Memorial: Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình 2022 bị Nga 'yêu cầu từ chối nhận giải'

11 Tháng Mười Hai 20228:40 CH(Xem: 3358)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỐI HÔM NAY – THỨ HAI DEC 11, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Memorial: Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình 2022 bị Nga 'yêu cầu từ chối nhận giải'


Charlie Haynes & Lucy Pawle


BBC HARDtalk


11 tháng 12 2022


Ông Yan Rachinsky, người đứng đầu cơ quan Memorial nói ông được yêu cầu không chấp nhận giải thưởng bởi vì Nobel Hòa bình 2022 được đồng trao cho một tổ chức nhân quyền Ukraine và một nhà hoạt động nhân quyền người Belarus đang bị bỏ tù - điều mà Moscow xem là "không phù hợp".


Memorial là một trong những cơ quan giám sát nhân quyền nổi bật nhất của Nga, bị chính phủ đóng cửa hồi năm ngoái.


image001Chụp lại hình ảnh, Yan Rachinsky, người đứng đầu cơ quan Memorial nói ông được yêu cầu không chấp nhận giải thưởng Nobel Hòa bình 2022


Cơ quan giám sát nhân quyền Memorial, tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay cho biết đã bị giới chức Điện Kremlin yêu cầu từ chối nhận giải.


BBC đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận.


Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình HARDtalk của BBC, ông Rachinsky nói tổ chức của ông đã được khuyến nghị từ chối giải thưởng, nhưng "một cách tự nhiên, chúng tôi không quan tâm đến lời khuyên này".


Mặc cho sự an toàn bị đe dọa, ông Rachinsky nói những việc làm của Memorial vẫn cần thiết.


"Tại nước Nga ngày nay, không ai có thể được đảm bảo an toàn," ông nói. "Vâng, nhiều người đã bị giết. Nhưng chúng tôi biết sự thanh trừng của nhà nước đã dẫn đến... Chúng tôi cần phải thoát khỏi cái hố này theo cách nào đó."


Memorial vốn đã vạch trần sự đàn áp trong thời kỳ Xô Viết.


Chủ tịch đầu tiên của Memorial, Arseny Roginsky đã bị đưa đến các trại lao động cải tạo vì điều gọi là nghiên cứu lịch sử "chống cộng sản".


Vào thời điểm công bố giải Nobel Hòa bình 2022, Ủy ban Nobel tuyên bố Memorial được thành lập dựa trên ý tưởng "đối mặt với những tội ác trong quá khứ là cần thiết để ngăn chặn những tội ác mới".


Ông Rachinsky đã gọi quyết định của Ủy ban Nobel cho những người thuộc ba quốc gia khác nhau là "nổi bật".


Ông nói đây là minh chứng rằng "xã hội nhân sự không bị chia rẽ bởi đường biên giới quốc gia, rằng đây là một cơ quan duy nhất giải quyết những vấn đề chung".


image003Nguồn hình ảnh, Reuters. Bà Oleksandra Matviichuk, người Ukraine đã từ chối trả lời phỏng vấn chung với người Nga được đồng trao giải Nobel Hòa bình 2022, Yan Rachinsky


Thế nhưng quyết định có một người Nga được trao giải Nobel Hòa bình đã gây nên tranh cãi.


Người điều hành Trung tâm Tự do Nhân sự của Ukraine, được trao giải Nobel Hòa bình đã từ chối trả lời phỏng vấn chung với ông Rachingsky.


BBC đã phỏng vấn họ riêng rẽ tại Oslo.


Khi được hỏi tại sao muốn trả lời phỏng vấn riêng, bà Oleksandra Matviichuk nói với chương trình HARDtalk: "Chúng tôi hiện nay đang trong tình trạng chiến tranh và chúng tôi muốn tiếng nói của những người bảo vệ nhân quyền tại Ukraine được nguyên vẹn."


"Vì vậy tôi muốn chắc chắn là khi chúng tôi trả lời phỏng vấn riêng nhưng chúng tôi đều truyền đi các thông điệp giống nhau."


Trung tâm Tự do Nhân sự của Ukraine (Center for Civil Liberties) được trao giải vì đã thúc đẩy nền dân chủ tại Ukraine và điều tra những tội ác chiến tranh bị cáo buộc do Nga gây ra tại đây.


Mặc dù từ chối phát biểu bên cạnh người được đồng trao giải, bà Matviichuk đã ca ngợi công việc của ông Rachinsky và gọi Memorial là "đối tác của chúng tôi".


Memorial đã giúp đỡ Trung tâm Tự do Nhân sự của Ukraine trong hàng năm qua, bà Matviichuk cho biết, và nói thêm bà có "một sự kính trọng rất lớn dành cho tất cả những đồng nghiệp người Nga hoạt động vì nhân quyền [của mình]", những người đang phải làm việc trong các điều kiện rất khó khăn.


Bà Matviichuk cũng cảnh báo nếu Nga không phải lãnh chịu trách nhiệm thích đáng cho các tội ác thì nền hòa bình sẽ không đến với Đông Âu.


Bà Matviichuk cũng kêu gọi một phiên tòa quốc tế xét xử để Tổng thống Vladimir Putin và những người Nga khác phải chịu trách nhiệm cho các hành động tại Ukraine, và mô tả hệ thống hiện tại là không đủ.


"Câu hỏi hiện nay là ai sẽ mang lại công lý cho hàng trăm ngàn nạn nhân vì tội ác chiến tranh?", bà Matviichuk đặt câu hỏi.


Bà Matviichuk cũng cáo buộc Nga sử dụng chiến tranh như một công cụ để đạt được các mục tiêu địa chính trị và phạm tội ác chiến tranh để chiến thắng cuộc xâm lược.


Nhà hoạt động nhân quyền người Belarus Ales Bialiatski, người thứ ba được trao giải Nobel Hòa bình năm nay đã bị bỏ tù không qua xét xử tại Belarus kể từ tháng 07/2021.


Ông Ales Bialiatski là người sáng lập Trung tâm Nhân quyền Viasna (Mùa xuân) của Belarus, được thành lập vào năm 1996 để đối phó với các cuộc trấn áp bạo lực trên đường phố do nhà cai trị độc tài Alexander Lukashenko tiến hành.


Ông Bialiatski đã bị bỏ tù ba năm và được thả vào năm 2014.


Bà Matviichuk đã mô tả ông Bialiatski là "một người cực kỳ dũng cảm, vì thế ông ấy sẽ có thể tiếp tục chiến đấu thậm chí khi bị tù giam".


image004Nguồn hình ảnh, EPA. Nhà hoạt động nhân quyền người Belarus Ales Bialiatski, người thứ ba đoạt giải Nobel Hòa bình 2022 đang bị bỏ tù, ảnh vào năm 2020
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1298)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1458)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?