Thach Setha thuộc đảng của Sam Rainsy đòi “cắt quan hệ với VN”

09 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 25973)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

'Sẽ đòi cắt quan hệ với Việt Nam'

BBC - thứ ba, 9 tháng 9, 2014

image013
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia

Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.

Cuối tuần rồi, cộng đồng Khmer Krom tổ chức môt diễn đàn mở về các yêu sách của họ. BBC đã nói chuyện với ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, một trong các lãnh đạo biểu tình. Ông Thach Setha còn là cựu Thượng Nghị sỹ và là nhà hoạt động thuộc đảng Cứu quốc của chính trị gia Sam Rainsy.

Ông Thach Setha: Mục đích của diễn đàn hôm nay là cho người dân tiếng nói nhằm thúc đẩy việc siết chặt luật nhập cư ở Campuchia. Đây là một trong các vấn đề nóng hiện nay. Nếu như chính quyền không siết chặt luật pháp thì tình hình đất nước sẽ rất nguy hiểm. Mục đích thứ hai là cho phép người dân hiểu rõ ràng hơn về vấn đề đất đai Kampuchea Krom. Tôi sẽ thu thập tất cả các ý kiến, kiến nghị ngày hôm nay và gửi cho Quốc hội cũng như chính phủ.

BBC: Xin ông nói rõ hơn về yêu sách của các ông đối với vấn đề chủ quyền mà ông nói là đất đai Kampuchea Krom?

Ông Thach Setha: Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi. Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu. Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác.

BBC: Nói thật chính xác, thì đòi hỏi của các ông là gì trong các cuộc biểu tình vừa rồi?

Ông Thach Setha: Chúng tôi muốn phía Việt Nam chính thức công khai xin lỗi người Khmer Krom và công nhận lịch sử của chúng tôi bằng văn bản.

"Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu"

Ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia

BBC: Ông có vẻ không ưa người Việt? Tại sao ông thù ghét họ?

Ông Thach Setha: Chúng tôi không thù ghét người Việt Nam. Chúng tôi tôn trọng quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Như tôi nói lúc trước, tôi muốn phía Việt Nam xin lỗi người Khmer Krom. Chúng tôi biểu tình một cách hòa bình. Chúng tôi không phân biệt đối xử. Chúng tôi cũng tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác của khối Asean.

BBC: Bản thân ông còn là một chính trị gia thuộc phe đối lập. Đây có phải là hoạt động chính trị của ông không?

Ông Thach Setha: Đây không phải hoạt động chính trị. Tôi làm công việc này với tư cách lãnh đạo một tổ chức dân sự và chúng tôi cùng các tổ chức dân sự khác biểu tình phản đối Việt Nam hiểu sai lịch sử của chúng tôi. Nếu như không có phản hồi hay giải quyết gì từ phía Việt Nam thì đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi cũng kêu gọi người Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam.

BBC: Trong cuộc biểu tình lần trước của người Khmer Krom, một số người đã đốt cờ Việt Nam và xé ảnh ông Hồ Chí Minh. Ông nghĩ thế nào về hành động của họ?

Ông Thach Setha: Chúng tôi không chủ trương đốt cờ. Thế nhưng nếu nhìn vào các cuộc biểu tình ở các quốc gia khác thì quý vị cũng thấy người biểu tình họ đốt quốc kỳ của những nước mà họ phản đối. Họ đốt cờ, đốt xe cộ, thậm chí tiểu tiện lên chân dung lãnh tụ nước kia... Ngay tại Việt Nam một vài tháng trước, người ta cũng đốt cờ Trung Quốc và còn đánh người Trung Quốc nữa. Chúng tôi chủ trương không bạo động. Thế nhưng một số người không kìm nổi tình cảm của mình, khi họ mang kiến nghị đến sứ quán Việt Nam nhưng bị từ chối tiếp nhận thì họ rất xúc động giận dữ và đốt cờ. Đối với riêng tôi thì quan điểm là giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua thương lượng. Nhưng đốt cờ cũng không phải là hành động gì tồi tệ lắm mà chỉ là cách biểu thị sự thất vọng của người biểu tình mà thôi.

BBC: Ông có lo ngại sẽ xảy ra bạo lực trong những cuộc biểu tình sắp tới không? Khi đám đông bị kích động thì thường khó kiểm soát được họ.

Ông Thach Setha: Không, tôi không lo ngại về bạo lực. Chúng tôi biểu tình trên đất Campuchia, theo luật pháp của Campuchia và luật quốc tế. Chúng tôi không có lo lắng gì về an ninh cả. Đây chỉ là hình thức bày tỏ quan điểm công khai, đối thoại của người dân.

BBC đã liên lạc với sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh để hỏi phản ứng của họ, nhưng không được phản hồi./
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14361)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15364)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15230)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15419)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15466)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15411)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15733)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14401)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16669)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16162)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15669)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15345)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15419)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14932)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14413)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”