COC ‘kiểu Trung Quốc” ra sao?

21 Tháng Mười Một 20236:44 SA(Xem: 1808)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI 2 – THỨ BA 21 NOV 2023


COC ‘kiểu Trung Quốc” ra sao?

image005

Trung Quốc muốn kéo dài đàm phán COC vô thời hạn để gây sức ép lên các nước láng giềng


RFA
20/11/2023


image007Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu vào ngày 19 tháng 11 năm 2023. AP


Một số chuyên gia về vấn đề Biển Đông cho rằng mục tiêu của Trung Quốc là kéo dài càng lâu càng tốt việc đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), từ 2012 đến nay, nhằm gây sức ép lên các nước láng giềng. 


Giám đốc Dự án Myoushu thuộc Trung tâm Gordian Knot về An ninh Quốc gia ở Đại học Standford, Mỹ, ông Raymond Powell, nói với RFA rằng cách Trung Quốc đàm phán COC với ASEAN giống như trò tấu hài. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương ở Đại học New South Wales, Canbera, nói rằng lợi ích lớn nhất của Trung Quốc nằm ở chỗ các thỏa thuận tốt đẹp trong COC giữa họ và ASEAN không bao giờ được ký kết.


Đàm phán COC để che giấu tham vọng đế quốc 


Trao đổi với RFA, ông Nguyễn Thế Phương và Raymond Powell đều nói rằng họ bi quan về kết quả đàm phán COC giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông Powell nhấn mạnh lý do là hai phía rất khó có thể đi tới thỏa thuận chung khi mà mục đích đàm phán thực sự của Trung Quốc là dùng đàm phán để che giấu tham vọng đế quốc.


Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). DOC tuyên bố “các Bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết đối với quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông theo các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” (Điều 3), “cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán của mình bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua tham vấn và đàm phán thân thiện” (Điều 4).


Trao đổi với RFA, ông Raymond Powell nhấn mạnh Trung Quốc đã không tuân thủ DOC: “Họ liên tục sử dụng vũ lực, quân sự hóa các đảo Biển Đông, và chống lại Luật biển Quốc tế bằng cách dựa trên cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” mà họ đơn phương tuyên bố.”


Theo ông Powell, “chính vì cách “ứng xử” của Trung Quốc vi phạm DOC nên ASEAN thúc đẩy bước tiếp theo là đàm phán về “bộ quy tắc ứng xử” trên Biển Đông (COC).


Từ đầu năm 2023 đến nay, Trung Quốc liên tục điều động tàu khảo sát và hải cảnh xâm nhập dài ngày vào trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Hoạt động của họ thậm chí kéo dài sang vùng đặc quyền kinh tế của các đảo quốc ở Nam Thái Dương. Trung Quốc cũng liên tục các hành động gây hấn như chặn tàu, đâm tàu đối với Philippines ở bãi cạn Scarborough.


Theo Luật biển Quốc tế và Phán quyết của toàn PCA năm 2016, thực thể địa lý này là một bãi cạn nửa nổi nửa chìm, do đó nó thuộc về thềm lục địa Philippines một cách tự nhiên mà các quốc gia bên ngoài không được tuyên bố chủ quyền.  


image009Tuần duyên Philippines quan sát tàu hải cảnh của Trung Quốc trong một chuyến đi tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông hôm 10/11/2023. AFP


Ông Powell chỉ ra là “ASEAN hy vọng rằng một thỏa thuận mạnh mẽ hơn sẽ hạn chế xung đột và gây hấn khi DOC thất bại.” Trong khi đó, “Trung Quốc cũng muốn hòa bình trên Biển Đông, nhưng đó là một nền hòa bình mà các nước láng giềng ASEAN có trách nhiệm tự kiềm chế bản thân để phục tùng sự thống trị một cách hòa bình của Trung Quốc.”


Ông Nguyễn Thế Phương nói rằng những ai theo dõi vấn đề Biển Đông thời gian qua đều bi quan. Ông giải thích có ba khía cạnh khiến cho nhiều nhà quan sát bi quan về khả năng đàm phán COC sẽ đạt kết quả tích cực.


Thứ nhất, mục đích của COC là giải quyết các vấn đề mà DOC không giải quyết được. Mà nếu COC không làm được điều đó thì có nghĩa là COC cũng vô dụng như DOC. Điều quan trọng nhất là phải ràng buộc được nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan để giảm thiểu đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông. Đàm phán COC ở đây là cuộc đàm phán giữa một nước cực lớn và một nhóm các nước nhỏ. Tình thế đó khiến quá trình thương lượng không bình thường, mà theo hướng áp đặt một chiều, tức là Trung Quốc có khả năng áp đặt được quan điểm của mình. Họ có xu hướng áp đặt vì trong tình thế này thì họ không dại gì mà không áp đặt.


Thứ hai là vấn đề nội bộ các nước ASEAN. Trong đàm phán COC, không phải có vấn đề đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc mà còn giữa một số nước ASEAN với nhau. Và trong nội bộ ASEAN, về vấn đề này chắc chắn có mâu thuẫn. Trung Quốc có thể tận dụng vấn đề này để làm cho cán cân lợi ích nghiêng về phía họ.


Điểm thứ ba mà các học giả hay nói là lòng tin. Người ta không tin rằng nếu Trung Quốc có thể đưa ra hoặc chấp nhận các điều kiện có lợi cho ASEAN đi nữa thì họ vẫn không làm theo điều họ nói. Sự mất lòng tin này khiến cho việc đàm phán cực kỳ khó khăn. Anh nói thế này trên bàn đàm phán nhưng hành động trên thực địa ngược lại. ASEAN không có nhiều khả năng ràng buộc hành động của Trung Quốc. Ở thời điểm hiện tại, người ta không nghĩ rằng có thể đưa ra một bản COC mà các quốc gia đều có thể đồng ý.


Chiến thuật kéo dài đàm phán vô thời hạn


Trao đổi với RFA, cả ông Raymond Powell và ông Nguyễn Thế Phương đều nhấn mạnh chiến thuật của Trung Quốc là kéo dài các cuộc đàm phán COC vô thời hạn cho đến khi họ củng cố quyền kiểm soát hiệu quả và toàn diện đối với toàn bộ Biển Đông.


Ông Powell nhấn mạnh Trung Quốc có thể sẽ ký vào COC, nhưng là một COC đủ yếu hoặc không thể thi hành. Từ đó, họ có thể yêu cầu tất cả các bên "có liên quan" đi đến thỏa thuận để thay thế tất cả các luật quốc tế khác. Bằng cách đó Trung Quốc có thể hóa giải mẫu thuẫn giữa một bên là họ tuyên bố tuân thủ Luật biển Quốc tế với một bên là cách ứng xử của họ hoàn toàn vi phạm bộ luật quốc tế đó. 


Trung Quốc đơn phương công bố đường chữ U đòi hỏi chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông. Tòa trọng tài PCA năm 2016 đã bác bỏ tính hợp pháp của yêu sách này.  


Ông Powel nói với RFA rằng Trung Quốc tham gia đàm phán COC vì muốn được coi là đang cố gắng giải quyết vấn đề, nhưng mục tiêu của nước này không tương thích với mục tiêu của các nước láng giềng ở Đông Nam Á ven biển. Đây là lý do tại sao các cuộc đàm phán đạt được ít tiến bộ như vậy. Đó cũng là lí do ông tin rằng cuối cùng Trung Quốc và ASEAN không thể thành công trong việc đưa ra một COC có thể thực thi được, nhằm hạn chế một cách hiệu quả sự xâm lược của Trung Quốc.


Trả lời câu hỏi của RFA “mục đích tối hậu của Trung Quốc khi tham gia đàm phán COC là gì”, ông Nguyễn Thế Phương trả lời: “Kéo dài nó ra hết sức có thể, làm cho quá trình này đi hết sức chậm.”


Tại sao họ lại làm cho quá trình đàm phán này kéo dài ra, đi chậm đến mức như không thể kết thúc? Nhà nghiên cứu ở Đại học New South Wales, Canbera, giải thích rằng nếu bản COC này có thể hình thành theo đúng ý định của ASEAN thì nó sẽ thành một thiết chế đa phương. Nó sẽ có tính ràng buộc lớn và do đó hạn chế hành động của Trung Quốc. Cho nên Trung Quốc sẽ có hai hướng ứng xử: thứ nhất là cố gắng kéo dài đàm phán, thứ hai là khiến cho kết quả đàm phán có lợi cho Trung Quốc, mà có lợi cho Trung Quốc thì bất lợi cho ASEAN. Ở thời điểm hiện nay thì không có các bên liên quan tham gia đàm phán mà còn có tác động của bối cảnh quốc tế. Bối cảnh quốc tế có thể tác động bất lợi cho Trung Quốc.


Tại hội nghị ASEAN+1 giữa ASEAN với Trung Quốc diễn ra tại Indonesia hôm 13/7/2023, các bên tuyên bố đã hoàn tất vòng đọc lần thứ 2 bản thảo của văn kiện COC. Sau đó, vòng đàm phán COC tiếp theo đã bắt đầu từ hôm 22/8/2023. Trước đó hai ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước này sẵn sàng đẩy nhanh quá trình đàm phán COC. 


Nếu đàm phán COC cứ kéo dài vô tận?


Trong bài phát biểu tại Hawaii hôm 20/11/2023, Tổng thống Philippines, ông Ferdinand Marcos, đã nói: “Chúng tôi vẫn đang chờ bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng đáng tiếc thay, tiến bộ rất chậm chạp.” Vậy nếu đàm phán COC giữa Trung Quốc và ASEAN cứ kéo dài mãi mà không thể kết thúc, điều đó sẽ thúc đẩy các bên đi tiếp những bước đi nào?


Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương trao đổi với RFA rằng sự kéo dài gần như vô hạn của cuộc đàm phán này có hàm ý lớn với ASEAN trong đó có Việt Nam. Nó cho thấy một sự thực mà nhiều người đã nói đến: Trung Quốc không muốn tỏ ra là bên tuân thủ các cơ chế đa phương như một tay chơi bình đẳng mà ngược lại, Trung Quốc muốn tham gia vào đó như một kẻ áp đặt luật chơi và quan điểm của Trung Quốc sao cho có lợi cho riêng mình. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ gây hại cho Trung Quốc, bởi các nước nhỏ ở Đông Nam Á không phải là những người thụ động trước lợi ích quốc gia của mình.


Theo ông, hiện nay, trong các nước ASEAN, các bên vẫn đang loay hoay tìm cách giảm xung đột bằng các công cụ thể chế và luật pháp. Họ chưa tìm được cách đưa Trung Quốc vào một cơ chế nào đó để ràng buộc nước lớn này. Nó cho thấy ở thời điểm hiện tại, sự bất đối xứng quyền lực quá lớn giữa Trung Quốc và ASEAN. Cách đó vừa khó vừa không đủ.


Khi đàm phán COC cứ kéo dài như không có điểm kết thúc, các nước ASEAN có quyền lợi liên quan trực tiếp đến Biển Đông sẽ có nhu cầu tự đàm phán COC với nhau. Đây là một phản ứng tự nhiên của các nước nhỏ ở Đông Nam Á khi mà việc ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc quá tốn thời gian mà không hiệu quả.


“Điều này nằm trong xu hướng các nước nhỏ tìm kiếm những sáng kiến mới, chủ động làm điều đó, với sự hỗ trợ của các cường quốc ngoài khu vực. Phippines hiện rất tích cực, chủ động kết nối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ,” nhà nghiên cứu ở Đại học New South Wales, Canbera nhận xét.


Hôm 20/11/2023, trong bài diễn văn tại Hawaii, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết Philippines đã đề nghị Việt Nam và Malaysia cùng đàm phán để thống nhất một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) riêng giữa ba nước.


https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-wants-to-prolong-coc-negotiations-indefinitely-to-put-pressure-on-neighboring-countries-11202023134912.html


* Tựa của VHO


++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Vì sao Asean không thực thi DOC và thực hiện COC ở bàn cờ biển Đông?


image011Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất, Hà Nội, 12/10/2010


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2160/vi-sao-asean-khong-thuc-thi-doc-va-thuc-hien-coc-o-ban-co-bien-dong


DOC: Vương Nghị nói Biển Đông không phải 'vườn thú-đấu trường' của các cường quốc


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11360/doc-vuong-nghi-noi-bien-dong-khong-phai-vuon-thu-dau-truong-cua-cac-cuong-quoc
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21380)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21051)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21559)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20733)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20727)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 25020)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21676)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 21113)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23825)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21314)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 18172)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20653)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20784)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.