Israel - Palestine: "Oan oan tương báo"

03 Tháng Giêng 201610:26 CH(Xem: 22926)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 04 JAN 2016

Oan oan tương báo

image033

image031

image036

 (GDVN) - Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước này chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu.

The Telegraph ngày 15/12/2015 đưa tin, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Chính sách Palestine (PCPSR) cho thấy, có 67% người Palestine ở Gaza và Bờ Tây được hỏi, ủng hộ việc sử dụng dao để tấn công quân đội và dân thường Israel, và kết quả là 21 người Israel bị giết chết trong hai tháng qua.

Từ những vụ thảm sát đó, quân đội Israel đã trả đủa và hậu quả là 100 người Palestine bị bắn chết. Việc tấn công và trả đũa lẫn nhau giữa Israel và Palestine đã xảy ra từ lâu và vẫn tiếp diễn, làm cho máu của hai dân tộc này nhuốm đỏ cả màu xanh hy vọng cho hòa bình của họ.

Hàng trăm lần nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Israel – Palestine bị Mỹ phủ quyết, như một sự dung túng cho hành động tàn nhẫn của Israel chống người Palestine và đã bị dư luận thế giới phẫn nộ, lên án.

image038

Người Palestine ném bom xăng vào lực lược an ninh Israel. Ảnh: AP

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, thì nguyên nhân không hẳn chỉ do phía Israel, mà ngay phía người Palestine, khát vọng hòa bình của họ cũng bị chính họ làm cho nhạt nhòa trong những hoạt động bạo lực chống nhà nước Do Thái. 

Hậu quả là phần thiệt hại lớn hơn luôn thuộc về họ, cả về sinh mạng lẫn quyền lợi khi bị Israel trả đũa và khống chế. Vậy nhưng điều đó vẫn không chấm dứt, người Palestine vẫn chiến đấu mà nhìn vào hầu hết dư luận đều không cho rằng mục đích là vì nền hòa bình cho chính họ. Vậy họ chiến đấu cho cái gì, vì điều gì?

Bát nước đổ đi

Cần nhắc lại rằng, sau khi 33 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết 181 về thành lập hai nhà nước Palestine và Israel vào ngày 29/11/1947, thì lúc 16h (giờ GMT) ngày 14/5/1948, Israel thông qua bản Tuyên ngôn lập quốc, chính thức tuyên bố cho sự ra đời một nhà nước Do Thái, sau gần 2000 năm tồn tại của dân tộc nổi tiếng về sự thông minh này, theo Encarta Encycolpedia, Israel. 

Có thể thấy rằng nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc về thành lập hai nhà nước Palestine và Israel là cơ hội có một không hai trong lịch sử của cả hai dân tộc, nhưng tiếc thay chỉ có người Do Thái tận dụng và tận dụng được. Vì thế, trong khi người Do Thái tập trung xây dựng và bảo vệ đất nước thì người Palestine lại lo đấu tranh nhằm xóa bỏ giá trị của nghị quyết lịch sử ấy của Liên Hợp Quốc.

Nếu không có Chiến tranh Lạnh với những toan tính từ hai phía cho những lợi ích chính trị của mình thì người Palestine sẽ không còn bất cứ cơ hội nào cho việc thành lập một nhà nước của riêng họ, đơn giản là họ đã vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc, nên trong thế giới đơn cực, họ dễ dàng bị tước bỏ quyền lợi.

May mắn thay, sau nhiều năm tranh đấu và được quốc tế hỗ trợ cũng như có sự nhượng bộ từ phía Israel, năm 1993 Hiệp định hòa bình tại Oslo (Na Uy) được ký kết, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, dẫn đến việc ra đời Chính quyền quốc gia Palestine, cơ sở cho việc thành lập Nhà nước Palestine trong tương lai, theo BBC ngày 7/4/2006.

 image040

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Israel Israel Yitzhak Rabin cùng Tổng thống Palestine Yasser Arafat tại lễ ký kết Hiệp định hòa bình Oslo.  Ảnh: The New York Times.

Tuy nhiên, dư luận thế giới có lẽ không bao giờ có thể quên được, để có được hiệp định lịch sử ấy thì nhân vật chính đóng vai trò kiến tạo hòa bình cho người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã phải đánh đổi tính mạng của mình trong một vụ ám sát kinh hoàng. Mà kẻ sát hại ông lại là người Hồi giáo – thật oan ngiệt. 

Nếu ai đã từng trải qua cảm xúc khi nghe truyền thông quốc tế loan tin Thủ tướng Rabin bị ám sát vì kẻ chống đối hiệp định mà ông kiến tạo mang lại hòa bình cho chính họ, thì mới cảm thấy để có được hòa bình cho hai dân tộc Do Thái và Palestine khó khăn như thế nào.

Nhưng không nhiều người Palestine nhìn nhận đó là may mắn của họ, mà họ vẫn tiếp tục thực hiện những hành động bạo lực của mình. 

Cho đến lúc này, hai người ký kết bản hiệp định lịch sử nhằm mang lại hòa bình cho người Do Thái và người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yaser Arafat đều đã là người thiên cổ, nhưng hòa bình cho hai dân tộc thì vẫn cứ xa vời.

Có thể nhìn nhận rằng sẽ không bao giờ có một hiệp định như Hiệp định hòa bình Oslo nữa vì tình hình thế giới bây giờ đã khác, vị thế của Palestine cũng đã khác và đặc biệt là niềm tin vào khát vọng hòa bình của người Palestine đã nhạt nhòa trong suy nghĩ của những người mong muốn kiến tạo nên nó. 

Ảo tưởng

"Chúng tôi không bao giờ công nhận chính quyền Do Thái và sẽ tiếp tục phong trào kiểu jihad của chúng tôi cho tới khi giải phóng được Jerusalem", AP dẫn lời Ismail Haniyeh – đại diện tổ chức Hamas - Thủ tướng Chính quyền Palestine ngày 18/12/2006. 

Cho dù lúc này Hamas không còn là đại diện trong chính quyền Palestine nhưng Hamas lại đang quản lý vùng đất Gaza rộng lớn, được sự ủng hộ của phần đông người dân Palestine và họ vẫn không từ bỏ mục đích bạo lực nhằm lật đổ nhà nước Do Thái. 

Rõ ràng đây là một mục đích thiếu thực tế, không muốn nói là hoang tưởng. Thứ nhất là nó vi phạm nghị quyết 181của Liên Hợp Quốc về việc thành lập hai nhà nước của người Palestine và người Do Thái nên sẽ không được ủng hộ về mặt công luận. Thứ hai, nó kích động sử dụng bạo lực nên không được dư luận thế giới đồng tình. 

image041

Những chiến binh của tổ chức Hamas. Ảnh: The Daily Star

Thứ ba, Israel là một thực thể chính trị hoàn thiện, một nhà nước có sức mạnh. Ai cũng biết cùng với Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Israel là một trong hai quốc gia phi thường về xây dựng và phát triển đất nước. Thậm chí, Israel còn đứng trên vì Israel không có được hòa bình và yên ổn như Nhật Bảnt ừ đó đến nay. Vì vậy, nhà nước Do Thái rất mạnh mẽ. 

Bên cạnh đó, Isreal còn có sự bảo trợ của Mỹ để đương đầu với thế giới Ả Rập mà phần lớn được Liên Xô bảo trợ. Vì vậy người Palestine không thể đủ khả năng thực hiện mong muốn của họ. Và điều đó đã được chứng minh từ khi lập quốc đến nay, với hàng chục cuộc chiến tranh giữa duy nhất Israel với cả thế giới Ả Rập và phần thắng hầu hết thuộc về nhà nước Do Thái.

Vì vậy, thay vì tập trung vào việc xây dựng đất nước và hoàn thiện thể chế chính trị của mình, để có thể gia nhập Liên Hợp Quốc với tư cách là một quốc gia độc lập, thì người Palestine mà cụ thể những nhóm vũ trang cực đoan được phần lớn người Palestine ủng hộ lại cứ tập trung vào đấu tranh cho một mục đích không nhân văn và thiếu thực tế. 

Nhiều ý kiến cho rằng, nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc không công bằng nên người Palestine không chấp nhận. Điều đó còn rất nhiều tranh cãi, tuy nhiên phải thấy rằng, trước khi có nghị quyết 181 thì chưa có một quốc gia của người Palestine trong lịch sử, dù trước hay sau khi có sự cai trị của người Anh đối với vùng đất này.

Do vậy, nghị quyết của Liên Hợp Quốc là cơ sở pháp lý cho việc ra đời nhà nước Palestine mà chắc chắn sẽ được quốc tế công nhận và người Palestine vẫn có thể tiếp tục đấu tranh bằng chính thể của mình để giành thêm nhiều quyền lợi cho quốc gia, cho dân tộc mình. Nếu biết rằng, để được quốc tế công nhận một chính thể không phải dễ dàng thì mới thấy đây là một lợi thế cho Palestine.

Che khuất tương lai 

Vì không công nhận nhà nước Israel nên Hamas và các tổ chức vũ trang khác của người Palestine khước từ mọi giải pháp hòa bình, và để thành lập một nhà nước Palestine, họ cho rằng không có con đường nào khác ngoài việc tiến hành cuộc thánh chiến. Đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel, theo tài liệu của Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hành động bạo lực của người Palestine cũng đã giết hại người dân Palestine. “Trong giai đoạn 10 năm từ 1993 tới 2003, 16% thiệt hại nhân mạng dân sự Palestine là do các cá nhân hay các nhóm vũ trang Palestine gây ra” theo The Humanist, ngày 19/2/2006.

image042

Tổng thống Mahmoud Abbas không kiểm soát được tình hình Palestine. Ảnh: BBC

Trong khi Chính quyền Palestine mà nòng cốt là tổ chức Fatah ôn hòa được quốc tế nhìn nhận thì lại không được sự ủng hộ của nhiều người Palestine và chỉ quản lý một vùng đất nhỏ bé ở vùng Bờ Tây sông Jordan. Từ đây có thể thấy rằng, tương lai cho người Palestine là hết sức mờ mịt và hòa bình cho người Do Thái và người Palestine chưa thể biết khi nào mới có được. 

Mấy chục năm nay, mỗi khi nói về Palestine là dư luận thế giới lại xót xa cho hoàn cảnh dân tộc này. Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước này chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu. Gần 70 năm sau ngày đứng lên kháng chiến, người dân Palestine chưa biết khi nào kháng chiến sẽ thành công.

Nhân dân thế giới ngậm ngùi thương cảm cho nhân Palestine, còn người dân Palestine thì ngột ngạt với cuộc sống hàng ngày mà không thể thoát ra và không biết ngày mai sẽ ra sao. Cuộc sống bế tắc là những gì người ta biết về Palestine trong mấy chục năm qua, và tương lai mù mịt là những gì người ta nói về Palestine.

Tuy nhiên, dù có thương cảm và xót xa cho số phận của người Palestine, nhưng trong mấy chục năm qua dư luận thế giới đã có nhiều sự bất đồng trong việc ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ với người Palestine mà nguyên nhân chính là việc sử dụng bạo lực và ủng hộ sử dụng bạo lực tấn công vào một dân tộc khác cho mục đích hòa bình của chính mình.

Đã có nhiều nghị quyết của Liên Hợp Quốc và sẽ còn có nhiều nghị quyết nữa của tổ chức này hướng về người Palestine, nhưng sẽ không có nghị quyết nào ủng hộ người Palestine sử dụng bạo lực, cũng sẽ không có nghị quyết nào xóa bỏ một nhà nước khác để cho ra đời một nhà nước Palestine. Đó là điều có thể khẳng định chắc chắn.

Vì vậy, trong bế tắc và khó khăn, dư luận thế giới luôn chờ đợi vào sự thực tế trong nhận thức, nhân văn trong hành động của người Palestine để có được những gì tốt nhất cho mình, cho tương lai của đất nước mình, dân tộc mình.

Điều đó tưởng chừng rất gần vì nó nằm trong sự tự quyết của chính người Palestine, nhưng với kết quả mà PCPSR có được thì điều đó lại rất xa vời, mà chính ông Mahmoud Abbas, Tổng thống Palestine đã phải thốt lên: “Bạo lực được thực hiện bởi những người trẻ tuổi đã đưa đến  sự tuyệt vọng cho giải pháp tồn tại song soag hai nhà nước Israel - Palestine", theo The Telegraph.

Ngọc Việt 02/01/16 12:44
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20952)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21280)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20490)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24863)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20917)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23553)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21118)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17959)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20449)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20613)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.