Nợ Hy Lạp: Eurozone tránh được vết dầu loang

28 Tháng Bảy 201511:28 CH(Xem: 18218)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 29 JULY 2015

Đăng ngày 27-07-2015 Sửa đổi ngày 27-07-2015 17:28

Nợ Hy Lạp: Eurozone tránh được vết dầu loang

Thanh Hà
image023
 Các hoạt động giao dịch tài chính vẫn tạm ngưng tại Hy Lạp.REUTERS/Ronen Zvulun

Cuộc đọ sức kéo dài giữa Athens với các chủ nợ khiến nhiều thành viên trong khu vực đồng euro đau đầu. Nhưng khác với hai đợt khủng hoảng hồi năm 2010 và 2012, đe dọa Hy Lạp bị loại khỏi eurozone đã không tạo nên một làn sóng hoảng loạn trên thị trường tài chính thế giới.

Vào đỉnh điểm của khủng hoảng nợ công Hy Lạp năm 2011, đe dọa Athens bị vỡ nợ đã làm rúng động các thị trường tài chính trên thế giới. Các nhà đầu tư tư nhân đã ồ ạt bán lại công trái phiếu của Hy Lạp và những nền kinh tế kém cỏi nhất trong khu vực. Hậu quả trực tiếp là các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và thậm chí là cả những nước có trọng lượng hơn như Ý hay Pháp, bỗng chốc phải đi vay tín dụng trên thị trường với lãi suất chóng mặt. Lãi suất tín dụng 10 năm của Bồ Đào Nha năm 2012 đã tăng lên tới 18 %. Để so sánh, cùng thời kỳ, do nước Đức của Thủ tướng Merkel được coi là một thành trì kiên cố, nên được cấp tín dụng với lãi suất không vượt quá ngưỡng 2 %.

Một tác động khác ảnh hưởng rộng rãi đến eurozone cách nay 5 năm, là nhiều ngân hàng trong khu vực bị đe dọa kéo theo vào vòng xoáy của Hy Lạp do nắm giữ quá nhiều nợ công của quốc gia này. Đó là trường hợp của các ngân hàng từ Tây Ban Nha đến Pháp, và thậm chí là của Bỉ, Đức … Cũng cách nay 5 năm, khủng hoảng Hy Lạp phơi bày ra ánh sáng tình trạng nợ nần chồng chất của nhiều thành viên khác trong khu vực đồng euro. Pháp, Ý đã lập tức phải trấn an các nhà đầu tư và liên tục cắt giảm chi tiêu công cộng để giữ uy tín trên các thị trường tài chính.

Nhưng khác với kịch bản xảy hồi năm 2010 và 2012, lần này những khó khăn của Hy Lạp không làm dấy lên một cơn sốt tài chính trong toàn khu vực. Theo phân tích của một chuyên gia tài chính thuộc ngân hàng Pháp BNP Paribas, cuộc đọ sức giữa Athens với các chủ nợ tuy « gây ô nhiễm cho toàn khối sử dụng đồng euro nhưng eurozone đã tránh được hiện tượng vết dầu loang ».

Tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh cũng đưa ra nhận định tương tự và giải thích thêm : lần này không có hiện tượng công trái phiếu của Tây Ban Nha hay Ý bị bán đổ bán tháo. Chuyên gia tài chính Jean François Robin thuộc ngân hàng Pháp Natixis lưu ý : nếu như vào năm 2012 Bồ Đào Nha đã từng phải đi vay tín dụng dài hạn với lãi suất 18 % thì ngày nay, chính quyền Lisboa vẫn đủ sức thuyết phục để tìm được các nguồn tài trợ với lãi suất 3 %.

Một điều quan trọng khác là khi các nước thành viên trong khối euro phát hành công trái phiếu thì vẫn được hưởng ứng rộng rãi. Ngày 13/07/2015 ngay sau khi Bruxelles và Athens đạt đồng thuận về một gói hỗ trợ tài chính thứ ba cho Hy Lạp, lập tức Châu Âu đã huy động được 1,8 tỷ euro vốn đầu tư thay vì 600 triệu như mong muốn ban đầu. Lãi suất tín dụng dài hạn của BCE rớt xuống mức thấp kỷ lục. Những dấu hiệu đó cho thấy khác với 5 năm trước, giờ đây quốc tế vẫn rất tin tưởng vào khu vực đồng euro.

Theo quan điểm của chuyên gia tài chính ngân hàng Natixis, khác biệt đó bắt nguồn từ chỗ khu vực đồng euro ngày nay đã có những bước chuẩn bị chặt chẽ để đối phó với mọi tình huống. Đồng thời những thành viên yếu kém nhất, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã liên tục cải tổ và họ đã thành công. Tăng trưởng bắt đầu nhen nhúm. Một số quốc gia, nổi bật nhất là Tây Ban Nha, đã đẩy lui thất nghiệp.

Thêm vào đó, trong 5 năm qua, Châu Âu cũng đã tạo cho mình thêm nhiều công cụ để ngăn chặn đà lây lan của các « thảm họa tài chính, kinh tế ». Những công cụ đó gồm Liên minh Ngân hàng Châu Âu, Cơ chế ổn định tài chính Châu Âu MES. Nhưng quan trọng hơn cả là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã điều chỉnh chính sách tiền tệ : từ đầu tháng 3/2015 BCE mua vào hàng tháng 60 tỷ công trái phiếu của các quốc gia thành viên eurozone. Biện pháp này không hơn không kém là một hình thức bơm tiền vào cỗ xe kinh tế của khu vực để tạo đà tăng trưởng và kềm hãm giảm phát.

Tất cả những yếu tố vừa nêu giúp cho khối euro vững tâm hơn trong lúc Athens và các chủ nợ tiếp tục đàm phán về nợ của Hy Lạp. Có điều theo như dự báo của chuyên gia tài chính Jean François Robin thuộc ngân hàng Natixis, nếu như vào mùa thu này Ngân hàng Trung ương Mỹ xiết chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất chỉ đạo, và không có tiến triển trên hồ sơ Hy Lạp, thì chưa chắc gì khu vực đồng euro tiếp tục được bình an./
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 15590)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15232)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15228)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15373)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16075)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14889)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15612)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14871)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15423)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16089)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17211)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16244)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 14736)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14515)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15337)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 14917)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15457)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15599)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14783)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.