Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger: "Mỹ nên chờ thêm một thế hệ nữa"; Có nghĩa là ...

07 Tháng Tư 20156:28 CH(Xem: 22992)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 08 APRIL 2015
Biển Đông : Cựu cố vấn Mỹ Kissinger « tiếp tay » cho Trung Quốc
Trọng Nghĩa
blank
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, Bắc Kinh, 17/03/2015.REUTERS/Feng Li/Pool

Cựu Ngoại trưởng kiêm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ thời Tổng thống Richard Nixon Henry Kissinger thường bị đánh giá là thân Trung Quốc. Suy nghĩ này một lần nữa có thể được kiểm chứng qua đề nghị mới nhất hôm 28/03/2015 của ông liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bị cho là đã « tiếp tay » cho Bắc Kinh trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Biển Đông.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, trong một cuộc gặp gỡ với giới báo chí ở Singapore, bên lề tang lễ cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, ông Kissinger đã khuyên Trung Quốc và Hoa Kỳ nên theo gương cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các láng giềng tại vùng Biển Đông.

Đề nghị của tác nhân tiến trình hòa giải Bắc Kinh-Washington vào đầu thập niên 1970 thoạt nhìn rất có lý. Ông Kissinger cho rằng ông Đặng Tiểu Bình « đã giải quyết một vài vấn đề thời đó dựa trên phương châm không nhất thiết mọi điều đều phải xử lý ở thế hệ hiện tại. Có lẽ nên đợi thế hệ sau, nhưng đừng làm cho vấn đề xấu đi thêm ».

Theo các nhà quan sát, vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên với việc Bắc Kinh ngày càng có thêm những động thái quyết đoán nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên 80% Biển Đông, buộc Washington phải can thiệp, xoay trục qua châu Á, và cam kết bảo vệ các đồng minh của mình trong khu vực, lời khuyên của ông Kissinger gắn liền với một quan điểm của ông Đặng Tiểu Bình về tranh chấp biển đảo thường xuyên được nhắc đến : Tạm gác tranh chấp để cùng nhau khai thác.

Đây chính là diễn giải của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trả lời hãng Bloomberg, khi ông cho rằng « Nếu đề nghị của Kissinger được lắng nghe, lời khuyên khôn ngoan của Đặng Tiểu Bình có thể giúp Trung Quốc giữ được thể diện. Một khi các bên tranh chấp tạm gác vấn đề chủ quyền để đồng khai thác, điều đó có thể gỡ bỏ một nhân tố gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ Trung ».

Tuy nhiên, việc ông Kissinger khuyên Mỹ và Trung Quốc giảm bớt đối đầu đã bị một số chuyên gia cho là nhằm tiếp tay cho Bắc Kinh khống chế toàn bộ Biển Đông.

Theo nhà phân tích Ấn Độ Subahash Kapila trên báo mạng Eurasia Review ngày hôm qua, thì tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông lại bắt nguồn từ chính các hành động leo thang của Trung Quốc nhằm xâm chiếm toàn bộ Biển Đông. Và « chính những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc tại vùng chiến lược quan trọng là Biển Đông đã thúc đẩy chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương ».

Còn chuyên gia Trang Gia Dĩnh, giảng sư tại Đại học Quốc gia Singapore, trả lời hãng Bloomberg, cũng tự hỏi : « Liệu Trung Quốc có sẵn sàng tự kiềm chế trong hành động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông hay không ? ». Câu hỏi này cũng được đặt ra cho các nước khác, và trong bối cảnh đó Hoa Kỳ có thể làm gì để giảm nhiệt. Tóm lại, theo chuyên gia này, vấn đề giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông không phải là đơn giản.

Một nhân tố khác cũng khiến giới quan sát quan ngại. Đó là chủ trương của ông Đặng Tiểu Bình từng được phía Trung Quốc nêu bật là tạm gác tranh chấp chủ quyền, cùng nhau khai thác, một chủ trương đang được Trung Quốc thúc đẩy.

Vấn đề đặt ra là câu nói của Đặng Tiểu Bình còn có một vế tiên quyết mà guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh ít đề cập đến : đó là « Chủ quyền về ta » (Chủ quyền thuộc ngã). Trong bối cảnh đó, rõ ràng là Bắc Kinh sẽ không từ bỏ tham vọng trên Biển Đông, sau khi đã công bố tấm bản đồ hình lưỡi bò đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng biển này.

Lời cố vấn của ông Kissinger nhắm vào cả hai nước Mỹ và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là sẽ có tác dụng trói tay Mỹ./

RFI  31-03-2015

+++++++++++++++++++++++++++++++

Kissinger: Mỹ nên noi gương kiên nhẫn của TQ về vấn đề Biển Đông
blank
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.

Hãng tin Bloomberg số ra ngày hôm nay trích lời cựu Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc nên tháo ngòi nổ và giảm thiểu tính cách cấp bách của cuộc tranh luận về vấn đề Biển Đông, để mở đối thoại về vấn đề này.

Theo ông Kissinger, Hoa Kỳ nên noi theo gương kiên nhẫn của Trung Quốc, thể hiện rõ nhất qua hành động của cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, trong cố gắng xoa dịu các cuộc tranh chấp chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông.

Lên tiếng tại Singapore nơi ông đến dự tang lễ của cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu, Henry Kissinger giải thích rằng ông Đặng Tiểu Bình trước đây đã giải quyết một số vấn đề mà ông phải đối mặt bằng cách chấp nhận rằng không phải vấn đề nào cũng phải được giải quyết trong thế hệ hiện tại, mà có lẽ “nên chờ thêm một thế hệ nữa, thay vì làm cho tình hình càng xấu hơn”.

Hoa Kỳ mới đây đã trấn an các nước đồng minh rằng Mỹ sẽ hậu thuẫn họ chống lại những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, đòi chủ quyền hơn 4/5 diện tích Biển Đông. Phản ứng lại, Trung Quốc tăng sức ép đối với một số quốc gia thuộc Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN, đẩy mạnh các dự án bồi đắp xây đảo trên các bãi cạn trong vùng biển mà các nước khác trong vùng, kể cả Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
blank
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây nhiều bãi đá cách xa bờ biển nước này hàng trăm kilomet. Trên một bãi đá, Trung Quốc đã mang đến nhiều đất đến nỗi tạo được một đảo mới.

Các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khởi sự vào tháng 9 năm nay, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội kiến theo kế hoạch đã định trước. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác và xoa dịu những căng thẳng, kể cả những căng thẳng liên quan tới các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực.

Hồi tuần trước, ông Kissinger đã gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Hãng tin Bloomberg tường thuật rằng dịp này ông Tập nói với ông Kissinger rằng: “Trung Quốc coi các quan hệ với Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng, và muốn thấy hai bên tăng cường hợp tác để có thể giải quyết tốt hơn những bất đồng”.

Ông Kissinger đến Singapore dự đám tang của Thủ Tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. Nhà cựu ngoại giao Mỹ đã cùng hàng trăm ngàn người Singapore đến nghiêng mình trước linh cữu cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu tại Quốc hội Singapore.

Ông Kissinger nói “thế giới đã trở thành tốt đẹp hơn nhờ ông Lý Quang Diệu. Ông Lý đã dạy cho chúng ta về cách người Á Châu suy nghĩ về những vấn đề và giải thích cho chúng ta ý nghĩa thực tế của thế nào là phát triển”.

Ông Kissinger, năm nay 91 tuổi, là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Nixon. Ông được cho là kiến trúc sư trong chuyến đi lịch sử của Tổng Thống Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972, đã đưa hai nước xích lại gần nhau, và mở rộng quan hệ bang giao với nhau, qua đó làm thay đổi cán cân lực lượng trên thế giới, và cuối cùng thay đổi cả cục diện chiến tranh Việt Nam.
blank
Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, một bản tin của trang mạng quốc phòng Defensenews.com hôm 28/3 nói vấn đề Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với Việt Nam, bởi vì an ninh quốc gia và phát triển kinh tế của Việt Nam gắn liền với cuộc tranh chấp về chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.

Trang mạng tin tức quốc phòng trích lời ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề Đối ngoại và Chiến lược của Việt Nam, phát biểu tại một buổi hội thảo ở Paris mang chủ đề “Những thách thức an ninh của Việt Nam trong năm 2015” nhận định rằng nếu xảy ra xung đột ở Biển Đông thì điều này sẽ gây phương hại cho lưu thông hàng hải đối với Pháp và EU.

Hội thảo này do Viện Nghiên cứu Chiến lược của Học viện Quốc phòng Pháp tổ chức, có sự tham dự của Đại sứ Pháp Christian Lechervy, nguyên cố vấn về các vấn đề Châu Á của Pháp. Ông Lechervy được dẫn lời nói rằng Pháp có quyền lợi gắn chặt với khu vực này. Ông nói:

"Sự qua lại của các lực lượng Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng cho chiến lược răn đe hạt nhân của nước Pháp. Những căng thẳng phát sinh từ tranh chấp hàng hải và lãnh thổ là mối quan ngại sâu sắc của Paris và các đồng minh trong khu vực.”

Đại sứ Lechervy nói đó là lý do Pháp đang làm việc với các nước đồng minh, nhất là Mỹ và Australia.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế của Viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (INLOC) Marie-Sybille de Vienne, cho rằng Trung Quốc hiện không phải đối mặt với thách thức quân sự đáng kể nào trong khu vực. Bà Vienne nói Đài Loan không được công nhận là một nước, Việt Nam thì ngân sách quốc phòng thấp hơn nhiều so với nhu cầu cần có, chi tiêu quân sự của các thành viên ASEAN không đáng kể so với Trung Quốc. Và Singapore tuy có công nghệ cao, nhưng cũng không phải là một thách thức đối với Trung Quốc.

Bà Vienne nói Việt Nam còn lệ thuộc quá nặng nề vào thương mại với Trung Quốc, hàng hoá Trung Quốc chiếm tới 28% trong tổng số hàng nhập khẩu, và dự kiến sẽ chiếm hơn 50% vào năm 2020.

Trước cuộc hội thảo tại Paris, ông Hoàng Anh Tuấn đã có mặt tại Diễn đàn Bruxelles, lần đầu tiên trong 10 năm hội nghị này đã mời Việt Nam tham dự, phản ánh mối quan tâm sâu xa của các nước Châu Âu về vấn đề Biển Đông.

Nguồn: Bloomberg, Defensenews.
VOA 30.03.2015
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20951)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21277)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20489)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24859)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20914)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23549)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21116)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17957)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20449)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20612)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.