Tổng thống Obama nhấn mạnh cam kết của Mỹ tại Châu Phi

28 Tháng Bảy 201511:32 CH(Xem: 18272)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 29 JULY 2015
image027
image029
image031
image033
image035
image037
image039
image041
image043
image045
image047

Photos: Google images

Tổng thống Obama nhấn mạnh cam kết của Mỹ tại Châu Phi
 image049
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi ở Addis Ababa, Ethiopia, ngày 28/7/2015.

Aru Pande

VOA 28.07.2015

ADDIS ABABA - Tổng thống Barack Obama hôm nay chấm dứt chuyến viếng thăm lịch sử của ông đến Đông Phi, trở thành nhà lãnh đạo đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ đọc diễn văn tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi ở thủ đô Ethiopia. Thông tín viên đài VOA Aru Pande tường thuật từ Addis Ababa.

Theo dự liệu, trong bài diễn văn tại Addis Ababa, Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định quyết tâm làm việc với Châu Phi về một loạt các vấn đề, từ y tế toàn cầu cho đến biến đổi khí hậu.

Năm ngoái, khi dịch Ebola bùng phát đến cao điểm tại Tây Phi, Hoa Kỳ đã triển khai gần 3.000 nhân viên quân sự để giúp ngăn chận sự lây lan của virút đã làm hơn 9.000 người thiệt mạng tại Guinea, Sierra Leone và Liberia. Dù các binh sĩ Mỹ đã trở về nước vào đầu năm nay, Tổng thống Obama nói nỗ lực khống chế những vụ bộc phát dịch bệnh như vậy vẫn còn lâu mới chấm dứt.

Ngày hôm nay, khi nhà lãnh đạo Mỹ chuẩn bị đọc diễn văn tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi, chính phủ Hoa Kỳ loan báo kế hoạch đầu tư hơn 1 tỉ đô la để mở rộng Kế hoạch An ninh Y tế Toàn cầu nhằm ngăn ngừa, phát hiện, và ứng phó với sự bùng phát của các căn bệnh truyền nhiễm tại 17 quốc gia, với hơn một nửa số tiền này dành riêng cho Châu Phi.

Ngày hôm nay Tổng thống Obama đi thăm nhà máy chế biến thực phẩm Faffa tại Addis Ababa, được sự hỗ trợ của sáng kiến của chính phủ Mỹ có tên là Nuôi dưỡng Tương lai nhằm tăng tiến an ninh lương thực để chống đói nghèo và suy dinh dưỡng.

Theo Tòa Bạch Ốc, nhà máy Faffa sản xuất mỗi năm 25.000 tấn thực phẩm bổ xung, trong đó có sữa bột pha trộn vitamin và các khoáng chất và thực phẩm cho trẻ em. Một số sản phẩm của Faffa được bán cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hiệp quốc để phân phối cho những khối dân dễ bị ảnh hưởng và những người tị nạn dọc theo biên giới Somalia và Nam Sudan. Faffa cũng là nhà cung cấp thực phẩm cho trẻ em Ethiopia.

Ngày hôm nay chính phủ Mỹ loan báo một khoản đầu tư trị giá 140 triệu đô la vào chương trình Nuôi dưỡng Tương lai nhằm cung cấp cho nông dân tại 11 nước Châu Phi những loại hạt giống chịu được biến đổi khí hậu,  trong đó có bắp, rau, gạo và lúa mì. Chính phủ nói sáng kiến này sẽ mang lại lợi ích cho hơn 11 triệu hộ gia đình tại Châu Phi trong vòng 3 năm tới.

Tổng thống Obama nói “Mục tiêu là gia tăng một cách mạnh mẽ năng suất của các nông dân tại Châu Phi vì điều chúng ta được biết là một tỉ lệ cao người Châu Phi vẫn còn có lợi tức từ nông nghiệp và hầu hết những người này đều có những miếng đất rất nhỏ, và không có nhiều công nghệ. Tuy nhiên với một ít những sự can thiệp khôn khéo, với một ít những sự giúp đỡ, họ có thể có được những sự cải thiện năng suất vô cùng to lớn.”

Tổng thống Obama cũng sẽ nêu lên vấn đề biến đổi khí hậu trong bài diễn văn của ông tại Liên hiệp Châu Phi ngày hôm nay, sau khi thảo luận với Chủ tịch Liên hiệp Châu Phi Nkosazana Dlamini Zum.

Bài diễn văn của Tổng thống Obama tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi kết thúc chuyến viếng thăm 5 ngày đến Kenya và Ethiopia.

Ngày hôm qua Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Ethiopia  Hailemariam Desalegn để tiến hành cuộc thảo luận mà ông cho là “những cuộc thảo luận thẳng thắn”, bao gồm việc thúc đẩy chính phủ Ethiopia cho phép nhà báo và các đảng đối lập được hoạt động tự do hơn. Ông nói tạo không gian cho những tiếng nói này “sẽ củng cố hơn là ngăn cản” nghị trình của đảng cầm quyền.

Thủ tướng Hailemariam nói Ethiopia cam kết cải thiện nhân quyền và cai trị “Cam kết của chúng tôi đối với dân chủ là thật, không phải chỉ ở bề ngoài.”

Ngày hôm qua, Tổng thống Obama cũng đề cập khá nhiều về cuộc nội chiến tại Nam Sudan. Ông nói trước một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Kenya, Uganda, Ethiopia và Liên hiệp Châu Phi là tình trạng tại Nam Sudan trở nên “tệ hại hơn nhiều.” Ông nói thêm là Tổng thống Nam Sudan và các nhà lãnh đạo đối lập rất bướng bỉnh và chỉ chú trọng tới lợi ích riêng của họ thay vì lợi ích của đất nước.

Tòa Bạch Ốc cho biết ngày hôm qua các nhà lãnh đạo trong cuộc họp đã đồng ý là các nhà lãnh đạo Nam Sudan cần đạt được một thỏa thuận hòa bình vào hạn chót là ngày 17 tháng 8 này. Một viên chức Mỹ nói với các phóng viên là các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những biện pháp trừng phạt nếu không có thỏa thuận, bao gồm những chế tài và triển khai lực lượng can thiệp của khu vực.

Ông Obama là tổng thống tại chức đầu tiên của Mỹ đến thăm Ethiopia. Cùng với những cuộc thảo luận song phương ngày hôm qua, Tòa Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ có ý định cung cấp ít nhất 40 triệu đô la viện trợ để chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động tại Đông Phi cộng thêm với số tiền 465 triệu đô la đã được đề nghị để thực hiện các chương trình huấn luyện, trang bị, xây dựng năng lực nhằm chống lại các phần tử cực đoan bạo động tại Châu Phi.

Ngày hôm qua, Tổng thống Obama nói với các phóng viên là Ethiopia đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc chống lại tổ chức hiếu chiến al-Shabab của Somalia. Ông cũng ca ngợi thành tích kinh tế của Ethiopia, trong đó có việc đưa hàng triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói cùng cực.

Các tổ chức nhân quyền đã thúc giục  Tổng thống Obama yêu cầu cải cách tại Ethiopia, nơi chính phủ kiểm soát 100% ghế tại quốc hội và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động truyền thông.

Trước khi đến Ethiopia, Tổng thống Obama đã đi thăm 2 ngày Kenya, quê của thân phụ ông, nơi ông được ca ngợi như một người con cưng của đất nước.

Trong một bài diễn văn đọc trước khi rời khỏi Kenya ngày Chủ Nhật, Tổng thống  nói Kenya  đang ở ngả tư đường “đầy đau khổ, nhưng cũng có nhiều hứa hẹn to lớn.”

Tại Nairobi, Tổng thống Obama ca ngợi những thành tựu của Kenya trong việc giành được độc lập vào năm 1963, trong đó có việc chấm dứt sự cai trị độc đảng và vượt qua được những bạo động về bộ tộc và sắc tộc làm nhiều người thiệt mạng vào năm 2007 và lan tràn trên cả nước trong nhiều tháng. Tổng thống Obama nói “Người dân Kenya chọn cách không bị định đoạt bởi thù hận, các bạn đã chọn một lịch sử tốt đẹp hơn.”

XEM THÊM:

Châu Phi: Chiến trường mới của Mỹ-Trung

(NDH) Châu Phi từ lâu đã là “chiến trường” của những cường quốc trên thế giới và hiện tại hai gã khổng lồ đang có cạnh tranh ác liệt nhất tại khu vực này là Trung Quốc và Mỹ.

Chính quyền Bắc Kinh đang chi tiêu đầu tư rộng rãi nhằm khai thác tài nguyên trên thế giới và tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ của Châu Phi. Trong khi đó, chính quyền Washington đơn giản chỉ muốn thúc đẩy thêm những cơ hội kinh doanh tại đại lục này.
 image051
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Cả Trung Quốc và Mỹ đều mong muốn thu được lợi nhuận khi đầu tư vào Châu Phi, nhưng liệu những khoản đầu tư này có đem lại lợi ích cho người dân ở đây không thì vẫn còn nhiều băn khoăn

Tăng 40 lần

Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi đã tăng gấp 40 lần kể từ năm 2003 trong khi các tập đoàn quốc doanh thực hiện các dự án ngày càng nhanh chóng tại tất cả các quốc gia trong khu vực này. Hầu hết những dự án lớn của Trung Quốc đều tập trung vào cơ sở hạ tầng như xây dựng đập thủy điện trên sông Nile hay đường cao tốc nối đến các khi khai thác dầu khí và hệ thống đường sắt để chở quặng sắt.
 image053
Chính quyền Bắc Kinh cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Phi đã xây dựng Quỹ Phát triển Châu Phi (AGTF) trị giá 2 tỷ USD.

Trung Quốc đã từng bị chỉ trích vì nhập khẩu lao động từ nước họ cho các dự án chứ không đào tạo nhân công tại Châu Phi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước này đã bắt đầu xây dựng các nhà máy sản xuất hàng may mặc nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ trong tình hình tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tại đây.

Trong khi đó, đầu tư của Mỹ vào Châu Phi được định hướng chủ yếu vào khu vực kinh tế tư nhân và tập trung tại một số quốc gia như Liberia, Mauritius và Nam Phi. Vì vậy, Tổng thống Barack Obama kỳ vọng các doanh nghiệp Mỹ sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa vào châu lục này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ-Phi ở Washington tháng 8/2014, các công ty Mỹ đã cam kết đầu tư 14 tỷ USD vào đây. Năm 2013, dự án Điện năng Châu Phi (PA) được xây dựng nhằm phát triển hệ thống điện và các trạm phát điện tại 6 nước trong khu vực. Các công ty Châu Phi và đối tác Mỹ đứng đầu về công nghệ, như General Electric, sẽ tham gia tiến hành dự án với khoản đầu tư 7 tỷ USD kèm các khoản vay ưu đãi khác.

Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm ông Obama viếng thăm Châu Phi mới đây, dự án Điện năng Châu Phi vẫn chưa được đóng góp được chút nào cho hệ thống lưới điện quốc gia và tình trạng thiếu điện tại châu lục này vẫn ngày càng tăng cao.

Lời nguyền tài nguyên

Chủ nghĩa tư bản đế quốc trước đây đã để lại những tổn thương vô cùng lớn cho Châu Phi. Sau đó, Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô khiến châu lục này bị cai trị bởi những nhà lãnh đạo độc tài với tệ nạn tham nhũng lan tràn. Cho đến thời điểm hiện nay, di sản mà những nhà cầm quyền trên để lại là sự nghèo đói và xung đột sắc tộc.

Các khoản viện trợ nước ngoài cho Châu Phi thường bị lạm dụng, tham nhũng hoặc chuyển hướng cho đầu tư quân sự. Viện trợ lương thực của các tổ chức quốc tế dù cứu đói người dân nhưng cũng làm giảm giá các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Tình trạng bất ổn tại khu vực này dẫn đến việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất ít. Hiện tại, khoảng 600 triệu người dân Châu Phi, chiếm 70% dân số khu vực, vẫn sinh hoạt trong tình trạng thiếu điện. Các cuộc xung đột vũ trang thường xảy ra khiến việc đầu tư cơ sở hạ tầng trở nên rủi ro hơn bao giờ hết.

Mặc dù Châu Phi nổi tiếng về khoáng sản, nguyên vật liệu và các nguồn năng lượng nhưng rất ít người dân nơi đây được hưởng lợi từ việc xuất khẩu các tài nguyên này.

Một số chuyên gia kinh tế và nhà hoạt động chính trị tại đây thậm chí còn cho rằng những nguồn tài nguyên này gây hại nhiều hơn là đem lại lợi ích cho người dân Châu Phi. Họ gọi đó là “Lời nguyền tài nguyên-The Resource Curse.”
 image054
Tổng thống Barack Obama tại Châu Phi

Sự khác biệt

Việc gia tăng đầu tư và xây dựng nhanh chóng các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu của Châu Phi, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng chất lượng của các công trình này rất kém cũng như có ảnh hưởng nặng đến môi trường.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng không kén chọn khi làm việc với những chế độ chính trị gây tranh cãi về tính hợp pháp, hợp hiến của các nhà lãnh đạo. Đây là điều mà các công ty Mỹ thường rất khắt khe. Điều này càng gây khó cho chính quyền Washington khi các cuộc nổi dậy, ly khai, xung đột vũ trang diễn ra thường xuyên tại Châu lục này. Kéo theo đó là sự thay đổi về chế độ cũng như các nhà lãnh đạo.

Hơn nữa, đôi khi chính quyền Bắc Kinh cũng trực tiếp tham gia trong trường hợp các khoản đầu tư bị đe dọa, như họ đã làm tại Nam Sudan, qua đó giúp các nhà đầu tư Trung Quốc an tâm hơn khi chi tiền vào đây.

Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và điều này có thể ảnh hưởng đến các dự án tại Châu Phi.

Mỹ đang cố gắng đầu tư vào Châu Phi nhằm củng cố sự ổn định trong khu vực, nhưng những dự án của nước này có thể tốn thời gian rất dài do các công ty cần đảm bảo lợi ích của cổ đông cũng như thông qua các tiêu chuẩn môi trường trước khi thực hiện.

Luật chống tham nhũng cũng góp phần ngăn cản đầu tư vào Châu Phi khi các công ty Mỹ không thể hối lộ quan chức, một điều phổ biến tại Châu lục này.

Cho dù có nhiều tranh cãi về lợi và hại cũng như sự khác biệt trong đầu tư của Trung Quốc và Mỹ đối với Châu Phi, những khoản tiền đổ vào khu vực này sẽ giúp cải thiện kinh tế cũng như thương mại. Các nhà hoạch định Châu Phi hy vọng rằng những khoản đầu tư này sẽ giúp năng thu nhập bình quân đầu người ở một số quốc gia lên 10.000 USD, một con số đầy tham vọng, trong 30 năm tới.

Hoàng Nam - Theo Bloomberg
image055
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 15590)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15232)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15228)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15373)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16075)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14889)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15612)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14871)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15423)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16090)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17211)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16245)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 14736)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14515)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15337)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 14918)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15457)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15599)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14783)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.