Memorial: Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình 2022 bị Nga 'yêu cầu từ chối nhận giải'

11 Tháng Mười Hai 20228:40 CH(Xem: 3691)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỐI HÔM NAY – THỨ HAI DEC 11, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Memorial: Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình 2022 bị Nga 'yêu cầu từ chối nhận giải'


Charlie Haynes & Lucy Pawle


BBC HARDtalk


11 tháng 12 2022


Ông Yan Rachinsky, người đứng đầu cơ quan Memorial nói ông được yêu cầu không chấp nhận giải thưởng bởi vì Nobel Hòa bình 2022 được đồng trao cho một tổ chức nhân quyền Ukraine và một nhà hoạt động nhân quyền người Belarus đang bị bỏ tù - điều mà Moscow xem là "không phù hợp".


Memorial là một trong những cơ quan giám sát nhân quyền nổi bật nhất của Nga, bị chính phủ đóng cửa hồi năm ngoái.


image001Chụp lại hình ảnh, Yan Rachinsky, người đứng đầu cơ quan Memorial nói ông được yêu cầu không chấp nhận giải thưởng Nobel Hòa bình 2022


Cơ quan giám sát nhân quyền Memorial, tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay cho biết đã bị giới chức Điện Kremlin yêu cầu từ chối nhận giải.


BBC đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận.


Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình HARDtalk của BBC, ông Rachinsky nói tổ chức của ông đã được khuyến nghị từ chối giải thưởng, nhưng "một cách tự nhiên, chúng tôi không quan tâm đến lời khuyên này".


Mặc cho sự an toàn bị đe dọa, ông Rachinsky nói những việc làm của Memorial vẫn cần thiết.


"Tại nước Nga ngày nay, không ai có thể được đảm bảo an toàn," ông nói. "Vâng, nhiều người đã bị giết. Nhưng chúng tôi biết sự thanh trừng của nhà nước đã dẫn đến... Chúng tôi cần phải thoát khỏi cái hố này theo cách nào đó."


Memorial vốn đã vạch trần sự đàn áp trong thời kỳ Xô Viết.


Chủ tịch đầu tiên của Memorial, Arseny Roginsky đã bị đưa đến các trại lao động cải tạo vì điều gọi là nghiên cứu lịch sử "chống cộng sản".


Vào thời điểm công bố giải Nobel Hòa bình 2022, Ủy ban Nobel tuyên bố Memorial được thành lập dựa trên ý tưởng "đối mặt với những tội ác trong quá khứ là cần thiết để ngăn chặn những tội ác mới".


Ông Rachinsky đã gọi quyết định của Ủy ban Nobel cho những người thuộc ba quốc gia khác nhau là "nổi bật".


Ông nói đây là minh chứng rằng "xã hội nhân sự không bị chia rẽ bởi đường biên giới quốc gia, rằng đây là một cơ quan duy nhất giải quyết những vấn đề chung".


image003Nguồn hình ảnh, Reuters. Bà Oleksandra Matviichuk, người Ukraine đã từ chối trả lời phỏng vấn chung với người Nga được đồng trao giải Nobel Hòa bình 2022, Yan Rachinsky


Thế nhưng quyết định có một người Nga được trao giải Nobel Hòa bình đã gây nên tranh cãi.


Người điều hành Trung tâm Tự do Nhân sự của Ukraine, được trao giải Nobel Hòa bình đã từ chối trả lời phỏng vấn chung với ông Rachingsky.


BBC đã phỏng vấn họ riêng rẽ tại Oslo.


Khi được hỏi tại sao muốn trả lời phỏng vấn riêng, bà Oleksandra Matviichuk nói với chương trình HARDtalk: "Chúng tôi hiện nay đang trong tình trạng chiến tranh và chúng tôi muốn tiếng nói của những người bảo vệ nhân quyền tại Ukraine được nguyên vẹn."


"Vì vậy tôi muốn chắc chắn là khi chúng tôi trả lời phỏng vấn riêng nhưng chúng tôi đều truyền đi các thông điệp giống nhau."


Trung tâm Tự do Nhân sự của Ukraine (Center for Civil Liberties) được trao giải vì đã thúc đẩy nền dân chủ tại Ukraine và điều tra những tội ác chiến tranh bị cáo buộc do Nga gây ra tại đây.


Mặc dù từ chối phát biểu bên cạnh người được đồng trao giải, bà Matviichuk đã ca ngợi công việc của ông Rachinsky và gọi Memorial là "đối tác của chúng tôi".


Memorial đã giúp đỡ Trung tâm Tự do Nhân sự của Ukraine trong hàng năm qua, bà Matviichuk cho biết, và nói thêm bà có "một sự kính trọng rất lớn dành cho tất cả những đồng nghiệp người Nga hoạt động vì nhân quyền [của mình]", những người đang phải làm việc trong các điều kiện rất khó khăn.


Bà Matviichuk cũng cảnh báo nếu Nga không phải lãnh chịu trách nhiệm thích đáng cho các tội ác thì nền hòa bình sẽ không đến với Đông Âu.


Bà Matviichuk cũng kêu gọi một phiên tòa quốc tế xét xử để Tổng thống Vladimir Putin và những người Nga khác phải chịu trách nhiệm cho các hành động tại Ukraine, và mô tả hệ thống hiện tại là không đủ.


"Câu hỏi hiện nay là ai sẽ mang lại công lý cho hàng trăm ngàn nạn nhân vì tội ác chiến tranh?", bà Matviichuk đặt câu hỏi.


Bà Matviichuk cũng cáo buộc Nga sử dụng chiến tranh như một công cụ để đạt được các mục tiêu địa chính trị và phạm tội ác chiến tranh để chiến thắng cuộc xâm lược.


Nhà hoạt động nhân quyền người Belarus Ales Bialiatski, người thứ ba được trao giải Nobel Hòa bình năm nay đã bị bỏ tù không qua xét xử tại Belarus kể từ tháng 07/2021.


Ông Ales Bialiatski là người sáng lập Trung tâm Nhân quyền Viasna (Mùa xuân) của Belarus, được thành lập vào năm 1996 để đối phó với các cuộc trấn áp bạo lực trên đường phố do nhà cai trị độc tài Alexander Lukashenko tiến hành.


Ông Bialiatski đã bị bỏ tù ba năm và được thả vào năm 2014.


Bà Matviichuk đã mô tả ông Bialiatski là "một người cực kỳ dũng cảm, vì thế ông ấy sẽ có thể tiếp tục chiến đấu thậm chí khi bị tù giam".


image004Nguồn hình ảnh, EPA. Nhà hoạt động nhân quyền người Belarus Ales Bialiatski, người thứ ba đoạt giải Nobel Hòa bình 2022 đang bị bỏ tù, ảnh vào năm 2020
19 Tháng Năm 2015(Xem: 19905)
"Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày 17/5."
19 Tháng Năm 2015(Xem: 20884)
Bắc Kinh-Tập Cận Bình: « về đại cục là ổn định »; Tân Hoa Xã trích lời lãnh đạo Trung Quốc : « Thái Bình Dương rộng lớn tương đối rộng để đón tiếp cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ » và hai nước cần giải quyết các khác biệt « sao cho đường hướng chung trong quan hệ song phương không bị ảnh hưởng ».
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19829)
"Vương Nghị: Trung Quốc và Mỹ có "nhiều lợi ích chung hơn là những khác biệt" và kêu gọi cả hai bên "hành động trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi xếp lại các dị biệt".
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19918)
"Tổng thống Hollande nêu lên ý tưởng muốn tăng cường quan hệ đối tác giữa Paris và La Habana, để nước Pháp đóng vai trò hàng đầu trong quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Cuba."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 23025)
Phe đối lập thường hay chê bai rằng tổng thống Obama là một người chỉ đủ năng lực giải quyết các vấn đề quốc nội như kinh tế của Mỹ, và thường tỏ ra nhu nhược và thiếu quyết đoán trong các vấn đề đối ngoại. Họ đã nhầm.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 19054)
“Nước này cũng phải đặt ra mức lương tối thiểu, phải thông qua các luật liên quan tới nơi làm việc an toàn để bảo vệ công nhân, cũng như thậm chí sẽ lần đầu tiên phải bảo vệ quyền được tự do lập nghiệp đoàn của công nhân. Đó là một sự khác biệt lớn.”
12 Tháng Năm 2015(Xem: 19153)
"Quốc ca Pháp La Marseillaise vang lên trên quảng trường Cách mạng tại La Habana phía sau là tấm chân dung bằng thép khổng lồ Ernesto Guevara. Tổng thống François Hollande chiêm ngưỡng hơn một nửa thế kỷ lịch sử trôi qua. Ông vừa được Fidel Castro tiếp tại tư dinh, như người trong nhà."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 21507)
Trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, bà Sanchez bình luận về chuyến đi sắp tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng trước hết bà nói về hiểu biết của bà về Cuộc chiến Việt Nam 40 năm về trước.
07 Tháng Năm 2015(Xem: 20125)
"Một hạ nghị sỹ Mỹ tháp tùng phái đoàn Quốc hội nước này đến Việt Nam đã có chuyến thăm viếng các nhân vật bất đồng chính kiến như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, ông Nguyễn Tiến Trung và đến viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, thông cáo từ văn phòng vị hạ nghị sỹ này cho biết."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 19985)
Thông cáo của ông John Kerry ngày 5/5 nói: “Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân này và toàn bộ các phóng viên bị cầm tù vì làm đúng việc của mình.”
05 Tháng Năm 2015(Xem: 20583)
"Lãnh đạo đảng cầm quyền Đài Loan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa hai bên trong sáu năm. Chủ tịch Quốc Dân Đảng, Eric Chu, đã có mặt ở Bắc Kinh dự cuộc họp, một dấu hiệu ấm lên trong quan hệ giữa hai bên."
05 Tháng Năm 2015(Xem: 19705)
"Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay sẽ chính thức đề cử Đại tướng Joseph Dunford, Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến, giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân. Nếu được Thượng viện chuẩn thuận, Đại tướng Dunford, sẽ là viên tướng Thuỷ quân Lục chiến thứ nhì từ trước tới nay giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20695)
"Chuyến viếng thăm của ông Abe nhấn mạnh tới tầm quan trọng về cả an ninh lẫn kinh tế cho tương lai vùng châu Á - Thái Bình Dương. Quan trọng không kém so với vấn đề quốc phòng và củng cố hợp tác an ninh là việc tiếp tục thảo luận về thỏa thuận hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia, sáng kiến do ông Obama và ông Abe đưa ra."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 21987)
"Các nhà lãnh đạo ASEAN vừa ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.Tuyên bố này được đưa ra chiều 28/4, sau khi bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Kuala Lumpur và Langkawi, Malaysia."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20303)
"Thoả thuận quốc phòng mới giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gây ra những mối lo ngại ở hai lân bang Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA tại Seoul"
26 Tháng Tư 2015(Xem: 20144)
"Tại Iraq, liên quân đã sử dụng các chiến đấu cơ, máy bay đánh bom và máy bay được điều khiển từ xa để tiến hành 11 cuộc không kích nhắm vào những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo.Theo chỉ huy của liên quân do Mỹ lãnh đạo, các cuộc không kích này đã được Bộ Quốc phòng Iraq cho phép."
26 Tháng Tư 2015(Xem: 21598)
"Thịnh tình" của Islamabad đối với nhà lãnh đạo Trung Nam Hải quả là độc nhất vô nhị. "Thậm chí Thủ tướng Pakistan Nawaz Sherif còn yêu cầu 1 chiếc trực thăng chở ông từ Phủ Tổng thống theo đoàn xe Tập Cận Bình ra tận sân bay tiễn khách quý để tỏ tấm lòng."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 22762)
"Số người chạy trốn khỏi tình trạng chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi đã tăng vọt trong những tháng gần đây. Họ tìm đường đến châu Âu trên những con tàu đông đúc và thiếu điều kiện đi biển. Tổ chức Di trú Quốc tế cho biết cho đến thời điểm này trong năm 2015 số người chết đã nhiều hơn gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái và con số người chết có thể tăng đến 30.000".