tibetan Times hỏi rằng ngài đã từng phát biểu “mong sao chính quyền Trung Quốc ngày càng mỏng đi,” vậy dự tính kế tiếp của ngài là gì. Đức Đạt Lai Lạt Ma cười và trả lời: “Tôi từng được gặp một số trí thức và học giả Trung Quốc, họ rất chân thành, rất hiểu, và rất đạo đức,” “những người này vào được chính quyền thì rất tốt.”

Tuy nhiên, “ngay tại Trung Quốc, cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau.”

Đa số các câu hỏi còn lại của buổi họp báo kéo dài đúng 30 phút xoay quanh vấn đề tự trị của Tây Tạng, và mặc dầu các ký giả không nhắc nhiều đến hai chữ Trung Quốc, đa số đều tỏ ra thấu hiểu tình cảnh của người dân Tây Tạng, và ủng hộ nỗ lực đấu tranh để dân chủ hóa đất nước họ.

Trước khi chấm dứt buổi họp báo, Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa nhắc nhở giới truyền thông về “trách nhiệm xã hội” của họ: “Phụng sự cho công lý và sự thật!”/

10 Tháng Tám 2014(Xem: 21141)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20953)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21283)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20490)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20493)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24866)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21459)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20922)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23559)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21122)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17960)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20453)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20615)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.