Thach Setha thuộc đảng của Sam Rainsy đòi “cắt quan hệ với VN”

09 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 26007)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

'Sẽ đòi cắt quan hệ với Việt Nam'

BBC - thứ ba, 9 tháng 9, 2014

image013
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia

Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.

Cuối tuần rồi, cộng đồng Khmer Krom tổ chức môt diễn đàn mở về các yêu sách của họ. BBC đã nói chuyện với ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, một trong các lãnh đạo biểu tình. Ông Thach Setha còn là cựu Thượng Nghị sỹ và là nhà hoạt động thuộc đảng Cứu quốc của chính trị gia Sam Rainsy.

Ông Thach Setha: Mục đích của diễn đàn hôm nay là cho người dân tiếng nói nhằm thúc đẩy việc siết chặt luật nhập cư ở Campuchia. Đây là một trong các vấn đề nóng hiện nay. Nếu như chính quyền không siết chặt luật pháp thì tình hình đất nước sẽ rất nguy hiểm. Mục đích thứ hai là cho phép người dân hiểu rõ ràng hơn về vấn đề đất đai Kampuchea Krom. Tôi sẽ thu thập tất cả các ý kiến, kiến nghị ngày hôm nay và gửi cho Quốc hội cũng như chính phủ.

BBC: Xin ông nói rõ hơn về yêu sách của các ông đối với vấn đề chủ quyền mà ông nói là đất đai Kampuchea Krom?

Ông Thach Setha: Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi. Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu. Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác.

BBC: Nói thật chính xác, thì đòi hỏi của các ông là gì trong các cuộc biểu tình vừa rồi?

Ông Thach Setha: Chúng tôi muốn phía Việt Nam chính thức công khai xin lỗi người Khmer Krom và công nhận lịch sử của chúng tôi bằng văn bản.

"Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu"

Ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia

BBC: Ông có vẻ không ưa người Việt? Tại sao ông thù ghét họ?

Ông Thach Setha: Chúng tôi không thù ghét người Việt Nam. Chúng tôi tôn trọng quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Như tôi nói lúc trước, tôi muốn phía Việt Nam xin lỗi người Khmer Krom. Chúng tôi biểu tình một cách hòa bình. Chúng tôi không phân biệt đối xử. Chúng tôi cũng tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác của khối Asean.

BBC: Bản thân ông còn là một chính trị gia thuộc phe đối lập. Đây có phải là hoạt động chính trị của ông không?

Ông Thach Setha: Đây không phải hoạt động chính trị. Tôi làm công việc này với tư cách lãnh đạo một tổ chức dân sự và chúng tôi cùng các tổ chức dân sự khác biểu tình phản đối Việt Nam hiểu sai lịch sử của chúng tôi. Nếu như không có phản hồi hay giải quyết gì từ phía Việt Nam thì đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi cũng kêu gọi người Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam.

BBC: Trong cuộc biểu tình lần trước của người Khmer Krom, một số người đã đốt cờ Việt Nam và xé ảnh ông Hồ Chí Minh. Ông nghĩ thế nào về hành động của họ?

Ông Thach Setha: Chúng tôi không chủ trương đốt cờ. Thế nhưng nếu nhìn vào các cuộc biểu tình ở các quốc gia khác thì quý vị cũng thấy người biểu tình họ đốt quốc kỳ của những nước mà họ phản đối. Họ đốt cờ, đốt xe cộ, thậm chí tiểu tiện lên chân dung lãnh tụ nước kia... Ngay tại Việt Nam một vài tháng trước, người ta cũng đốt cờ Trung Quốc và còn đánh người Trung Quốc nữa. Chúng tôi chủ trương không bạo động. Thế nhưng một số người không kìm nổi tình cảm của mình, khi họ mang kiến nghị đến sứ quán Việt Nam nhưng bị từ chối tiếp nhận thì họ rất xúc động giận dữ và đốt cờ. Đối với riêng tôi thì quan điểm là giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua thương lượng. Nhưng đốt cờ cũng không phải là hành động gì tồi tệ lắm mà chỉ là cách biểu thị sự thất vọng của người biểu tình mà thôi.

BBC: Ông có lo ngại sẽ xảy ra bạo lực trong những cuộc biểu tình sắp tới không? Khi đám đông bị kích động thì thường khó kiểm soát được họ.

Ông Thach Setha: Không, tôi không lo ngại về bạo lực. Chúng tôi biểu tình trên đất Campuchia, theo luật pháp của Campuchia và luật quốc tế. Chúng tôi không có lo lắng gì về an ninh cả. Đây chỉ là hình thức bày tỏ quan điểm công khai, đối thoại của người dân.

BBC đã liên lạc với sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh để hỏi phản ứng của họ, nhưng không được phản hồi./
18 Tháng Chín 2016(Xem: 17390)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17693)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15803)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14777)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15043)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15452)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15127)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14099)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15906)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17922)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16234)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15549)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16759)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14318)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14246)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15953)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17466)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .